Cải thiện màu sắc của miếng trám răng bị vàng là một bước quan trọng trong việc tạo nên một nụ cười tự tin với tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này thật không phải dễ dàng vì bạn phải hiểu đúng và áp dụng đúng phương pháp. Nếu vẫn còn đang loay hoay với vấn đề răng trám bị vàng, hãy để nha khoa Thuỷ Đức giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Tại sao miếng trám răng bị vàng sau một thời gian?
Sau một thời gian sử dụng, miếng trám răng có thể bị vàng đi. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy đánh giá lại có phải nguyên nhân đến từ các yếu tố dưới đây hay không.
Thức ăn và đồ uống
Màu vàng của miếng trám răng có thể hình thành do tiếp xúc với thức ăn và đồ uống có chứa chất tạo màu như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước có ga, cacao, nước chanh,… Đặc biệt cà phê là chất gây vàng miếng trám hàng đầu vì có chứa hợp chất hữu cơ polyphenol. Trong khi đó trà có chứa tanin – Một loại polyphenol thường có màu vàng hoặc hơi nâu khiến miếng trám xỉn màu.
Thuốc lá
Hợp chất nicotine trong thuốc lá có thể gây vàng răng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng hắc ín có trong thuốc lá thoát ra nhờ khói thuốc, tiếp xúc với lớp màng mỏng ở trên răng sẽ làm răng bị đổi màu. Do đó việc hút thuốc trong thời gian dài không chỉ khiến răng bạn mà ngay cả miếng trám cũng có thể bị vàng đi.
Chăm sóc răng miệng sai cách
Nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách, điển hình như không đánh răng thường xuyên, mảng bám và vi khuẩn có thể tích tụ trên miếng trám răng khiến chúng bị biến đổi sang màu vàng hoặc nâu.
Tuổi tác
Bạn có bất ngờ không khi chính tuổi tác cũng là yếu tố khiến răng và những miếng trám trở nên vàng đi đấy. Sự thật là răng tự nhiên có thể thay đổi màu sắc theo thời gian. Nguyên nhân vì lớp men răng bên ngoài bị bào mòn làm lộ lên lớp men răng bên trong có màu vàng hơn.
Bệnh lý răng miệng
Các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu, sưng nướu cũng có thể là nguyên nhân gây biến đổi miếng trám răng. Do đó nếu đang mắc phải các bệnh lý răng miệng đáng lo ngại, bạn nên đến gặp nha sĩ để được điều trị dứt điểm, vừa bảo vệ sức khoẻ răng miệng vừa giữ được màu miếng trám thật thẩm mỹ.
Miếng trám răng bị ố vàng có nên thay thế?
Vật liệu composite dùng để trám răng chỉ được bảo hành tối đa từ 1-2 năm. Không giống như bọc răng sứ, composite không phải là vật liệu phục hồi răng vĩnh viễn. Do đó nếu miếng trám răng của bạn bị mẻ, vàng và đổi màu sau một khoảng thời gian nhất định, hãy thay thế mảng trám mới phù hợp hơn để giữ tính thẩm mỹ cũng như vệ sinh cho răng miệng.
Tìm hiểu thêm: Răng bị vàng phải làm sao?
Tẩy trắng răng có làm sáng miếng trám trắng không?
Tẩy trắng răng là việc sử dụng thuốc tẩy trắng để tác động vào lớp men răng, kết hợp cùng năng lượng từ ánh sáng laser tạo ra phản ứng oxy hóa “cắt đứt” các chuỗi phân tử màu trong ngà răng. Từ đó răng sẽ trở nên trắng sáng hơn mà không làm tổn hại đến men răng. Một vấn đề đặt ra ở đây là: Với những chiếc răng trám đã tẩy trắng, liệu miếng trám răng có đáp ứng tốt với chất tẩy hay không?
Trên thực tế, nếu bạn kỳ vọng có thể dùng thuốc tẩy trắng răng để làm trắng lại màu vết trám là điều hoàn toàn không thể. Nguyên nhân vì thuốc tẩy trắng răng được sản xuất chỉ phù hợp và đem lại tác dụng cho men răng thật, không thể làm trắng miếng trám. Nếu bạn quyết định tẩy trắng răng, hãy nghĩ đến sự chênh lệch giữa răng thật và vết trám để có những giải pháp khác thích hợp hơn.
Làm sao để giữ cho miếng trám răng trắng sáng lâu hơn?
Giữ miếng trám trắng sáng không chỉ để đạt được tính thẩm mỹ cao mà còn giúp bạn phòng tránh được một số bệnh lý răng miệng. Để giữ cho miếng trám răng được trắng sáng lâu nhất có thể, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây.
Lưu ý sau trám răng
2 giờ sau khi trám răng, bạn không nên ăn uống để giữ cho miếng trám thật sự khô. Trong khoảng thời gian 2 ngày, bạn cũng nên chú ý chọn lựa thực phẩm không quá dai, không quá cứng, thực phẩm không chứa phẩm màu,… Nguyên nhân vì chỗ trám còn khá mới và chưa kịp thích nghi với lực nhai mạnh. Do đó lựa chọn những loại thức ăn an toàn và dễ ăn là giải pháp thông minh nếu như bạn không muốn làm thay đổi độ bám dính, hình dạng, độ chịu lực của vật liệu trám hoặc gây nứt, rò rỉ ở chỗ trám.
Hạn chế dung nạp thực phẩm chứa màu
Xét về mặt giữ gìn miếng trám trắng sáng, thực phẩm có màu là kẻ thù số 1. Xét về mặt sức khoẻ, các loại phẩm màu khi dung nạp quá nhiều vào cơ thể cũng sẽ không tốt cho các cơ quan. Do đó, hạn chế thực phẩm có màu và tạo màu là giải pháp thích hợp để bạn vừa khoẻ cơ thể vừa giữ cho miếng trám không xỉn vàng.
Hãy ghi nhanh vào bộ nhớ các loại thực phẩm sau đây vì chúng là nguyên nhân khiến cả miếng trám và răng bạn trở nên vàng hơn: Rượu vang đỏ, cà phê, trà, quả mọng, nước ngọt, nước sốt cà chua, nước tương, giấm balsamic,…
Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng vì bên cạnh thực phẩm gây vàng răng, bạn vẫn có cho mình một danh sách thực phẩm an toàn cho màu sắc răng miệng, cụ thể là: Dâu tây, táo, cam, quýt, lê, các loại hạt, bông cải xanh, hành tây, cần tây, cà rốt, nấm hương, sữa chua, phô mai, giấm gạo,…
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm. Khi chải cần chú ý đưa dụng cụ tiếp cận đều các mặt răng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa cũng như mảng bám. Về loại kem đánh răng và nước súc miệng, bạn nên chọn sản phẩm có hàm lượng fluor cao trong khoảng 0,2% để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu làm sạch răng miệng.
Kết hợp với chải răng, bạn có thể dùng thêm chỉ nha khoa để “rà soát” lại một lần nữa xem còn thức ăn thừa mắc kẹt trong răng hay không. Tuy nhiên trong lúc sử dụng chỉ nha khoa, cần lưu ý tránh tác động quá nhiều vào chỗ trám để không làm sứt mẻ chúng.
Từ bỏ thói quen xấu
Một số thói quen xấu của bạn như nghiến răng, thích ăn đồ cứng có thể sẽ vô tình tạo áp lực lên phần trám. Vì vậy nếu như muốn gìn giữ miếng trám được nguyên vẹn, trắng sáng, hãy ngưng ngay thói quen này trước khi bạn phải quay trở lại nha sĩ để khắc phục tình trạng hư hại.
Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần là thói quen tốt cần được duy trì, ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng. Đặc biệt đối với những bạn đã trải qua trám răng, việc quay trở lại phòng nha sau 6 tháng sẽ giúp nha sĩ đánh giá được tổng quát tình trạng miếng trám hiện tại. Nếu có bất kỳ hư hại nào xảy ra, nha sĩ ngay lúc ấy cũng khắc phục được kịp thời để việc ăn nhai của bạn không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Bằng việc tuân theo chế độ chăm sóc răng miệng được nha sĩ khuyến cao, kiểm soát thực phẩm bổ sung hằng ngày, ngừng hút thuốc lá và khám răng định kỳ, bạn có thể phòng ngừa được tình trạng răng trám bị vàng không mong muốn. Hãy nhớ rằng nụ cười chính là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên khi gặp gỡ người khác, do đó việc quan tâm và đầu tư duy trì vẻ đẹp trắng sáng cho răng miệng luôn là điều cần thiết mà bạn nên làm.
Có thể bạn quan tâm: Tẩy trắng răng giá bao nhiêu- Update mới nhất