Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để xử lý các sai lệch về răng như hô, móm, khấp khểnh,… ở trẻ em. Niềng răng giúp nắn chỉnh răng về đúng lại vị trí trên cung hàm, mang lại tính thẩm mỹ cho gương mặt của trẻ. Tuy nhiên khi niềng răng hô cho trẻ cần chú ý điều gì, cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Trẻ bị răng hô là do đâu?
Trẻ bị răng hô do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó 70% là do yếu tố di truyền. Vì vậy nếu như trong gia đình trẻ có người bị răng hô thì khả năng trẻ bị răng hô là rất cao. Có thể nói đây là chi tiết quan trọng để nhắc nhở bạn hãy chú ý tới quá trình phát triển răng của trẻ từ đó sớm có giải pháp phù hợp để bé có hàm răng đều đẹp ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh yếu tố di truyền thì 30% còn lại là do các tật xấu từ hồi nhỏ làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng, làm cho hàm răng bị lệch lạc. Những thói quen xấu có thể kể đến như sau:
– Mút ngón tay: Thói quen này rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nó có tác động xấu tới quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm do trong quá trình mút tay, môi dưới sẽ bị ép lại nằm phía sau răng cửa hàm trên và làm cho răng cửa hàm trên bị hô.
– Tật đưa lưỡi ra trước và tật cắn môi dưới: Đây cũng là một trong những thói quen xấu thường gặp ở trẻ làm cho trẻ bị hô răng hàm trên và khớp cắn hở.
Bên cạnh đó còn có nhiều nhóm nguyên nhân khác làm cho trẻ bị hô như chế độ dinh dưỡng, răng mọc không đúng thời gian, ngậm ti giả, nghiến răng khi ngủ.
Những ảnh hưởng do răng hô gây ra
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Răng hô là một bệnh lý răng miệng cần được điều trị nhanh chóng để tránh không gây ra các tác hại không đáng có cho trẻ. Điều đầu tiên là ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nghiền nhỏ thức ăn, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, có thể gây bệnh đau dạ dày.
Bên cạnh đó việc chăm sóc răng miệng cũng khó khăn hơn, trẻ sẽ khó để làm sạch được toàn bộ hàm răng, đặc biệt là ở những vị trí mà bàn chải không chạm tới được. Lâu ngày sẽ tạo nên mảng bám gây sâu răng, hôi miệng và các bệnh viêm nướu, viêm lợi,…
Ảnh hưởng tới đời sống
Răng hô xấu khiến cho khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ. Trẻ bị hô răng sẽ có cảm giác tự ti, không dám giao tiếp với mọi người hoặc giao tiếp sẽ e dè không dám thể hiện hết mình.
Từ đó việc tạo dựng các mối quan hệ bạn bè trong cuộc sống thường ngày của trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn, từ đó khiến trẻ mất đi nhiều cơ hội tốt, gây ảnh hưởng tới học tập và cuộc sống.
Trên đây là những lý do bạn cần điều trị răng hô cho trẻ ngay từ bây giờ bởi sở hữu hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp sẽ giúp trẻ vui vẻ và dễ dàng hòa nhập hơn.
Thời gian vàng để niềng răng hô cho trẻ
Thời gian tốt nhất để tiến hành chỉnh nha cho trẻ là trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì vì ở thời điểm này cơ thể trẻ vẫn còn đang phát triển, xương hàm vẫn chưa cố định. Bác sĩ khuyên đưa trẻ đi niềng răng sớm, thời gian vàng là khi trẻ từ 9 – 14 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ thay răng sữa, ổn định răng vĩnh viễn, cơ thể cũng đang phát triển thuận lợi cho việc uốn nắn răng, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian đeo niềng.
Có thể nói trong độ tuổi vàng này của trẻ, việc điều chỉnh độ đưa ra của hàm, điều chỉnh răng móm, răng mọc chen đều rất đơn giản mà bác sĩ không cần phải nhổ răng. Đồng thời kết quả răng dịch chuyển nhanh, kết quả đạt tối đa.
Điều trị chỉnh nha vào đúng độ tuổi không chỉ giúp trẻ dễ dàng giữ được kết quả chỉnh nha mà còn không cần phải đeo hàm duy trì khi trưởng thành.
Tuy nhiên xương hàm, răng và lợi của trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển sau vài năm khi đã kết thúc quá trình chỉnh nha, đối với bé gái là tới 16 tuổi và bé trai là 18 tuổi. Do vậy mặc dù trẻ đã có khớp cắn bình thường nhưng cha mẹ vẫn nên tiếp tục theo dõi sự phát triển răng của trẻ để sớm nhận biết những bất thường.
Đọc thêm: Niềng răng hô có phải nhổ răng không?
Giới thiệu các phương pháp niềng răng hô cho trẻ
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng lâu đời nhất và có hiệu quả đối với việc chỉnh răng hô, móm, thưa, khấp khểnh từ đơn giản tới phức tạp. Mắc cài được làm từ chất liệu hợp kim không gỉ như Niken – titanium vì vậy có độ bền cứng chắc, tác dụng lực đều và ổn định.
Hiện nay có hai loại mắc cài kim loại là mắc cài kim loại truyền thống và mắc cài kim loại tự buộc.
Mắc cài kim loại truyền thống có mắc cài được gắn cố định trên răng, dây cung sẽ được cố định trong rãnh mắc cài bằng các dây thun co giãn. Độ đàn hồi của dây thun sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục và ổn định, mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp
- Hiệu quả mang lại cao
- Có thể thực hiện được những ca chỉnh nha khó trong thời gian ngắn
Nhược điểm:
- Không có tính thẩm mỹ
- Mang lại cảm giác khó chịu cho khách hàng
- Mắc cài, dây thun dễ bị bung sút
Niềng răng mắc cài kim loại tự động sử dụng hệ thống mắc cài trượt thay thế cho dây chun đàn hồi để cố định dây cung trong rãnh mắc cài, hạn chế tình trạng dây thun bị bong đứt, rút ngắn thời gian niềng răng.
Ưu điểm:
- Hiệu quả chỉnh nha cao
- Bác sĩ có thể dễ dàng kiểm soát lực tác động lên răng
- Thực hiện được cả các ca chỉnh nha khó, rút ngắn thời gian chỉnh nha
Nhược điểm:
- Thiếu tính thẩm mỹ
- Mang lại cảm giác khó chịu cho khách hàng
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có cơ chế hoạt động hoàn toàn giống như mắc cài kim loại, chỉ khác là mắc cài sứ làm từ chất liệu sứ vì vậy có tính thẩm mỹ cao hơn, khó nhận biết bạn đang niềng răng nếu không nhìn từ khoảng cách gần.
Ưu điểm:
- Có cấu tạo nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao
- Chất liệu thân thiện với người sử dụng
- Không mang đến cảm giác đau nhức, vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này không sử dụng mắc cài dây cung mà thay vào đó là các khay niềng trong suốt ôm khít chân răng giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn trên cung hàm.
Không như các loại niềng răng mắc cài cố định khác, niềng răng trong suốt có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Đặc biệt riêng với đối tượng trẻ em, các khay niềng sẽ được thiết kế một dấu để nhận biết. Nếu bé đeo khay niềng thường xuyên dấu này sẽ mờ dần đi, ba mẹ có thể dễ dàng dựa vào dấu trên khay niềng để theo dõi việc đeo khay của trẻ để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Răng bị hô hàm trên có niềng được không?
Lưu ý khi niềng răng hô cho trẻ
Không phải trẻ nào cũng dễ dàng đồng ý để ba mẹ đưa đi niềng răng vì trẻ sợ đau, tâm lý chưa sẵn sàng,… Chính vì vậy bạn cần nói chuyện trước với bé về việc tại sao phải đi niềng răng, hàm răng hiện tại có những vấn đề gì, sau khi niềng sẽ có kết quả như thế nào? Điều quan trọng là cần làm tâm lý vững cho bé vì các bé rất dễ mặc cảm khi bị bạn bè trêu chọc lúc đeo niềng răng.
Cho trẻ làm quen trước với chế độ ăn khi niềng
Khi niềng răng, bạn cần lên thực đơn để có chế độ ăn phù hợp cho trẻ, đặc biệt chú trọng tới các loại thức ăn mềm. Có thể test một vài tuần trước khi niềng răng để xem chế độ ăn có thích hợp với trẻ hay không.
Có thể nói đảm bảo chế độ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho cả tinh thần và thể chất của trẻ. Việc đặt ra chế độ ăn mềm không chỉ để đối phó trong thời gian niềng mà nó cần thiết để hình thành thói quen lâu dài bởi khoa học hiện đại khuyến khích chúng ta tập thói quen ăn mềm để giúp hàm răng và bộ máy tiêu hóa được làm việc nhẹ nhàng nhất, tránh ăn đồ cứng, dai, cay, mặn.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
Vấn đề vệ sinh răng miệng khi niềng răng sẽ khó gấp 3 – 4 lần so với bình thường, đặc biệt là các bé, thông thường bé sẽ chưa thể tự mình vệ sinh răng miệng đúng cách và chuẩn như mong muốn của bác sĩ. Điều này sẽ dẫn tới những hệ quả xấu như bị viêm lợi, sâu răng, đốm trắng mất khoáng. Bố mẹ hãy dành thời gian để hỗ trợ trẻ, nhắc nhở để con vệ sinh đúng, đủ sau mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
Hạn chế để trẻ ăn đồ ngọt
Vấn đề này rất đơn giản với người trưởng thành nhưng với trẻ thì lại cực kỳ khó, bởi có đứa trẻ nào lại không thích ăn đồ ngọt. Vì vậy bạn cần phải tập thói quen, kết hợp cùng với nha sĩ để giải thích cho bé hiểu không nên ăn bánh kẹo, các đồ ngọt và mỗi lần ăn xong cần phải vệ sinh răng miệng cho thật kỹ.
Tìm hiểu kỹ về những khó khăn trong quá trình niềng răng
Ba mẹ cần tìm hiểu về những khó khăn và cách xử lý trong quá trình niềng răng để đồng hành cùng trẻ. Những vấn đề có thể phát sinh như bị nhiệt miệng, bong mắc cài, dây cung cọ môi má,… trẻ không thể tự mình xử lý được vì thế cha mẹ hãy trang bị đầy đủ và cùng trẻ vượt qua.
Đọc thêm: Niềng răng xong bị hô trở lại phải xử lý thế nào?
Niềng răng hô cho trẻ ở đâu tốt?
Ngày nay khi nhu cầu niềng răng tăng lên, các nha khoa mọc lên cũng ngày càng nhiều, nhưng chất lượng vẫn chưa được kiểm chứng. Chính vì vậy việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín cho trẻ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Nha khoa Thúy Đức hiện là một trong những địa chỉ niềng răng cho trẻ hàng đầu tại Hà Nội, được các bà mẹ tin tưởng lựa chọn là nơi gửi gắm nụ cười cho con.
Đặc biệt tại Thúy Đức có bác sĩ Phạm Hồng Đức là bác sĩ chỉnh nha hàng đầu với tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
Bác sĩ Đức cũng là người đầu tiên tiếp thu và đưa phương pháp niềng không nhổ răng F.A.C.E về Việt Nam. Theo phương pháp này sẽ hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần không cần nhổ nhưng vẫn mang lại hiệu quả niềng răng cao nhất. Đặc biệt với các ông bố bà mẹ rất lo lắng và xót con khi nghĩ con phải nhổ răng mới niềng được thì đây là phương pháp tuyệt vời.
Xem thêm: Chi phí niềng răng – bảng giá cập nhật liên tục
Trên đây là những lưu ý khi niềng răng hô cho trẻ. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ có thêm định hướng để đưa trẻ đi niềng răng sớm giúp trẻ phát triển tốt và tự tin với nụ cười rạng rỡ của mình.