• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn?

Lấy cao răng là một dịch vụ nha khoa ăn khách hiện nay bởi hầu hết mọi người đã ý thức được tầm quan trọng của việc lấy cao răng. Ngoài ra, các câu hỏi về việc chăm sóc răng sau khi lấy cao răng trong đó có thắc mắc sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn sẽ được làm rõ trong bài viết này.

Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn? 1

Tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa trên răng thường có màu vàng nhạt đến vàng đậm, nâu vàng, nâu đậm hoặc đen. Những người bị cao răng lâu ngày hoặc hút thuốc lá thì cao răng thường có màu nâu đen.

Cao răng cần sớm được loại bỏ bởi đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn có hại, chúng có thể phát triển, sinh sôi và gây ra các vấn đề như:

– Hôi miệng: Cao răng khiến cho thức ăn thừa dễ bám dính lại trên răng, cản trở việc vệ sinh răng miệng. Từ đó, vi khuẩn hoạt động phân hủy thức ăn đó tạo ra mùi hôi khó chịu.

– Sâu răng: Vi khuẩn tồn tại trong cao răng lên men đường trong thức ăn tạo ra axit và khiến cho men răng bị bào mòn, dần dẫn đến sâu răng.

– Viêm nướu: Cao răng thường bám chặt quanh chân răng, dần dày lên và bám sâu xuống chân răng trong nướu. Vì thế, vi khuẩn trong cao răng dễ gây kích ứng nướu dẫn tới viêm nướu, chảy máu nướu.

– Viêm nha chu: Đây là dạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng có nguy cơ làm suy yếu mô nướu gây tụt nướu hoặc tiêu xương hàm, mất răng.

– Ảnh hưởng đến ngoại hình: Cao răng ban đầu thường trắng đục sau đó bị nhuộm màu bởi thức ăn, thức uống và trở nên sậm màu rõ rệt. Điều đó khiến bạn cảm thấy e ngại mỗi khi giao tiếp với người xung quanh.

Tại sao phải lấy cao răng? 1

Cần lưu ý gì trước khi đi lấy cao răng?

Không nhất thiết phải lấy cao răng liên tục. Các chuyên gia răng miệng khuyến cáo thời điểm tốt nhất để lấy cao răng đó là 4 – 6 tháng/lần. Nếu nhận thấy cao răng không quá nhiều, cũng chưa đến kỳ thì bạn không cần vội đi xử lý.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề như sâu răng, viêm tủy, loét miệng, viêm nha chu… thì cần điều trị dứt điểm các tình trạng này để lấy cao răng an toàn, hạn chế bị đau hoặc chảy máu.

Phụ nữ đang có thai ở tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3 không nên đi lấy cao răng để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.

Phương pháp lấy cao răng bằng máy rung siêu âm loại bỏ cao răng bằng sóng rung kết hợp tăm nước áp lực là kỹ thuật hiện đại và nhẹ nhàng nhất. Bạn có thể tìm kiếm các bệnh viện hoặc phòng khám nha có dịch vụ này để thực hiện lấy cao răng.

Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn?

Việc ăn uống sau khi lấy cao răng cũng rất được quan tâm vì nhiều người lo sợ nếu ăn uống ngay sẽ ảnh hưởng đến men răng.

Lo ngại này không hẳn là không có căn cứ, bạn có thể tưởng tượng trước đây bề mặt răng đang bị bao bọc bởi lớp cao răng. Do vậy, sau khi lấy đi lớp này răng và nướu cũng có thể trở nên nhạy cảm. Theo các chuyên gia về sức khỏe răng miệng thì bạn hoàn toàn có thể ăn uống sau khi lấy cao răng nhưng kèm theo một số lưu ý sau:

Kiêng ăn gì sau khi lấy cao răng?

Kiêng ăn gì sau khi lấy cao răng? 1

Kiêng ăn đồ ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh bởi hành động này có thể gây cảm giác ê buốt răng.

Kiêng đồ ăn quá cay nóng để phòng ngừa tình trạng nướu bị kích ứng.

Kiêng ăn uống các thực phẩm có màu đậm, ví dụ thuốc lá, trà, cà phê, rượu vang đỏ… chúng dễ bám lại trên bề mặt răng khiến răng bị tối màu.

Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường bởi chúng có thể kích thích vi khuẩn có hại trong khoang miệng tấn công răng, nướu hoặc niêm mạc miệng.

Không nên ăn kẹo bánh hoặc thức ăn có độ dính cao đề phòng chúng dắt lại ở các kẽ răng, khó làm sạch.

Nên ăn gì sau khi lấy cao răng?

Quá trình lấy cao răng làm lộ ra bề mặt răng trước đó bị cao răng bám dính, khi đó có thể đã tồn tại những lỗ nhỏ li ti trên răng. Ngoài ra, đôi khi quá trình lấy cao răng cũng làm tổn thương nướu nên cần bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất giúp nhanh lành vết thương. Những thực phẩm nên ăn tăng cường sau khi lấy cao răng gồm:

Nhóm thực phẩm giàu canxi cho men răng bóng khỏe, ngừa sâu răng: trứng gà, sữa tươi, sữa chua, tôm, cua…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E giúp chữa lành các mô tổn thương: táo, cam, chuối, ngũ cốc, khoai lang, súp lơ, cà rốt, dưa chuột…

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng tiết nước bọt, kháng khuẩn: bột yến mạch, các loại hạt, rong biển, mận khô, táo…

Uống nhiều nước là cách để chúng ta trung hòa axit trong khoang miệng, giảm thiểu nguy cơ axit bào mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng.

Lấy cao răng xong bị ê buốt răng cần làm gì?

Lấy cao răng xong bị ê buốt răng cần làm gì? 1

Dù không mong muốn nhưng xác suất bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng là khá cao. Tuy nhiên, cảm giác ê buốt này thường chỉ kéo dài vài giờ và sẽ tự hết. Nếu như bạn cảm thấy răng bị ê buốt nhiều sau khi lấy cao răng, hãy chú ý các điều sau để răng mau trở lại trạng thái bình thường:

  • Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh như kem, nước đá, nước nóng…
  • Không ăn nhai những thức ăn quá thô cứng.
  • Không chải răng quá mạnh khi đánh răng.
  • Nên dùng kem đánh răng chống ê buốt, kem đánh răng giàu flouide.
  • Nên ngậm một chút nước mật ong ấm để làm dịu cảm giác ê buốt.

Các biện pháp ngăn ngừa cao răng hiệu quả

Đánh răng thường xuyên

Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần để loại bỏ mảng bám, ngăn chặn kịp thời việc chúng tiến triển thành cao răng. Đây là chỉ dẫn nha khoa quen thuộc đòi hỏi bạn phải nghiêm túc thực hiện đều đặn.

Dùng bàn chải điện

Bàn chải điện là thiết bị đang được người dùng ưa chuộng bởi khả năng tạo độ rung khi chải răng, giảm đáng kể tình trạng cao răng.

Xỉa răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước

Các dụng cụ như chỉ nha khoa hoặc tăm nước có tác dụng làm sạch sâu cho răng, nướu ở từng ngóc ngách, điều mà dùng tăm tre truyền thống khó thực hiện được.

Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng thường chứa chất kháng khuẩn nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, nước súc miệng còn giúp hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn.

Sử dụng nước súc miệng 1

Chế độ ăn uống phù hợp

Bạn nên tiêu thụ ít các loại đồ ăn tăng nguy cơ hình thành mảng bám và cao răng như bỏng ngô, trái cây khô, kẹo mềm, kẹo chip chip, mứt… Chúng không chỉ dễ bị dính lại ở các kẽ răng mà còn chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe.

Sau khi ăn các thức ăn nhiều đường và axit, bạn nên đánh răng, súc miệng hoặc uống nhiều nước ngay để tránh tổn hại men răng và tăng nguy cơ sâu răng do vi khuẩn.

Từ bỏ thói quen uống trà đặc, cà phê, thuốc lá bởi chúng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thần kinh mà còn khiến cao răng tích tụ nhiều và sậm màu.

Những chia sẻ trên về cách ăn uống sau khi lấy cao răng nhằm giảm thiểu cảm giác ê buốt răng cũng như ngăn ngừa cao răng tái phát. Hy vọng những kiến thức này giúp ích nhiều cho bạn.

Tác giả: thuphuong - 17/01/2024

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Cao răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Trẻ em có nên lấy cao răng? Các vấn đề về cao răng trẻ em

Đánh bóng răng là gì? Có nên đánh bóng thường xuyên?

Đánh răng nhiều lần có tốt không? 6 thói quen sai lầm cần tránh

Không đánh răng trước khi đi ngủ – Mối họa khôn lường

Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?

Bao lâu lấy cao răng 1 lần? – Câu trả lời từ chuyên gia

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo