Răng hô không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn gây mất thẩm mỹ nụ cười, làm bạn tự ti mỗi khi giao tiếp. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng răng hô? Răng bị hô hàm trên có niềng được không? Niềng răng hô có phải nhổ răng không? Đây là nỗi băn khoăn của khá nhiều bệnh nhân trước khi niềng răng.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô. Tùy theo nguyên nhân gây hô sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Để biết được nguyên nhân gây nên tình trạng hô, vẩu và cách khắc phục phù hợp cho tình trạng răng hô của mình. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Nha khoa Thúy Đức trong bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết răng bị hô như thế nào?
Răng như thế nào là bị hô?
Hô là tình trạng răng, xương hàm hoặc cả răng và xương hàm bị nhô ra phía trước quá nhiều, tương quan giữa 2 hàm răng không đạt chuẩn khớp cắn. Răng hô được chia làm 3 loại:
- Hô do răng: Dấu hiệu nhận biết là răng không mọc theo phương thẳng đứng, bị chìa ra ngoài nhiều.
- Hô do xương hàm: Dấu hiệu nhận biết xương hàm phát triển quá mức so với cấu trúc vùng xương trên khuôn mặt, làm xương hàm bị nhô ra, gây mất thẩm mỹ nụ cười và mất sự cân đối với toàn bộ khuôn mặt.
- Hô do cả răng và xương kết hợp: Là tình trạng có cả 2 dấu hiệu nhận biết của hô răng và hô xương hàm.
Xem thêm: Chùm ảnh kết quả niềng răng hô tại nha khoa Thúy Đức
Nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô hàm trên
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô hàm trên. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng bị hô hàm trên:
Hô răng 70% do di truyền
Theo thống kê, có đến 70% số bệnh nhân răng bị hô hàm trên là do di truyền từ người thân như ông, bà, bố, mẹ,… Đa phần, bố, mẹ bị hô, vẩu thì con cái cũng có khả năng cao bị như thế. Nhưng mức độ hô có thể nặng hoặc nhẹ hơn tùy theo từng trường hợp.
Do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển răng của trẻ. Trong giai đoạn mọc răng, nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu chất, không cung cấp đủ canxi và một số loại vitamin, khoáng chất khác thì răng có khả năng cao bị thiếu sản men răng, sứt mẻ và thậm chí mọc không đúng thời điểm, mọc lệch lạc, gây nên tình trạng răng bị hô hàm trên.
Do các thói quen xấu trong giai đoạn mọc răng
Thói quen ngậm ti giả, đẩy lưỡi, mút ngón tay,… ở trẻ nhỏ tưởng chừng như vô hại nhưng nó có thể khiến cho răng trẻ bị hô. Bởi khi răng trẻ mới mọc, còn rất yếu ớt, dễ bị tác động. Nếu những thói quen xấu này lặp đi, lặp lại trong thời gian dài thì tình trạng hô vẩu sẽ rất nghiêm trọng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc trong tương lai, các bậc phụ huynh nên ngăn chặn kịp thời khi thấy trẻ có những thói quen xấu này.
Do xương hàm và răng phát triển không mất cân đối
Nếu cung xương hàm quá hẹp, không đủ chỗ cho răng mọc lên sẽ khiến răng mọc lên chen chúc, lộn xộn và bị chìa ra ngoài nhiều gây nên tình trạng răng bị hô hàm.
Do quá trình phát triển cấu trúc hàm mặt bị sai lệch
Cấu trúc xương hàm của trẻ sẽ biến đổi dần theo thời gian đến khi trưởng thành. Nếu xương hàm phát triển quá mức, không hài hòa với tổng thể khuôn mặt sẽ gây nên tình trạng bị hô hàm trên.
Răng bị hô hàm trên có niềng được không?
Răng bị hô hàm trên có niềng được hay không là thắc mắc của khá nhiều người. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị hô thì niềng răng sẽ khắc phục được. Tùy theo nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:
- Nếu bị hô do răng thì niềng răng sẽ khắc phục được tình trạng hô và đem đến nụ cười thẩm mỹ cho bạn.
- Nếu răng bị hô hàm trên do cấu trúc xương hàm thì niềng răng sẽ không hiệu quả. Trong trường hợp này, bạn cần phải phẫu thuật hàm để điều chỉnh cấu trúc xương hàm về đúng chuẩn thẩm mỹ.
- Nếu bị hô do cả răng và hàm thì cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật và niềng răng mới khắc phục triệt để được. Nếu chỉ điều trị 1 trong 2 thì chỉ khắc phục được 1 phần nguyên nhân mà không khắc phục hoàn toàn được tình trạng răng bị hô hàm trên.
Tư vấn: Răng hô nhẹ có nên niềng không?
Răng hô có niềng răng 1 hàm được không?
Theo chia sẻ của bác sĩ, răng hô có thể niềng 1 hàm trên được trong trường hợp răng hàm dưới mọc đều, khớp cắn răng tương đối chuẩn để khi răng trên cung hàm được niềng di chuyển về đúng vị trí mong muốn vẫn đảm bảo chuẩn được khớp cắn và khả năng ăn nhai tốt cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, chỉ có 1 số ít trường hợp có thể niềng 1 hàm. Đa phần sẽ phải niềng 2 hàm để đảm bảo kết quả thẩm mỹ nụ cười đẹp, hài hòa, khớp cắn chuẩn và cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn.
Xem thêm:
Niềng răng hô hàm trên nên dùng loại nào?
Hiện nay, có rất nhiều loại niềng răng có thể khắc phục được tình trạng răng bị hô hàm trên. Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu thẩm mỹ, khả năng tài chính, đặc thù công việc,.. mà bạn có thể lựa chọn được loại niềng răng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Dưới đây là những so sánh, đánh giá về các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay:
Hình ảnh niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại:
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, giúp bạn tiết kiệm chi phí niềng răng.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao, đeo niềng răng mắc cài rất lộ khi giao tiếp.
- Có thể xảy ra tình trạng bung, tuột mắc cài và sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu hơn so với niềng răng trong suốt.
- Mắc cài cố định trên răng nên việc vệ sinh, ăn uống sẽ khó khăn hơn.
Niềng răng mắc cài sứ:
Ưu điểm:
- Mắc cài sứ có màu sắc tương đồng với màu răng nên không lộ khi niềng.
- Mắc cài sứ được làm từ sứ nguyên chất, rất lành tính, không gây kích ứng môi và nướu.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn mắc cài kim loại.
- Có thể xảy ra tình trạng bung, tuột mắc cài và sẽ vướng víu, khó chịu hơn so với niềng răng trong suốt.
- Mắc cài cố định trên răng nên việc vệ sinh, ăn uống sẽ khó khăn hơn.
Niềng răng trong suốt Invisalign:
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, người đối diện khó có thể nhận ra được bạn đang niềng răng.
- Khay niềng trong suốt không cố định như mắc cài, có thể tháo lắp dễ dàng, giúp việc ăn uống và vệ sinh răng miệng dễ dàng, thoải mái hơn.
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao.
Niềng răng bị hô hàm trên có nhất thiết phải nhổ răng không?
Niềng răng bị hô hàm trên có phải nhổ răng không? Nhổ răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không? Đây là nỗi lo lắng của khá nhiều bệnh nhân trước khi niềng răng. Tùy theo tình trạng răng hiện tại của bệnh nhân cũng như phương pháp niềng răng mà bạn sử dụng sẽ quyết định đến việc niềng răng có phải nhổ răng hay không.
Trường hợp nào niềng răng hô không cần nhổ răng?
Niềng răng bị hô hàm trên không phải nhổ răng khi bạn thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
- Niềng răng sớm trong giai đoạn từ 12 – 16 tuổi: Đây là khoảng thời gian vàng để chỉnh nha. Niềng răng ở giai đoạn này sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng và đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Đồng thời, trong giai đoạn này, xương hàm của trẻ đang phát triển, nếu cung hàm hẹp có thể nong rộng được mà không cần phải nhổ răng.
- Cung hàm đủ khoảng trống để răng dàn đều: Nếu bị hô do răng mọc chen chúc, lộn xộn nhưng cung hàm rộng, còn đủ khoảng trống để răng dàn đều, đẹp thì sẽ không cần phải nhổ răng để niềng.
- Răng thưa: Nếu răng bị hô nhưng răng ở vị trí cách xa nhau, còn nhiều khoảng trống thì không cần phải nhổ răng. Chỉ cần kéo khít răng về đúng vị trí để khắc phục tình trạng răng hô, răng thưa, ngăn không cho thức ăn bám vào kẽ răng gây sâu răng, viêm lợi.
Trường hợp nào niềng răng hô cần nhổ răng?
Những trường hợp niềng răng hô hàm trên thường phải chỉ định nhổ răng bao gồm:
- Răng mọc chen chúc, lộn xộn quá nhiều, cung hàm hẹp, không nong rộng được, không đủ chỗ cho răng dàn đều. Trường hợp này sẽ cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống trên cung hàm, cho răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
- Răng mọc bị chìa ra ngoài quá nhiều cũng cần phải tiến hành nhổ răng để đảm bảo thẩm mỹ nụ cười.
Nếu niềng răng phải nhổ răng thì thường sẽ nhổ răng số 4 hoặc số 5 để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Răng số 4, số 5 là răng hàm nhỏ, không có chức năng ăn nhai nhiều nên nhổ răng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai.
Ngoài răng số 4, số 5 thì niềng răng có thể sẽ phải nhổ răng khôn. Nếu răng khôn của bạn mọc lệch, mọc ngầm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm lợi, viêm nướu hoặc mọc chọc vào má, đâm vào răng bên cạnh, làm hỏng răng bên cạnh. Trong trường hợp này, dù bạn có niềng răng hay không thì bác sĩ cũng khuyến cáo nên tiến hành nhổ răng khôn để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho mình.
Xem thêm: Niềng răng hô chi phí hết bao nhiêu?
Niềng răng hô không phải nhổ răng F.A.C.E với bác sĩ Đức AAO
Nếu bạn đang tìm kiếm 1 địa chỉ nha khoa niềng răng hô uy tín, chất lượng. Hãy đến với Nha khoa Thúy Đức!
Nha khoa Thúy Đức quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao trong đó có bác sĩ Phạm Hồng Đức. Bác sĩ Đức có nhiều năm học tập, tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại nước ngoài và là bác sĩ được cấp chứng chỉ AAO – Chứng chỉ chỉnh nha danh giá của hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ.
Với nhiều năm kinh nghiệm học tập, nghiên cứu tại Châu Âu, bác sĩ Đức đã ứng dụng công nghệ niềng răng F.A.C.E hiện đại kết hợp sử dụng mắc cài thông minh Damon, giúp hạn chế tối đa việc phải nhổ răng và bảo vệ sức khỏe răng thật tối ưu nhất cho bạn.
F.A.C.E là chữ viết tắt của Functional and Cosmetic Excellence. F.A.C.E ban đầu là 1 chương trình đào tạo sau đại học được giảng dạy trên giảng đường của Mỹ và Châu Âu dành riêng cho bác sĩ chỉnh nha. Sau này, F.A.C.E trở thành tên gọi của kỹ thuật niềng răng đặc biệt chuyên sâu.
Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật niềng răng F.A.C.E:
- Có thể thực hiện được các ca niềng răng phức tạp mà một số phương pháp chỉnh nha khác không thực hiện được.
- Không phải nhổ răng hoặc hạn chế tối đa việc nhổ răng, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và không phải trải qua cảm giác đau đớn khi nhổ răng.
- Hiệu quả thẩm mỹ cao, xử lý được tất cả các vấn đề lệch lạc khớp cắn do răng hô gây ra.
- Ứng dụng công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp phim CT Cone Beam 3D, máy quét dấu răng iTero 5D giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô. Từ đó, bác sĩ có thể kế hoạch niềng răng chính xác, đảm bảo chuẩn khớp cắn và giúp bệnh nhân biết trước kết quả niềng răng.
- Thời gian niềng nhanh hơn từ 6 – 9 tháng.
Hi vọng qua những thông tin mà Nha khoa Thúy Đức vừa chia sẻ đã giúp bạn biết được răng bị hô là như thế nào? Cách phân biệt răng bị hô hàm, hô do răng ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng răng bị hô hàm trên? Niềng răng 1 hàm có được không? Niềng răng hô có phải nhổ răng hay không?
Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn hoặc muốn sử dụng kỹ thuật niềng răng không phải nhổ răng F.A.C.E với bác sĩ Đức AAO, hãy gọi đến số Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366 để được đặt lịch khám tư vấn trực tiếp với bác sĩ Đức – Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh nha tại Việt Nam.