Ai chẳng mong muốn được sở hữu cho mình một hàm răng trắng sáng để trở nên tự tin trong giao tiếp. Thế nhưng chẳng may một ngày răng bỗng trở nên xỉn vàng, nguyên nhân do đâu và phải làm thế nào để khôi phục lại như xưa? Trong bài viết này, nha khoa Thuý Đức sẽ cùng bạn giải đáp câu hỏi “răng vàng là bệnh gì?” cũng như giải pháp khắc phục phù hợp nhé.
Răng ố vàng là dấu hiệu bệnh gì?
Răng ố vàng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó tìm hiểu đầy đủ về các yếu tố có thể khiến màu răng thay đổi sẽ giúp bạn bớt đi sự hoang mang, lo lắng nếu bỗng một ngày răng không còn giữ được màu trắng sáng như xưa.
Đầu tiên, nguyên nhân gây vàng răng phổ biến đến từ các yếu tố quen thuộc hằng ngày như chăm sóc răng miệng sai cách, thói quen hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm có màu, tuổi tác, tác dụng phụ của thuốc,… Cụ thể:
- Chải răng ngay sau khi ăn qua thời gian dài dễ khiến răng vàng đi. Nguyên nhân vì sau khi dùng bữa, độ pH trong miệng giảm đi, thay vào đó độ axit lại tăng lên khá nhiều dễ khiến răng bị mài mòn nhanh chóng nếu gặp lực chải từ bàn chải.
- Nicotin, hắc ín trong thuốc lá tiếp xúc thời gian dài với răng có thể khiến màu sắc răng thay đổi theo tình trạng tệ đi.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa hợp chất hóa học hay chất tạo màu sẽ khiến răng dễ bào mòn, từ đó nhanh đổi màu vàng.
- Ngà răng là yếu tố quyết định màu sắc răng. Theo thời gian men răng bị tổn thương ảnh hưởng đến ngà răng, từ đó khiến sắc răng chuyển đổi dần. Càng về già, màu sắc răng cũng theo đó dần chuyển đổi sang màu sậm hơn.
- Thuốc kháng sinh là thủ phạm chính gây ra sự rối loạn màu sắc của răng. Do đó uống thuốc trong thời gian dài cũng khiến răng ngả vàng.
Nếu như đã xem xét tất cả yếu tố trên nhưng bạn vẫn bị vàng răng thì nguyên nhân có thể đến từ yếu tố di truyền. Đặc điểm men răng, màu sắc răng có thể di truyền qua các thế hệ. Thế nên nếu bố mẹ, anh chị em trong gia đình đều có gốc răng vàng thì rất có thể bạn cũng sẽ sở hữu đặc điểm này. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại nên bạn cũng đừng quá lo lắng.
Xem thêm: Răng vàng bẩm sinh cải thiện thế nào hiệu quả?
Trong một trường hợp khác, vài người sẽ cảm thấy lo lắng khi răng của mình bị ố vàng và nghi ngờ đó là 1 dấu hiệu bệnh lý. Trên thực tế, răng ố vàng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: Bệnh thiếu máu dạng hồng cầu lưỡi liềm, bệnh viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu, bệnh về hệ hô hấp, tim mạch, bệnh đái tháo đường, ảnh hưởng tia bức xạ khi hóa trị ung thư đầu hoặc cổ, bệnh nhiễm trùng ở mẹ bầu,…
Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì vàng răng do nguyên nhân bệnh lý rất ít gặp. Bản chất các bệnh lý thường có những biểu hiện đặc trưng đi kèm các biểu hiện liên quan khác, do đó không thể xem xét đơn thuần yếu tố vàng răng là dấu hiệu điển hình của bệnh rồi trở nên lo lắng. Thay vào đó, bạn cần xem xét toàn diện các biểu hiện bất thường khác, ví dụ như:
- Bệnh đái tháo đường có triệu chứng điển hình là khát nước và uống nước nhiều, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu tăng cao, người mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém, vết thương lâu lành,…
- Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm có triệu chứng điển hình là nhịp tim nhanh, mệt mỏi, sưng tấy ở tay và chân do mạch máu bị nghẽn, vàng da, đau dữ dội ở ngực, bụng, khớp,…
Những thông tin bên trên nếu vẫn còn khiến bạn băn khoăn và lo lắng về tình trạng vàng răng của mình, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể khám sức khỏe tổng quát để đánh giá chính xác tình trạng cơ thể hiện tại.
Tìm hiểu thêm: Răng bị vàng phải làm sao? Cách làm trắng răng hiệu quả
Điều trị bệnh lý thì tình trạng răng ố vàng có hết không?
Trên thực tế, tình trạng răng ố vàng sẽ không hết đi mặc dù bệnh tình đã được điều trị. Thay vào đó, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phương pháp thẩm mỹ răng hiện nay để cải thiện tình trạng này.
Tất nhiên, mức độ trắng sáng và hiệu quả đạt được còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng thực tế của từng người cũng như phương pháp áp dụng. Nhưng bạn hãy yên tâm rằng phần đông đều trả về kết quả rất tích cực, cụ thể là giúp bạn cải thiện tone răng từ 2-5 tone khi áp dụng tẩy trắng răng tại nha khoa uy tín.
Trong đó, một lưu ý nhỏ dành cho những bạn có tình trạng răng ố vàng do cơ địa hoặc do tác dụng phụ của thuốc khi còn là trẻ nhỏ thì kết quả sau tẩy trắng có thể không cải thiện đáng kể như với những trường hợp khác. Tuy nhiên nếu bạn vẫn quyết định thực hiện phương pháp này thì hãy mạnh dạn đến nha khoa nhé.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng cho bạn lựa chọn. Tuỳ thuộc vào kinh tế, thời gian và sở thích mà bạn có thể chọn được cho mình một cách làm trắng răng phù hợp nhất.
Xem chi tiết: Tẩy trắng răng giá bao nhiêu- Update mới nhất
Tẩy trắng răng tại phòng khám
Trong quá trình thực hiện tẩy trắng răng tại phòng khám, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng kết hợp năng lượng ánh sáng laser để cắt đứt các liên kết màu trên bề mặt răng, từ đó giúp răng trở nên trắng sáng hơn.
Ưu điểm của phương pháp này chính là tính an toàn, không gây tác dụng phụ như làm hỏng men răng, viêm lợi hay tụt nướu. Đặc biệt, tẩy trắng răng tại phòng khám có thể áp dụng cho hầu hết trường hợp răng bị nhiễm màu nặng màu vàng sẫm, răng nhiễm màu do kháng sinh Tetracycline,… Một ít nhược điểm của phương pháp này chính là có chi phí 2tr5 – 3tr5 cao hơn các phương pháp khác và với những người có răng nhạy cảm sẽ trải qua cảm giác ê sau 24 giờ tẩy.
Hiện nay tại nha khoa Thuý Đức, công nghệ làm trắng răng Laser Whitening đang được rất nhiều khách hàng yêu thích vì giúp răng bật tone từ 2-4 tone chỉ sau 60 phút thực hiện. Hiệu quả trắng răng ổn định, lâu dài và không gây hại cho men răng. Nếu bạn quan tâm về phương pháp này tại nha khoa Thuý Đức, hãy liên hệ hotline 093.186.3366 – 096.3614.566 để được tư vấn chi tiết.
Tẩy trắng răng bằng máng
Tại nhà, bạn vẫn có thể tự thực hiện các phương pháp tẩy trắng răng như: Tẩy trắng răng bằng máng, tẩy trắng răng bằng miếng dán, tẩy trắng răng bằng máy tẩy,… Trong đó tẩy trắng răng bằng máng ngậm là phương pháp sử dụng máng ngậm có chất liệu nhựa plastic mềm, trong suốt để chứa thuốc tẩy. Sau đó ngậm trong khoảng thời gian mà bác sĩ tư vấn rồi vệ sinh răng thật sạch.
Ưu điểm của phương pháp này chính là có chi phí không cao (1tr – 2tr một liệu trình), bạn có thể tự thực hiện tại nhà nên tiết kiệm kha khá thời gian đến phòng khám. Tuy nhiên một điểm cần lưu ý chính là phải có sự tư vấn từ bác sĩ để quy trình thực hiện đạt chuẩn, tránh để xảy ra sai sót làm hư răng.
Có thể bạn quan tâm: Lợi và hại cần biết khi sử dụng bút làm trắng răng
Tẩy trắng răng bằng máy
Một giải pháp khác giúp làm trắng răng tại nhà chính là sử dụng máy làm trắng răng. Với công nghệ hiện đại dùng ánh sáng xanh để tẩy vết ố vàng nhưng không làm tổn thương răng, bạn có thể an tâm mua về thực hiện tại nhà để cải thiện sắc răng của mình.
Thông thường, các máy làm trắng răng có thiết kế vô cùng nhỏ gọn nên phù hợp với khuôn miệng của người dùng. Vì vậy trong quá trình sử dụng, bạn hoàn toàn sẽ không cảm thấy vướng víu hay khó chịu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sau khi sử dụng liên tục 2 tuần cần phải ngưng 1 – 2 tuần rồi lại sử dụng tiếp. Chi phí cho máy tẩy trắng răng sẽ dao động từ 1tr – 1tr5 tuỳ vào loại máy bạn lựa chọn.
Tẩy trắng răng bằng miếng dán
Tùy theo nhu cầu làm trắng mà bạn có thể lựa chọn loại miếng dán chứa từ 9 – 14% hydrogen peroxide với liệu trình dán từ 14 – 20 ngày liên tục để sử dụng. Cũng như các giải pháp làm trắng răng tại nhà khác, miếng dán sở hữu đặc điểm như: Có hiệu quả tẩy trắng rõ rệt với mỗi lần sử dụng từ 30-60 phút, cách thức sử dụng đơn giản chỉ cần dán lên răng theo hướng dẫn và chờ đợi.
Tuy nhiên miếng dán cũng tồn tại nhược điểm khá lớn chính từ thành phần của mình. Hydrogen peroxide có trong miếng dán là một chất mài mòn dạng nhẹ có thể phá huỷ răng nếu không được kiểm soát ở nồng độ phù hợp. Chi phí cho phương pháp này có thể nói thấp nhất trong các phương pháp kể trên, cụ thể dao động từ 300k – 500k.
Có thể bạn quan tâm: Tẩy trắng răng bằng đèn Plasma có tốt không?
Những lưu ý để chăm sóc răng miệng luôn sáng khỏe
Để chăm sóc răng miệng luôn sáng khỏe, bạn có thể thực hiện theo những lưu ý sau:
- Đánh răng đúng cách: Sử dụng bàn chải mềm đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Chú ý để không bỏ sót bất kỳ phần nào của kẽ răng và lưỡi.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám và thức ăn dưới nướu, giữ cho răng sạch sẽ.
- Hạn chế thức ăn và đồ uống có màu như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước có ga,…
- Ngừng hút thuốc lá vì nicotin từ thuốc lá sẽ gây hại cho răng và nướu.
- Điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào như sâu răng, viêm nướu hoặc sưng nướu, hãy đến gặp nha sĩ để được điều trị sớm.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ: Thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn để xử lý trước khi chúng trở nên trầm trọng.
- Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng chứa fluoride có thể giúp bảo vệ men răng và ngăn cản vi khuẩn gây hại.
- Uống đủ nước: Nước giúp tạo ra nước bọt, là một hoạt chất tự nhiên giúp làm sạch răng và ngăn chặn vi khuẩn.
- Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, như rau xanh, trái cây để duy trì sức khỏe răng miệng.
Với những thông tin được nha khoa Thuý Đức cung cấp bên trên, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời về “răng vàng là bệnh gì?” phải không. Thực tế tình trạng này không quá đáng lo ngại mà có thể được khắc phục bằng các phương pháp tẩy trắng hiện đại. Vì vậy nếu mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng như xưa, bạn hãy chọn lựa cho mình phương pháp phù hợp nhất và thực hiện sớm để nhanh đạt được kết quả như mong đợi.