Chắc hẳn bạn đã từng nghe trong những câu chuyện đùa vui trong cuộc sống, mọi người thường nói anh này, chị kia có hàm răng 9630. Vậy răng 9630 là gì? Có cách nào khắc phục không? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Mục lục
Răng 9630 là gì? Nguyên nhân răng 9630
Răng 9630 là cách nói ẩn dụ ám chỉ một người có hàm răng khấp khểnh, các răng mọc lệch lạc, chen chúc, không đúng vị trí trên cung hàm. Hàm răng không đều đặn, thẳng hàng giống như những con số 9 6 3 0 không có sự liên quan nào hết.
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng khấp khểnh, không đều 9630 có thể xuất phát từ:
Yếu tố di truyền
Kích thước, hình dạng, màu sắc và vị trí của răng cũng như cấu trúc hàm thường được di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Răng khấp khểnh là đặc điểm răng có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.
Do hẹp cung hàm
Một số người bị hẹp cung hàm hay cung hàm nhỏ do gen hoặc trong quá trình xương hàm phát triển thì bị thiếu chất… sẽ dễ bị răng khấp khểnh do răng thiếu không gian để mọc lên thẳng hàng.
Mất răng sữa sớm
Trẻ nhỏ có thể bị mất răng sữa do bị sâu răng, sún răng, chấn thương, bệnh nha chu bẩm sinh… và tình trạng mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hàm. Những chiếc răng lân cận dễ lấn chiếm vào vị trí mà đáng ra răng vĩnh viễn sẽ mọc lên, từ đó gây ra tình trạng răng vĩnh viễn sau khi mọc đầy đủ sẽ bị chen chúc, không thẳng hàng.
Hỏi đáp: Trẻ thay răng cửa có dấu hiệu răng mọc lệch nên can thiệp thế nào?
Do thói quen xấu
Mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng là các thói quen không tốt, lâu dài có thể khiến cấu trúc, hình dạng cung hàm bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng răng khấp khểnh. Ngoài ra trẻ em dùng nhiều núm vú giả cũng tăng nguy cơ răng bị khấp khểnh về sau.
Chấn thương
Các chấn thương, va đập mạnh khiến hàm răng bị xô lệch hoặc gãy rụng răng là những nguy cơ khiến vị trí các răng trở nên lộn xộn, lệch lạc.
Răng 9630 có ảnh hưởng gì không?
Răng 9630 hay răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ nụ cười mà còn tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe răng miệng. Các khía cạnh bị ảnh hưởng bởi răng 9630 sẽ được phân tích dưới đây.
Mối nguy cho sức khỏe răng miệng
Một hàm răng thẳng thắn, đều đặn chuẩn mực là mơ ước của nhiều người, tuy nhiên số người có hàm răng khấp khểnh cũng không phải ít. Trong số đó, chắc chắn không phải 100% ai cũng nhận thức được tình trạng răng khấp khểnh có thể dẫn tới những vấn đề gì? Các chuyên gia nha khoa cảnh báo rằng, hàm răng khấp khểnh, chen chúc cần được chú trọng chăm sóc hơn hẳn bởi nó có thể là nguyên nhân của các vấn đề sau
Bệnh về nướu
Người sở hữu hàm răng khấp khểnh có nguy cơ gặp phải các bệnh nhiễm trùng nướu cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do khi các răng không thẳng hàng, vị trí giữa 2 răng khấp khểnh thường khó làm sạch khi vệ sinh răng miệng hơn. Từ đó các mảng bám, thức ăn thừa dễ bị mắc kẹt lại và làm mồi cho vi khuẩn gây viêm nướu sinh sôi phát triển.
Viêm nướu không chỉ gây chảy máu nướu, sưng nướu, hôi miệng mà có thể chuyển sang viêm nha chu – dạng nhiễm trùng tổ chức nâng đỡ chân răng khiến răng dễ bị lung lay, gãy rụng sớm.
Mòn răng
Sói mòn răng là hiện tượng thường gặp ở người có hàm răng khấp khểnh do sai khớp cắn khiến tăng áp lực và ma sát tại các bề mặt tiếp xúc của hai hàm khi ăn nhai, từ đó men răng tại các vị trí này bị mòn dần.
Mòn răng không chỉ gây ê buốt, nhạy cảm khi răng tiếp xúc với các điều kiện nhiệt độ, hóa học khắc nghiệt mà còn tăng nguy cơ bị sâu răng khi các vi khuẩn có thể tận dụng các lỗ hổng mon răng để xâm nhập và phá hủy răng.
Hôi miệng
Chứng hôi miệng là một trở ngại lớn đối với người có răng khấp khểnh. Do các vị trí khe kẽ răng của hàm răng chen chúc, khấp khểnh rất dễ lưu giữ lại thức ăn, từ đó, vi khuẩn sinh sôi và phân hủy thức ăn tạo ra mùi khó chịu.
Sai khớp cắn
Sai khớp cắn là hậu quả tất yếu của tình trạng răng khấp khểnh, 9630. Khi khớp cắn bị sai lệch sẽ gây ra nhiều hạn chế trong khả năng nhai nghiền thức ăn, dẫn tới khó tiêu, lâu dài hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, sai khớp cắn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như khớp thái dương hàm, gây tình trạng đau mỏi hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu.
Ảnh hưởng tới phát âm
Răng khấp khểnh không đều có thể ảnh hưởng tới phát âm, giọng nói khi răng lệch lạc kéo theo vị trí đặt lưỡi thích hợp dẫn tới khó phát âm từ, chữ cái chuẩn.
Gây rào cản tâm lý
Nhiều người đôi khi không hài lòng với hàm răng 9630 của mình và nảy sinh tâm lý e ngại, tự ti khi giao tiếp. Chướng ngại này ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp xã hội và xây dựng các mối quan hệ cá nhân.
Tư vấn: Răng khểnh có nên nhổ không?
Có những cách nào khắc phục răng 9630?
Răng 9630 hay răng khấp khểnh, lệch lạc thường không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng trong ngắn hạn nhưng về lâu dài, những rủi ro đã phân tích ở phần trên hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên tận dụng cơ hội để chỉnh sửa hàm răng khấp khểnh, xô lệch của mình càng sớm càng tốt. Các phương pháp khắc phục răng 9630 hiệu quả và phổ biến bao gồm
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh nha khoa được sử dụng để điều chỉnh vị trí các răng trong trường hợp răng lệch lạc, khấp khểnh, chen chúc hoặc khi răng bị hô, răng thưa, răng bị lệch khớp cắn.
Niềng răng là quá trình sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài kim loại hoặc máng nhựa trong suốt để nẹp hàm răng và tác động lực kéo siết trong một thời gian dài giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Xem thêm: Loạt ảnh thay đổi trước và sau khi niềng răng tại Thuý Đức
Những lợi ích của niềng răng
- Mang lại một hàm răng đều đặn, nụ cười hoàn mỹ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
- Niềng răng giúp định hình khuôn mặt, tạo đường nét hài hòa, thẩm mỹ cho gương mặt.
- Điều chỉnh khớp cắn, khôi phục chức năng ăn nhai và khắc phục những khó khăn khi ăn uống, tốt cho sức khỏe tiêu hóa.
- Ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu…
- Giúp khắc phục những nhược điểm khi phát âm do trước đó cấu trúc răng và hàm gây cản trở việc phát âm chuẩn.
Những hạn chế của phương pháp niềng răng
Đổi lại những lợi ích nổi bật của phương pháp niềng răng được nêu ở trên, bạn cũng cần biết tới những điểm hạn chế sau đây
- Niềng răng là quá trình điều trị nha khoa lâu dài, có thể mất tới 2 hoặc 3 năm để hoàn thành và có kết quả như mong đợi. Trong quá trình đó, bạn sẽ phải lui tới cơ sở nha khoa định kỳ để thực hiện kiểm tra, điều chỉnh, siết mắc cài hoặc đổi loại máng nhựa… (Tìm hiểu: 8 cách đẩy nhanh tiến độ niềng răng bạn cần biết)
- Quá trình niềng răng có thể gây ra một số khó chịu như đau nhức, ê buốt, khó ăn uống,…Bạn có thể cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống mỗi khi bị đau do siết mắc cài, đặt thun tách kẽ, bắt vít…
- Hàm răng có thể kém thẩm mỹ trong thời gian niềng răng do phải đeo khí cụ như mắc cài kim loại… để nắn chỉnh răng.
- Có thể phải nhổ 1 hoặc nhiều răng để phục vụ quá trình nắn chỉnh răng và khớp cắn.
- Chi phí niềng răng khá cao dao động từ 25 triệu – 40 triệu cho niềng răng mắc cài kim loại và 35 triệu – 50 triệu cho mắc cài sứ, 70 triệu trở lên cho niềng răng trong suốt Invisalign. (Dịch vụ niềng răng trả góp tại nha khoa Thúy Đức)
Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm
Những trường hợp răng bị lệch lạc không thẳng hàng do cấu trúc xương hàm có thể cân nhắc phương án phẫu thuật chỉnh hình hàm. Phẫu thuật xương hàm còn giúp cải thiện các tình trạng hô hàm nặng, khớp cắn ngược, khó nhai hoặc nuốt, mặt lệch..
Phẫu thuật chỉnh hình hàm tạo điều kiện cho các răng được sắp xếp lại về đúng vị trí và cải thiện tình trạng răng xô lệch.
Đây là dạng phẫu thuật phức tạp cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Hơn nữa, chi phí của cuộc phẫu thuật chỉnh hình xương hàm cũng tương đối cao so với chỉnh nha.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ có thể khắc phục tình trạng răng lệch lạc ở mức độ nhẹ. Việc mài cùi răng và gắn mão răng sứ có kích thước, hình dáng phù hợp giúp răng bớt khấp khểnh.
Hỏi đáp: 14 tuổi có bọc răng sứ được không?
Bọc răng sứ giúp che đi các khuyết điểm của răng thật như xỉn màu, răng nhỏ, răng bị sứt mẻ, nứt vỡ… Mão răng sứ bao bọc răng thật bảo vệ răng khỏi các tác động từ vi khuẩn, axit…
Phương pháp bọc răng sứ có ưu điểm là không mất nhiều thời gian thực hiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bạn sẽ được sở hữu nụ cười đẹp với hàm răng trắng và đều đặn chỉ sau 2 – 4 ngày.
Tuy nhiên, răng sứ cũng có nhược điểm là tuổi thọ không được lâu bền như niềng răng. Hơn nữa, quá trình bọc răng sứ cần thiết phải mài mòn răng gốc để thuận lợi cho việc gắn mão răng.
Đối với các trường hợp răng khấp khểnh, chen chúc, sai khớp cắn và lệch lạc nghiêm trọng thì không nên áp dụng phương pháp bọc răng sứ bởi hiệu quả khắc phục không cao.
Xem thêm: Hình ảnh thay đổi trước và sau bọc răng sứ
Cách chăm sóc răng 9630 ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Nếu như bạn đang sở hữu hàm răng 9630 chen chúc, khấp khểnh thì càng cần biết tới các hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau đây:
- Chải răng thường xuyên 2 – 3 lần/ngày. Chú ý chải thật kỹ các khe kẽ, ngóc ngách giữa các răng – nơi dễ tích tụ mảng bám và thức ăn thừa cũng như vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
- Cân nhắc sử dụng bàn chải điện – thiết bị chải răng sử dụng sóng rung có khả năng làm sạch tốt hơn chải răng bằng bàn chải thông thường.
- Làm sạch răng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa hoặc dùng tăm nước cũng đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ vụn thức ăn và mảng bám trên bề mặt răng.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu đường để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, chống mài mòn và ngăn ngừa sâu răng.
Nói chung, những ai có hàm răng khấp khểnh, chen chúc, 9630 cần sớm tìm biện pháp điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể trong tương lai. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này, chúng ta hãy luôn chủ động duy trì thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học để chăm sóc răng miệng khỏe mạnh mỗi ngày.