Chào bác sĩ!
Em có thắc mắc muốn được bác sĩ giải đáp đó là: Răng khôn có mấy chân? Tại sao khi răng khôn mới mọc đã phải nhổ bỏ? Mong nhận được lời giải đáp của bác sĩ ạ, em cảm ơn rất nhiều!
Bạn Trần Thị Hà – 18 tuổi
Trả lời
Chào Hà!
Thúy Đức rất cảm ơn vì em đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho nha khoa. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của em trong bài viết dưới đây. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc giống như Hà thì hãy cùng theo dõi nhé!
Răng khôn có mấy chân?
Như chúng ta vẫn biết, răng khôn luôn là nỗi ám ảnh của mọi người bởi nó thường là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức dai dẳng khiến nhiều người phải khổ sở. Có thể nói số chân của răng khôn quyết định rất nhiều tới quá trình nhổ bỏ bởi nếu răng khôn có càng nhiều chân thì độ phức tạp sẽ càng cao và cũng dễ gây ra biến chứng sau nhổ hơn.
Số lượng chân của răng khôn được chia làm 2 nhóm như sau:
- Răng khôn hàm trên có từ 1 - 3 chân
- Răng khôn hàm dưới có 2 chân
Tuy nhiên đây chỉ là trên lý thuyết, thực tế có rất nhiều trường hợp răng khôn bị đột biến hay dị dạng, có tới 4 chân hoặc thậm chí lên tới 6, 7 chân.
Tại sao cần phải nhổ răng khôn?
Răng khôn là chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, hay còn được gọi với tên khác là răng số 8. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 18 - 25 tuổi. Do nó mọc sau cùng khi tất cả các răng khác đã mọc nên nó không có đủ chỗ để mọc bình thường. Do đó thường xảy ra tình trạng răng khôn mọc lệch, xô lệch nhau, mọc ngầm, mọc đâm vào răng bên cạnh,... dẫn tới bị sưng, đau nhức, không cẩn thận có thể làm hỏng răng số 7.
Trên thực tế có nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, răng khôn bị sâu,... nhưng không kịp thời nhổ bỏ dẫn tới lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh. Vì thế bạn cần kịp thời nhổ răng khôn nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Răng khôn mọc gây ra các biến chứng như đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng tới các răng lân cận.
- Khi răng khôn vẫn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn nằm giữa răng khôn và răng bên cạnh gây khó khăn trong việc vệ sinh, tương lai có thể dẫn tới sâu răng khôn.
- Khi răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến cho răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo nên bậc thang giữa các răng gây nhồi nhét thức ăn.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thường
- Răng khôn có bệnh nha chu, bị sâu,...
Đọc thêm: Răng khôn không mọc có sao không?
Nhổ răng khôn bằng công nghệ sóng siêu âm Piezotome
Giờ đây, với công nghệ sóng siêu âm Piezotome, việc nhổ răng khôn sẽ không còn là nỗi ám ảnh, lo sợ đau sưng hay để lại biến chứng sau khi nhổ.
- Bảo vệ mô mềm, phục hồi nhanh chóng: Các bước sóng âm tần từ 28 - 36 Khz chuyển động một cách linh hoạt, tác động lên các mô cứng và hoàn toàn không gây bất kỳ tổn thương nào lên mô mềm trong khoang miệng. Vì thế không để lại biến chứng quanh chân răng sau khi nhổ răng.
- Thời gian nhổ răng nhanh chóng: Sóng siêu âm tác động làm cho các dây chằng ở chân răng lần lượt đứt ra một cách vô cùng nhẹ nhàng. Thời gian nhổ nhanh chóng chỉ từ 15 - 30 phút tùy theo tình trạng và mức độ khó của răng.
- Giảm tỉ lệ tê bì môi má: Nhờ sóng siêu âm Piezotome bảo vệ mô mềm khi cắt, cảm giác tê bì môi má khi nhổ răng sẽ được giảm đi rõ rệt.
- Giảm độ há miệng, sưng nề
Như vậy thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi răng khôn có mấy chân và khi nào nên nhổ răng khôn rồi phải không? Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào khi mọc răng khôn hãy tới ngay nha khoa uy tín để thăm khám và nhổ bỏ nhé!