Tủy răng là nguồn sống, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng giúp răng luôn được chắc khỏe. Do đó khi răng bị chết tủy đồng nghĩa với việc răng bị mất đi nguồn sống. Từ đó rất dễ gây ra các vấn đề không tốt đối với sức khỏe răng miệng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mất răng. Vậy nếu răng bị chết tủy cần làm gì, điều trị như thế nào? Thúy Đức sẽ cho bạn câu trả lời ngay trong bài viết này!
Mục lục
Thế nào là răng chết tủy? Răng chết tủy có những triệu chứng nào?
Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có cấu tạo bởi 3 lớp gồm có: men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy răng là lớp nằm trong cùng được bao bọc bên ngoài là men răng và ngà răng, giúp bảo vệ tủy một cách tốt nhất. Vì thế khi men răng và ngà răng bị tổn thương sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm vùng tủy răng, hoại tử và nghiêm trọng nhất là làm chết tủy răng.
Khi bạn gặp phải tình trạng đau nhức răng, nướu bị sưng tấy và thường xuyên xuất hiện những cơn đau hành hạ về đêm là những dấu hiệu cho thấy răng bị viêm và chết tủy. Răng bị chết tủy rất dễ bị gãy vỡ. Tùy theo mức độ tổn thương mà răng sẽ trải qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn viêm tủy hồi phục (có thể hồi phục lại)
Khi tủy răng bị tổn thương, bạn sẽ thường xuyên cảm nhận được tình trạng ê buốt, nặng nhất là khi về đêm. Ngoài ra khi bạn ăn các đồ ăn nóng lạnh thì cơn đau sẽ càng nhức nhối và kéo dài dai dẳng hơn.
Giai đoạn viêm tủy mãn tính
Cơn đau nhức ngày càng diễn ra thường xuyên và kéo dài hơn so với trước. Lúc này răng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị đau nhức khi cử động.
Giai đoạn viêm tủy cấp tính
Khi ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các cơn đau răng bất chợt, có thể cơn đau sẽ kéo dài vài tiếng đồng hồ với mức độ thường xuyên hơn. Trong trường hợp nướu răng bị tổn thương có thể sẽ bị tích mủ. Điều này làm cho các mô thịt bị đẩy nên và gây ra ê buốt rất dữ dội.
Giai đoạn hoại tử tủy
Giai đoạn cuối cùng khi răng bị chết tủy là bạn không còn cảm giác gì, không cảm nhận được sự ê buốt cũng như đau nhức của răng. Răng sẽ ngày một yếu đi do bị mất nguồn dinh dưỡng tủy răng mang lại, dần dần sẽ bị lung lay và gãy.
Nguyên nhân khiến răng chết tủy
Do bị sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho nhiều người gặp phải tình trạng răng bị chết tủy và không thể phục hồi. Ban đầu sâu răng chỉ xảy ra ở bề mặt men răng. Sau khi men răng đã bị phá hủy, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công sâu vào ngà răng và tủy răng. Chính vì thế nếu bạn có thể kiểm soát được sâu răng ở giai đoạn đầu thì sẽ không bị tổn thương tủy răng, ngăn chặn được tình trạng răng chết tủy.
Do bệnh viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu, viêm nha chu nếu không được điều trị sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng, áp xe răng. Khi đó vi khuẩn có hại quanh nướu sẽ tấn công dần vào chân răng và gây viêm tủy, hoại tử tủy.
Do răng bị chấn thương, sứt mẻ
Khi không may xảy ra tai nạn, va đập làm cho răng bị sứt mẻ, tủy răng bị tổn thương lâu dần sẽ phá hủy tủy răng. Nếu không được can thiệp kịp thời để phục hồi tủy răng thì sẽ dẫn tới tình trạng răng chết tủy.
Răng bị chết tủy có nguy hiểm không?
Tình trạng răng chết tủy không chỉ làm cho việc ăn uống gặp phải khó khăn, chất lượng cuộc sống bị giảm sút mà nó còn kéo theo rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Khi răng bị chết tủy, vi khuẩn viêm nhiễm sẽ dần lan rộng sang các tổ chức khác quanh răng. Lúc này có thể xảy ra các biến chứng như viêm chóp răng, áp xe răng, mủ chân răng,… Ngoài ra có thể phát sinh thêm các vấn đề khác như viêm quanh cuống răng, viêm xương, rụng răng, viêm hạch,… vô cùng có hại cho sức khỏe.
Nếu tình trạng chết tủy răng không được điều trị sớm sẽ khiến cho răng không tồn tại được lâu trên cung hàm, dần dần bị mất răng. Lúc này việc phục hình răng giả implant là vô cùng cần thiết để duy trì sức khỏe ăn nhau cũng như sức khỏe răng miệng toàn diện. Nếu trường hợp bạn không trồng răng giả thay để thì có thể xảy ra tiêu xương, lão hóa khuôn mặt, lệch khớp hàm,…
Do đó để tránh các biến chứng nguy hiểm do răng chết tủy gây nên, khi nhận thấy các dấu hiệu ở trên, hãy tới ngay nha khoa uy tín để bác sĩ tham khám trực tiếp và có giải pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Dấu hiệu viêm tủy răng và cách điều trị
Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?
Tủy được coi là cục nhân của răng, nó nằm sâu cùng bên dưới lớp ngà răng và men răng. Vì thế khi xảy ra tình trạng viêm tủy răng tức là cấu trúc răng đã bị tổn thương toàn bộ. Thời gian tồn tại của răng sẽ chỉ kéo dài thêm tầm một năm hoặc có thể ngắn hơn. Sau đó sẽ xảy ra tình trạng sừng hóa mô răng.
Khi răng không còn tủy cung cấp chất dinh dưỡng, nó sẽ không còn cảm giác với đồ ăn. Khi bạn nhai sẽ không có cảm giác, cũng không cảm nhận được nhiệt độ thức ăn. Đặc biệt răng hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng nào với những kích thích từ bên ngoài.
Quá trình sừng hóa mô răng sẽ làm cho răng trở nên giòn và dễ bị mẻ hơn khi gặp phải tác động mạnh. Một khi đã xuất hiện, quá trình sừng hóa sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Nếu bạn không có biện pháp can thiệt kịp thời, rất có thể bạn sẽ bị mất răng vĩnh viễn.
Hỏi đáp: Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
Cách điều trị răng bị chết tủy tối ưu nhất hiện nay
Khi răng bị chết tủy sẽ bắt buộc phải tiến hành điều trị tủy răng, loại bỏ phần mô tủy đã bị viêm nhiễm, tạo hình và trám bít ống tủy. Đây là phương pháp điều trị răng chết tủy duy nhất hiện nay, thay vì phải nhổ bỏ răng như trước đây. Đối với các trường hợp chết tủy hoàn toàn thì cần phải lấy tủy toàn phần để ngăn ngừa các biến chứng.
Quy trình điều trị tủy gồm có 5 bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp ảnh X-quang
Bác sĩ sẽ dựa trên phim chụp X-quang của bạn để xem xét tình trạng và mức độ viêm tủy nặng hay nhẹ, xác định được chiều dài ống tủy sau đó lên kế hoạch điều trị chi tiết.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và tiến hành gây tê
Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có nguy cơ làm nhiễm trùng răng, sau đó tiêm tê để giảm đau cho người được điều trị.
Bước 3: Tiến hành đặt đế cao su
Đế cao su sẽ được đặt ôm sát vào răng với mục đích ngăn chặn hóa chất sử dụng trong quá trình điều trị tủy răng không bị rơi vào đường tiêu hóa.
Bước 4: Tiến hành điều trị tủy
Đầu tiên bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng có thông đến ống tủy. Sau đó sử dụng dụng cụ chuyên dụng để hút sạch tủy chết ra ngoài. Tiếp theo là tạo hình ống tủy và lấp đầy lại buồng tủy trống bằng vật liệu Gutta Percha.
Bước 5: Trám bít ống tủy
Răng sẽ được phục hình lại bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ tùy theo tình trạng răng miệng của bạn. Với bọc răng sứ thẩm mỹ, răng thật sẽ được bao bọc bên trong răng sứ để ngăn chặn mọi kích thích từ bên ngoài. Bên cạnh đó răng sứ cũng giúp duy trì thẩm mỹ của hàm răng cũng như khả năng ăn nhai.
Tùy theo tình trạng cụ thể của răng chết tủy mà bác sĩ có thể áp dụng thêm một vài thủ thuật để răng được chắc chắn nhất trên cung hàm. Nếu như chân răng quá yếu thì phải thực hiện đóng chốt cố định. Còn nếu thân răng còn quá ít thì phải nhắn thêm cùi giả để đảm bảo sau khi phục hình răng sứ sẽ bền vững và sử dụng được lâu dài.
Giải đáp: Có nên nhổ răng bị chết tủy không?
Điều trị răng chết tủy ở đâu uy tín?
Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ nha khoa lâu đời, đã hoạt động được 16 năm, được hàng ngàn người tin tưởng và lựa chọn là địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng đầu.
Được điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn
BS Nguyễn Thanh Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, 8 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý răng miệng: Cấy ghép implant, bọc răng sứ, nhổ răng khôn, điều trị tuỷ,…
Mỗi năm, bác sĩ Tuấn thực hiện trung bình:
- 200 ca cấy ghép implant mỗi năm
- 300 ca bọc răng sứ
- 6500 ca răng khôn từ khó đến phức tạp
- Và hàng ngàn ca điều trị tuỷ, nha chu,..
Cơ sở vật chất hiện đại, máy móc đời mới nhất
- Là nha khoa đầu tiên sở hữu máy quét dấu răng iTero 5D cho kết quả niềng răng trong 60s, kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng mà chụp X-quang có thể không thấy được.
- Máy điều trị tủy Endomatic
- Máy chụp X – quang Vatech Pax-i, máy nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome
- Công nghệ niềng răng mắc cài thông minh Damon hiện đại
- Phòng khám vô trùng theo tiêu chuẩn của bộ Y tế
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp
- Đón tiếp chu đáo, nhiệt tình
- Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách tự chăm sóc răng miệng chu đáo
- Nhắn tin nhắc nhở lịch hẹn tái khám của khách
Có thể nói răng chết tủy để lại nhiều hậu quả nguy hiểm tới răng miệng và sức khỏe của bản thân. Để ngăn chặn điều này, bạn chỉ cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Điều này giúp phát hiện kịp thời khi tủy răng vừa bị tổn thương và có thể phục hồi một cách đơn giản, an toàn hơn.