Nhắc đến răng khểnh, người ta sẽ nghĩ ngay đến biểu tượng của sự duyên dáng, may mắn. Vì vậy, có nhiều người vì quá thích chiếc răng này nên khi niềng răng, họ thắc mắc rằng liệu có giữ lại răng khểnh được không? Giữ lại có ảnh hưởng gì tới việc căn chỉnh khớp cắn không? Nếu chưa có được lời giải đáp thì hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Răng khểnh là răng gì?
Để trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi “Niềng răng giữ lại răng khểnh được không?” thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem răng khểnh là răng mọc như thế nào nhé.
Răng khểnh là răng nanh nằm ở vị trí số 3 thuộc nhóm răng nanh có chức năng xé thức ăn. Sở dĩ gọi là răng khểnh vì chúng mọc lệch ra hẳn ngoài cung răng. Chúng có một chân, hình dạng răng xiên nhỏ và thường mọc từ độ tuổi 12 – 13 tuổi trong quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Thông thường, ai có răng khểnh thì đều có nụ cười duyên dáng, rất thu hút. Trong nhân tướng học, răng khểnh cũng mang nhiều ý nghĩa, thể hiện được tính cách, vận mệnh của một người.
Theo quan niệm của rất nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan,…thì răng khểnh được coi là một điềm may mắn đối với cả nam lẫn nữ. Người có răng khểnh cũng được cho là có tính cách hoạt bát, vui vẻ, có nguồn năng lượng tích cực dễ dàng thu hút những điều may mắn, hạnh phúc trong công việc, học tập cũng như trong cuộc sống. Những ai sở hữu nụ cười có răng khểnh sẽ để lại ấn tượng tốt hơn. Những việc này dễ dàng nhận thấy hơn là những tác hại mà phải qua nhiều thời gian mới biết được, cho nên bạn lưu luyến với chiếc răng khểnh bẩm sinh là hoàn toàn dễ hiểu.
Thế nhưng ngược lại, đối với rất nhiều nước Châu Âu nổi tiếng với hình ảnh ma cà rồng Dracula luôn có 2 chiếc răng nanh rất dài và nhọn để hút máu người nên họ coi những người có răng khểnh sẽ dễ gặp điềm xấu, thậm chí còn có nhiều nước không cho người có răng khểnh nhập cảnh qua biên giới do quan ngại sẽ khiến đất nước họ gặp điều không may. Những người có răng khểnh thậm chí còn bị cho rằng sẽ mang lại những năng lượng xấu, điềm xui rủi cho người khác.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những quan niệm của từng khu vực, không có một sự khẳng định nào cả. Những phán đoán về răng khểnh trong nhân tướng học cũng chỉ để tham khảo, hoàn toàn không quyết định và ảnh hưởng tới cuộc sống thực tại.
Răng khểnh đẹp hay xấu, có lợi hay có hại thì chúng ta vẫn phải xét trên các khía cạnh thực tế, khoa học như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt hay sức khỏe răng miệng. Đó là những thứ sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất tới cuộc sống của mỗi người.
Xét về chuyên môn, chúng ta không thể phủ nhận một sự thật răng khểnh thực chất là những chiếc răng mọc lệch lạc ra khỏi cung hàm, sai khớp cắn hoặc khớp cắn hở, gây khó khăn khi ăn nhai và cả khi vệ sinh răng miệng. Bạn sẽ khó làm sạch được vị trí khuất sau răng khểnh, do đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… Vì thế, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên niềng luôn cả răng khểnh để có được hàm răng đều, khớp cắn chuẩn nhất giúp cải thiện chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.
Vậy, vấn đề ở đây là, liệu niềng răng có giữ lại răng khểnh được không? Cùng tìm hiểu qua phần dưới đây.
Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không?
Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, niềng răng vẫn có thể giữ lại được răng khểnh. Bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn và lên một kế hoạch điều trị cụ thể để xác định răng khểnh ở mức độ trung bình, khó hay phức tạp. Và dựa vào nhu cầu thẩm mỹ muốn giữ lại răng khểnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ gắn mắc cài lên các răng còn lại mà không gắn và tác động lực tại răng khểnh.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, mục đích đầu tiên và cơ bản nhất của niềng răng là căn chỉnh khớp cắn, cải thiện chức năng ăn nhai, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi yếu tố này đã được đảm bảo, ta có thể tiếp tục hoàn thiện để mang lại thẩm mỹ cao nhất. Bởi đối với các chuyên gia, thì một hàm răng đẹp và thẩm mỹ trước hết phải là hàm răng khỏe mạnh. Vì thế, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định niềng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.
Như phân tích ở trên, bạn có thể thấy được răng khểnh hoàn toàn không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Đầu tiên, nó khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng. Khi chiếc răng này khểnh lên trên thường tạo với 2 răng kế cận thế kẽ 3 răng khá nguy hiểm. Đây chính là mối nguy hại lớn với sức khỏe răng miệng mà nhiều bác sĩ nha khoa khuyến cáo. Nếu kẽ răng này tạo ra hố sâu sẽ dẫn tới nguy cơ thức ăn bị nhét vào trong hố răng và không được làm sạch ngay hoặc khó lấy ra, tồn tại lâu sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Và không ai muốn, răng miệng của mình lúc nào cũng “rau mùi” đúng không?
Thứ hai, răng khểnh mọc lệch ra ngoài quá nhiều khiến việc ăn nhai, cắn xé thức ăn suy giảm, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Khi có răng khểnh thì khớp cắn không được chuẩn bởi tương quan giữa các răng không được hài hòa. Về lâu dài khi tuổi tác cao chiếc răng khểnh cũng không còn ảnh hưởng quá nhiều đến tính thẩm mỹ nữa.
Cuối cùng, răng khểnh mọc chồi ra ngoài khiến răng bên cạnh cũng bị đẩy vào sâu hơn, làm lệch lạc và sai khớp cắn, tương quan 2 hàm cũng không được hài hoà. Đặc biệt, nếu răng khểnh chếch ra ngoài thường dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh từ bên ngoài, gây vỡ hoặc đau nhức… Nhìn chung, tác hại của răng khểnh không nhìn thấy ngay trước mắt mà phải về lâu về dài.
Vậy niềng răng giữ lại răng khểnh có được không bạn hãy cân nhắc kỹ càng cho mình, trong bất cứ trường hợp nào cũng đặt sức khỏe của chiếc răng lên trên hết, nếu như bạn thật sự mong muốn giữ lại chiếc răng khểnh thì phải chắc chắn rằng bạn sẽ chăm sóc và vệ sinh chúng cẩn thận để tránh gây ra những bệnh lý có hại cho răng.
Đọc thêm: Niềng răng khi nào phải nhổ răng?
Các phương pháp niềng răng khểnh hiệu quả nhất hiện nay
Để giúp điều chỉnh răng khểnh về đúng vị trí, hiện nay, có 4 phương pháp được bác sĩ đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất.
Niềng răng mắc cài truyền thống
Đây là phương pháp vẫn được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Bác sĩ sẽ gắn các hạt mắc cài lên răng và cố định dây cung trong rãnh mắc cài bằng thun hoặc chỉ thép cố định.
Bạn có thể lựa chọn niềng bằng mắc cài kim loại thường hoặc sứ thường.
Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, lực tác động ổn định, an toàn cho sức khoẻ và có chi phí hợp lý.
Hạn chế là dễ bị bung tuột mắc cài, phải đi lại tái khám nhiều lần, tính thẩm mỹ không được cao.
Niềng răng mắc cài tự động
Giống với niềng răng mắc cài truyền thống, loại tự động cũng có 2 dòng là mắc cài kim loại tự động và mắc cài sứ tự động. Cả 2 phương pháp truyền thống và tự động mắc cài sứ đều đảm bảo được tính thẩm mỹ khi niềng.
Phương pháp này khác biệt ở chỗ là có thêm nắp tự động trên mỗi hạt mắc cài. Do đó dây cung có thể trượt tự do, linh hoạt trong rãnh mắc cài mà không cần được cố định bằng thun hay chỉ thép.
Đặc điểm này cũng tạo nên ưu điểm nổi bật cho phương pháp này là lực tác động ổn định liên tục vì thế mà thời gian niềng cũng được rút ngắn hơn so với mắc cài truyền thống. Thời gian mỗi lần tái khám cũng xa nhau hơn.
Hạn chế là chi phí niềng sẽ cao hơn loại truyền thống. Tuy nhiên, những trải nghiệm khi niềng cũng hoàn toàn khác biệt.
Xem thêm: Nên niềng răng kim loại tự đóng hay mắc cài sứ tự đóng?
Niềng răng trong suốt Invisalign
Invisalign là phương pháp niềng răng tiên tiến, có dạng tháo lắp linh hoạt và hoạt động độc lập, không dựa trên mắc cài. Phương pháp này chủ yếu sử dụng lực tác động từ khay niềng trong suốt làm di chuyển răng về đúng vị trí theo cấu trúc định hình răng tiêu chuẩn vốn có của mỗi người.
Trong suốt quá trình điều trị, các khay sẽ được lắp vào hàm răng với những điểm tạo lực (attachment) để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trung bình mỗi khay Invisalign được đeo khoảng 2 tuần, di chuyển răng khoảng 0,25mm. Các khay này sẽ không giống nhau mà sẽ thay đổi tương ứng với từng giai đoạn trong phác đồ điều trị và tạo lực phù hợp để răng có thể dịch chuyển vào đúng vị trí. Nhờ thế, răng sẽ di chuyển đúng theo phác đồ điều trị và hầu như không có bất cứ một sai lệch nào.
Những ưu điểm của Invisalign:
- Được thiết kế bằng công nghệ hiện đại
- Biết trước được kết quả cũng như sự di chuyển của răng trong suốt quá trình
- Lấy dấu bằng máy quét dấu răng hiện đại, an toàn và nhanh chóng
- Cấu trúc răng định hình dựa trên cấu trúc chuẩn
- Chất liệu khay an toàn, thân thiện với sức khỏe răng miệng
- Phù hợp và tương thích với nhiều trường hợp răng miệng có nhiều khuyết điểm từ nhẹ đến phức tạp
- Đảm bảo được độ tin cậy, uy tín và hiệu quả tối đa khi niềng răng bởi chỉ những bác sĩ có chuyên môn cao, được chứng nhận thứ hạng trên bản đồ Invisalign thế giới mới có thể áp dụng phương pháp này
- Tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại niềng răng mắc cài và không mắc cài
- Thời gian niềng răng được rút ngắn, mang lại hiệu quả tối đa và lâu dài cho người niềng
- Không phải trải qua nhiều đau đớn, khó chịu để có được hàm răng đều, đẹp, chắc khỏe
- Tháo ra lắp vào dễ dàng để ăn uống, vệ sinh răng miệng
- Không cần kiêng khem nhiều thứ
- Số lần tái khám ít
So sánh: Niềng răng Ecligner và Invisalign.
Niềng răng vẫn có thể giữ lại được răng khểnh tuy nhiên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi niềng nhé. Chỉnh nha sẽ mang lại hiệu quả vĩnh viễn vì thế bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng về lâu về dài hơn là cái đẹp trước mắt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không?”. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc cần được giải áp hoặc tư vấn thì vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 hoặc đăng ký tư vấn với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất.