Nha Khoa Thúy Đức https://nhakhoathuyduc.com.vn Xây nụ cười bằng cả trái tim Mon, 11 Nov 2024 07:56:58 +0000 vi hourly 1 Tủy răng bị thối là do đâu, phải làm sao? https://nhakhoathuyduc.com.vn/tuy-rang-bi-thoi-14759/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/tuy-rang-bi-thoi-14759/#respond Tue, 14 May 2024 23:37:39 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=14759 Tủy răng bị thối, hay còn gọi là hoại tử tủy răng, là một vấn đề nha khoa phổ biến gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tình trạng tủy răng bị thối để bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Tủy răng bị thối là gì?

Tủy răng bị thối là gì? 1

Tủy răng bị thối là tình trạng tủy bị tổn thương hoặc chết đi do nhiễm trùng hoặc chấn thương mạnh. Khi tủy răng bị thối, nó không còn khả năng hồi phục và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm và mất răng. Đây là một vấn đề sức khỏe răng miệng đáng lo ngại và cần được điều trị kịp thời để tránh các hậu quả lâu dài.

Khi tủy răng bị thối, phần của bó sợi thần kinh và mạch máu trong phần tủy của răng bị chết đi. dẫn đến việc suy giảm các yếu tố miễn dịch của răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và nhân lên.

Tình trạng này có thể phát triển ở cả răng sữa (răng trẻ em) và răng vĩnh viễn (răng người lớn), và không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Điều quan trọng là phải chẩn đoán hoại tử tủy răng càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng đến các mô xung quanh răng, bao gồm cả dây chằng nha chu (các mô nối răng với xương hàm) và gây tổn thương cho các mô của nha chu. Tủy răng thối nếu không được chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như áp xe quanh răng, viêm xương hàm, mất răng vĩnh viễn, thậm chí nhiễm trùng lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể và có khả năng tử vong.

Tủy răng bị thối là gì? 2

Triệu chứng tủy răng bị thối có thể có thể như sau:

  • Mất cảm giác: Khi tủy răng chết, bạn sẽ không cảm nhận được khi gõ vào, khi ăn thức ăn nóng lạnh.
  • Thay đổi màu sắc răng: Răng có thể chuyển sang màu nâu, ố vàng, xám hoặc đen do không được nuôi dưỡng liên tục.
  • Mùi hôi miệng: Do dịch tủy bị hoại tử chảy ra ngoài thông qua lỗ sâu hoặc lỗ dò ở chóp răng, có thể gây ra mùi hôi khó chịu, dù có đánh răng sạch sẽ.
  • Cảm giác áp lực: Có thể cảm thấy áp lực tăng lên khi ăn hoặc nghiến răng.
  • Đau từng cơn: Đôi khi có thể xuất hiện những cơn đau đột ngột ngay cả khi không ăn nhai.
  • Khi nhiễm trùng tủy răng nặng, mặt sẽ bị sưng tại vùng tủy bị viêm, sưng hạch bạch huyết, đau nhức và khó ăn nhai, sốt cao.

Nguyên nhân tủy răng bị thối

Tủy răng bị thối bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sau đây:

Bệnh lý răng miệng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm và nhiễm trùng tủy răng. Vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng qua các lỗ sâu, tấn công và tiêu diệt các tế bào mô tủy, dẫn đến thối tủy răng.

Thành phần vi khuẩn trong tủy răng bị thối tủy thường phức tạp, bao gồm các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, Clostridium perfringens và Fusobacterium. Vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong môi trường tủy răng bị tổn thương, tiết ra độc tố, gây ra viêm nhiễm và hoại tử mô.

Xem thêm: Sâu răng cửa – nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm

Chấn thương răng

Tủy răng bị thối do chấn thương có thể xảy ra do chấn thương cấp tính hoặc mãn tính.

Chấn thương cấp tính xảy ra khi có lực tác động mạnh lên răng trong một lần, ví dụ như va đập, té ngã. Lúc này, các mô quanh chóp răng bị rách, mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho tủy răng bị tổn thương, dẫn đến hoại tử tủy.

Chấn thương mãn tính xảy ra do lực tác động nhẹ nhưng lặp đi lặp lại trong thời gian dài lên răng, ví dụ như mài mòn răng bệnh lý, thói quen nghề nghiệp có hại (cắn chỉ ở thợ may, cắn dây câu ở thợ câu). Ban đầu, tủy răng có thể tự bù đắp cho tổn thương, nhưng về lâu dài, do mạch máu bị chèn ép, tủy răng sẽ bị hoại tử.

Đọc thêm: Răng bị sứt mẻ phải làm sao?

Các điều trị nha khoa sai kỹ thuật

Trong quá trình điều trị các bệnh lý nha khoa, nếu thực hiện sai kỹ thuật cũng có thể tiềm ẩn rủi ro gây thối tủy răng.

Đơn cử như trong kỹ thuật bọc răng sứ, đặc biệt là khi lấy tủy răng hoặc tiện răng để lắp mão sứ, cầu răng, nếu không cẩn thận có thể làm bỏng tủy răng, dẫn đến hoại tử. Nguyên nhân chính là do sử dụng mũi khoan hoặc máy cắt không có hệ thống làm mát hoặc làm mát không hiệu quả, khiến tủy răng bị nung nóng quá mức và dẫn tới thối tủy răng.

Hoặc một trường hợp khác liên quan tới chất hóa học sử dụng trong điều trị sâu răng ví dụ như phenol. Các hợp chất phenol có thể gây hại nếu tiếp xúc trực tiếp với mô tủy răng. Khi các hợp chất phenol được áp dụng lên răng, chúng có thể thấm qua các kênh dentin – những ống nhỏ liên kết lớp ngoài cùng của răng (men răng) với tủy răng. Sự thấm qua này có thể gây ra các tổn thương hóa học cho mô tủy, tương tự như một vết bỏng hóa học, dẫn đến việc thối tủy răng.

Phân loại tình trạng thối tủy răng

Trong nha khoa, tình trạng tủy răng bị thối được chia thành hai loại chính:

1. Tủy răng bị thối ở dạng hóa lỏng

  • Mô tủy răng bị thối có cấu trúc mềm nhũn, có thể chứa nhiều dịch.
  • Trường hợp này thường xảy ra do vi khuẩn tấn công và tiết ra độc tố làm hủy hoại mô tủy.
  • Tủy răng bị thối ở dạng hóa lỏng cũng có thể gặp trong quá trình điều trị viêm tủy bằng phương pháp sinh học, cụ thể là khi bôi trực tiếp vôi tôi lên tủy răng.

2. Tủy răng bị thối ở dạng đông tụ

  • Không liên quan đến tác động nhiễm trùng mãn tính.
  • Mô tủy răng bị thiếu oxy dẫn đến hoại tử.
  • Tủy răng bị thối ở dạng đông tụ thường gặp ở trường hợp chấn thương nha chu cấp tính, khi mạch máu nuôi dưỡng tủy răng bị tổn thương.

Ngoài ra, một số tài liệu còn phân loại tình trạng thối quỷ răng theo mức độ:

  • Thói tủy răng bán phần: Chỉ một phần tủy răng bị hoại tử.
  • Thối tủy răng toàn phần: Toàn bộ tủy răng bị hoại tử

Chẩn đoán tình trạng thối tủy răng

Chẩn đoán hoại tử tủy răng là một bước quan trọng để xác định tình trạng bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Quá trình chẩn đoán thường dựa trên các yếu tố sau:

1. Hỏi bệnh:

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng mà họ gặp phải, bao gồm đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng, thay đổi màu sắc răng, mùi hôi miệng, tiền sử điều trị nha khoa,…

Một số trường hợp, bệnh nhân đến gặp nha sĩ vì lo lắng về màu sắc thay đổi của răng. Nha sĩ khi khám sẽ thấy răng chuyển màu xám. Khi mở buồng tủy, có thể ngửi thấy mùi hôi thối. Gõ nhẹ vào răng có thể gây đau. Lớp ngoài cùng của tủy có màu xám bẩn và không chảy máu. Dùng dụng cụ thăm dò vào tủy răng cũng có thể gây đau.

Một số bệnh nhân khác có thể cảm thấy đau nhức khi ăn thức ăn nóng. Nguyên nhân là do hoạt động của vi khuẩn đặc biệt, thường là Bacteroides. Nhiệt độ nóng khiến khí hình thành trong khoang răng, dẫn đến tình trạng đau nhức từ từ tăng lên khi ăn thức ăn nóng và giảm dần khi loại bỏ kích thích. Hầu hết bệnh nhân bị thối tủy răng đều cho biết rằng trước đó họ đã từng bị đau nhức răng.

Thông tin này giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng thối tủy răng và xác định nguyên nhân gây bệnh.

2. Khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ khám tổng quát khoang miệng, kiểm tra từng chiếc răng để nhận biết các dấu hiệu bất thường như sâu răng, mòn răng, viêm nướu, áp xe răng,…

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để đánh giá độ nhạy cảm của răng với nhiệt độ và lực tác động.

Phản ứng của bệnh nhân đối với các kích thích này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của tủy răng.

3. Chẩn đoán hình ảnh:

Chụp X-quang răng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng nhất để chẩn đoán hoại tử tủy răng. Hoại tử tủy răng thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng và có thể chỉ phát hiện tình cờ qua chụp X-quang (như chụp toàn cảnh hàm mặt, chụp CT). Khi đó, hoại tử tủy thường đi kèm với những thay đổi ở mô quanh chóp răng.

Hình ảnh chụp X-quang có thể cho thấy khoảng hở nha chu ngày càng rộng ra và có thể xảy ra hiện tượng tiêu xương ở vùng chóp răng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT hoặc chụp MRI trong một số trường hợp cần thiết.

Hỏi đáp: Chụp X-quang răng có hại không? Câu hỏi thường gặp

4. Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt hoại tử tủy răng với các bệnh lý nha khoa khác có triệu chứng tương tự như viêm tủy không hồi phục, viêm nha chu mãn tính, áp xe quanh chóp răng,…

Việc chẩn đoán phân biệt chính xác giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Tủy răng bị thối – điều trị thế nào?

Khi có dấu hiệu ê nhức, đau răng thì bạn cần đến thăm khám sớm tại địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị. Nếu tủy răng bị thối, Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:

1. Chữa tủy và phục hình

1. Chữa tủy và phục hình 1
Thời gian điều trị lấy tủy không cố định

Trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ gây tê cho răng để giảm đau nhức cho bệnh nhân. Sau đó, loại bỏ mô tủy bị hoại tử và làm sạch các ống tủy răng bằng dụng cụ chuyên dụng.

Các ống tủy răng được rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý hoặc chlorhexidine gluconate để tiêu diệt vi khuẩn.

Trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống viêm và kháng khuẩn để hỗ trợ quá trình làm lành và giảm viêm nhiễm.

Sau khi đặt thuốc, các ống tủy răng được trám bít bằng chất trám nha khoa chuyên dụng.

Bác sĩ sẽ lắp mão răng sứ/ trám bít để bảo vệ răng và phục hồi chức năng ăn nhai.

2. Nhổ răng và phục hình

Khi tủy răng đã bị thối và không thể hồi phục, việc nhổ bỏ răng là cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn từ răng bị nhiễm truyền sang các răng khác, gây ra viêm nhiễm rộng rãi.

Việc này sẽ để lại một khoảng trống ở vị trí răng đã bị nhổ, có thể ảnh hưởng đến ngoại hình (thẩm mỹ) và khả năng ăn nhai của người bệnh.

Bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp phục hình răng như cầu răng, implant (cấy ghép răng), hoặc răng giả tháo lắp để thay thế cho răng đã mất. Mục tiêu là khôi phục lại vẻ ngoài tự nhiên và chức năng ăn nhai, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng.

2. Nhổ răng và phục hình 1

Implant là phương án tốt nhất trong 3 phương pháp, thẩm mỹ như răng thật, chức năng ăn nhai gần như 100%, ngăn ngừa tiêu xương hàm, không ảnh hưởng đến răng thật khác, tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, chi phí cấy ghép răng Implant cao hơn so với hai phương pháp kia. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng tài chính của bản thân trước khi quyết định.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/tuy-rang-bi-thoi-14759/feed/ 0
Đang cho con bú có lấy tủy răng được không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/cho-con-bu-lay-tuy-rang-duoc-khong-14495/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/cho-con-bu-lay-tuy-rang-duoc-khong-14495/#respond Wed, 01 May 2024 14:43:02 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=14495 Nhiều mẹ bỉm sữa bị sâu răng rất bối rối và hoang mang trước quyết định điều trị tủy răng trong giai đoạn cho con bú. Liệu việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị tủy có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con yêu hay không? Nên điều trị hay nhẫn nhịn chịu đựng cơn đau để đảm bảo an toàn cho con?

Hiểu được những trăn trở và lo lắng của các bà mẹ bỉm sữa, bài viết này sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề điều trị tủy răng trong giai đoạn cho con bú, để bạn có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất cho bản thân và con yêu.

Cho con bú lấy tủy răng được không?

Cho con bú lấy tủy răng được không? 1

Trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ gặp phải các vấn đề về răng như viêm tủy răng hay viêm quanh chóp, thông thường cần phải điều trị tủy nếu cần thiết.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc khử trùng và chống viêm, nhưng bạn không cần lo lắng vì những loại thuốc này không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài ra, thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình điều trị sẽ được cơ thể loại bỏ sau khoảng 4 đến 6 giờ. Vì vậy, nếu bạn chờ đợi khoảng thời gian này trước khi cho bé bú lại, thì việc điều trị răng không gây hại cho sự phát triển của bé. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể tiến hành điều trị tủy răng trong thời kỳ cho con bú.

Quy trình chữa tủy răng an toàn cho phụ nữ cho con bú:

  • Gây tê: Sử dụng Lidocaine hoặc Articaine để gây tê tại chỗ trước khi mở tủy. Thuốc tê sẽ được đào thải hoàn toàn sau 2 tiếng, không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
  • Rửa sạch tủy: Trong quá trình điều trị tủy, dung dịch hydrogen peroxide hoặc dung dịch natri hypoclorit và nước muối sinh lý được sử dụng để luân phiên rửa bên trong ống tủy. Dung dịch này không gây kích ứng niêm mạc miệng và không được hấp thu vào cơ thể.
  • Khử trùng: Camphor phenol và Calcium hydroxide được đặt vào tủy răng để khử trùng. Các loại thuốc này không thấm vào sữa mẹ và không ảnh hưởng đến việc cho con bú.
  • Trám bít: Sử dụng Calcium hydroxide, Clove oil paste, Gutta-percha points,… để trám bít tủy răng. Các vật liệu này có độ an toàn sinh học cao.
  • Bơm trám: Sử dụng Glass ionomer cement, Composite resin,… để trám bít lỗ sâu. Các vật liệu này cũng rất an toàn.

Cho con bú lấy tủy răng được không? 2

Lưu ý khi điều trị tủy răng ở phụ nữ cho con bú

Trong thời kỳ cho con bú, việc điều trị tủy răng là khả thi. Tuy nhiên, có một số điểm quan trọng mẹ bỉm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:

1. Chọn lựa vật liệu an toàn:

Trong quá trình điều trị, cần sử dụng thuốc gây tê và các loại vật liệu như hợp kim niken-crom. Hãy chắc chắn rằng những vật liệu này an toàn cho bé và không ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ.

2. Thông báo cho bác sĩ về việc bạn đang cho con bú:

Lưu ý khi điều trị tủy răng ở phụ nữ cho con bú 1

Hiện nay, các phòng khám nha khoa uy tín đều sử dụng máy chụp X-quang kỹ thuật số với liều lượng tia X cực thấp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu cần chụp X-quang, hãy báo trước với bác sĩ để họ có biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng bức xạ, bảo vệ bé khỏi ảnh hưởng của tia X-quang.

Khi chụp X-quang, bạn sẽ được mặc áo chì bảo vệ để hạn chế tối đa lượng tia X tiếp xúc với cơ thể, đặc biệt là vùng ngực.

Ngoài chụp X-quang, bạn cũng có thể lựa chọn chụp phim nha khoa kỹ thuật số (VISIOGRAPHY). Phương pháp này chỉ tác động tia X đến vùng răng cần chụp, không ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, do đó an toàn hơn cho phụ nữ cho con bú.

Sau khi chụp X-quang, một số phụ nữ có thể gặp hiện tượng giảm tiết sữa tạm thời. Tuy nhiên, lượng sữa sẽ dần phục hồi sau vài ngày. Các bác sĩ thường khuyến cáo sau khi chụp X-quang, nên vắt và không sử dụng sữa đã vắt đó cho bé bú. Vì thế, mẹ bỉm nên vắt sữa trước khi chụp X-quang để dự trữ sử dụng cho con trong ngày.

3. Chuẩn bị tinh thần cho các cảm giác không thoải mái:

Tình trạng sưng đau sau điều trị có thể làm cản trở quá trình ăn uống và gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để duy trì việc cho con bú một cách bình thường.

Đọc thêm: Viêm tủy răng nên ăn gì kiêng gì?

4. Chăm sóc răng miệng cẩn thận:

Trong và sau khi điều trị, hãy chú trọng đến vệ sinh răng miệng, súc miệng thường xuyên. Nếu cần sử dụng thuốc kháng sinh, hay giảm đau hãy tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ để không gây ảnh hưởng tới em bé.

Các thông tin quan trọng khác về vấn đề răng miệng ở phụ nữ cho con bú

Sức khỏe răng miệng của phụ nữ cho con bú đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn từ các vấn đề răng miệng thường gặp ở phụ nữ cho con bú:

1. Lây truyền vi khuẩn cho trẻ:

Vi khuẩn từ mảng bám, sâu răng và bệnh nha chu trong miệng mẹ có thể dễ dàng lây truyền sang trẻ qua các hoạt động như: nếm thử thức ăn của trẻ, hôn và ôm trẻ.

Vi khuẩn này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ như viêm lợi, tưa lưỡi, sâu răng và thậm chí là tiêu chảy.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mẹ:

Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ và cho con bú có thể khiến phụ nữ dễ bị sâu răng, viêm nướu và các bệnh nha chu khác.

Buồn nôn và nôn mửa do ốm nghén hoặc cho con bú bằng bình có thể dẫn đến mòn men răng và tăng nguy cơ sâu răng.

Thiếu ngủ và căng thẳng do chăm sóc trẻ sơ sinh cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

3. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ:

Nhiễm trùng nha khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và sinh non.

Đau nhức răng và các vấn đề răng miệng khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tâm trạng của mẹ, dẫn đến căng thẳng và lo lắng.

4. Giảm lượng sữa mẹ:

Cơn đau nhức răng và khó chịu do các vấn đề răng miệng có thể khiến mẹ bỏ bú hoặc cho con bú ít hơn.

Một số loại thuốc điều trị các vấn đề răng miệng có thể không an toàn cho trẻ bú.

Lời khuyên:

  • Phụ nữ cho con bú nên đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.
  • Chải răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là sau khi nôn mửa.
  • Tránh ăn vặt và đồ ngọt, hạn chế đồ uống có ga và nhiều axit.
  • Sử dụng nước súc miệng dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc giảm đau.

Mẹ bỉm sữa nên xử lý thế nào nếu bị đau răng cấp tính?

Trong trường hợp bị đau răng cấp tính, mẹ bỉm sữa có thể sử dụng một số loại thuốc có thành phần paracetamol hoặc ibuprofen mà không ảnh hưởng đến bé. Nên luôn dự trữ sẵn một trong những loại thuốc này trong tủ thuốc gia đình để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, không nên trì hoãn việc giảm đau cho tới khi gặp bác sĩ mới xử lý khi cơn đau quá nghiêm trọng.

Dưới đây là bảng tóm tắt các loại thuốc giảm đau phù hợp cho phụ nữ cho con bú:

Hoạt chất Tên thuốc Lưu ý
Paracetamol Panadol, Efferalgan, v.v. Nồng độ paracetamol trong sữa mẹ rất thấp, lượng cao nhất đạt được sau 15-60 phút.
Ibuprofen Ibuprofen, Nurofen, v.v. Nên dùng Ibuprofen ngay sau khi cho con bú. Nồng độ thuốc trong sữa mẹ rất thấp.

Lựa chọn hiệu quả nhất là ibuprofen và các dẫn xuất của nó. So với paracetamol, ibuprofen có hiệu quả giảm đau tốt hơn.

Lưu ý quan trọng:

1/ Không sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt mà không đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng.

2/ Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc sau đây để giảm đau và khó chịu:

  • Analgin và các dẫn xuất: Analdim, Tempalgin, Sedalgin, Pentalgin, v.v.
  • Aspirin
  • Aspirin kết hợp với codeine (Paracetamol + Codeine)

Tất cả các loại thuốc trên đây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan và hệ thống nội tạng của trẻ thông qua sữa mẹ.

3/ Ngoài việc sử dụng thuốc, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khác để giảm đau răng tại nhà như:

  • Chườm lạnh: Dùng khăn mềm bọc đá lạnh chườm lên má, vị trí gần với răng bị đau trong 15-20 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Pha loãng muối với nước ấm, súc miệng nhiều lần trong ngày để giúp giảm viêm và sát khuẩn.
  • Sử dụng túi trà: Ngâm túi trà đen hoặc trà bạc hà trong nước ấm, sau đó để nguội và đắp lên vùng má bị đau.
  • Tránh các thực phẩm kích thích: Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, chua, ngọt, cứng rắn vì có thể khiến cơn đau răng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu cơn đau răng không thuyên giảm sau vài ngày hoặc kèm theo các triệu chứng như sốt, sưng tấy, chảy mủ, mẹ cần đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được điều trị.

Câu hỏi thường gặp

 

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/cho-con-bu-lay-tuy-rang-duoc-khong-14495/feed/ 0
Lấy chỉ máu răng và những điều bạn cần biết https://nhakhoathuyduc.com.vn/lay-chi-mau-rang-13966/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/lay-chi-mau-rang-13966/#respond Thu, 18 Apr 2024 14:54:27 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=13966 Lấy chỉ máu răng thường áp dụng trong trường hợp răng bị viêm tủy nhằm giảm đau cho người bệnh và bảo tồn răng tối đa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết liên quan đến kỹ thuật này bao gồm tác dụng của lấy chỉ máu răng, quy trình, chi phí lấy chỉ máu răng… Bạn quan tâm hãy đọc để tìm hiểu ngay nhé!

Lấy chỉ máu răng và những điều bạn cần biết 1

Lấy chỉ máu răng là làm gì?

Trước tiên để tìm hiểu về lấy chỉ máu răng, chúng ta cần hiểu biết về cấu trúc ống tủy răng. Ống chân răng là một khoang trong chân răng chứa đầy mô mềm (tủy răng) và được bao bọc bởi nhiều dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Ống tủy có thể có nhiều dạng khác nhau và có các lỗ ống tủy – vị trí mà các nha sĩ chọc hút để lấy tủy hoặc trám.

Số lượng lỗ tủy răng dao động từ 1 đến 4-5, tùy thuộc vào loại răng (răng hàm, răng cửa, răng nanh) và có thể phân bố riêng lẻ hoặc đan xen lẫn nhau. Răng càng nhiều lỗ tủy răng thì việc xác định và trám kín càng khó khăn.

Khi tủy răng bị nhiễm trùng, nha sĩ sẽ loại bỏ tủy răng bị bệnh hoặc đã hoại tử sau đó trám kín ống tủy để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Như vậy thao tác lấy tủy trong quá trình này chính là lấy chỉ máu răng – kỹ thuật mà chúng ta đang tìm hiểu.

Lấy chỉ máu răng giúp giải quyết loại bỏ các tổ chức nhiễm trùng trong ống tủy từ đó chấm dứt các cơn đau cho bệnh nhân, đồng thời lấy tủy cũng để phục vụ quá trình lấp đầy khoảng trống trong răng, khôi phục chức năng hoàn chỉnh của răng.

Khi nào cần lấy chỉ máu răng

Nguyên nhân gây tổn thương tủy răng

  • Sâu răng nghiêm trọng

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tủy răng. Răng sâu là tình trạng ngà răng và men răng bị phá hủy bởi vi khuẩn sâu răng, chúng ăn mòn dần từng lớp răng và xâm nhập vào buồng tủy gây viêm và hoại tử tủy, cần điều trị tủy sớm.

  • Răng bị nứt hoặc vỡ

Những chiếc răng bị nứt, vỡ do chấn thương, va đập thường có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy và chết tủy. Vì thế, nếu chiếc răng bị vỡ, mẻ dẫn tới chết tủy thì cần phải điều trị tủy trước khi thực hiện các kỹ thuật phục hình khác.

  • Bệnh nha chu

Viêm nha chu do vi khuẩn từ mảng bám và cao răng tấn công vào các tổ chức quanh răng như nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu gây nhiễm trùng. Vi khuẩn này tiếp tục ăn sâu vào tủy răng gây viêm và cần điều trị tủy. Bệnh nha chu cũng khiến cho các mô quanh răng bị tổn thương, gây giảm lưu thông máu đến tủy răng và dần khiến tủy răng bị thiếu dinh dưỡng, viêm nhiễm và chết tủy.

Hỏi đáp: Viêm nha chu có tự khỏi không?

Nguyên nhân gây tổn thương tủy răng 1

Dấu hiệu cần lấy chỉ máu răng

  • Đau răng: Biểu hiện rõ ràng nhất của tủy răng bị tổn thương là tình trạng đau nhức răng kéo dài, những cơn đau thường dữ dội, đau buốt, nhức nhối từ sâu bên trong, đau lan ra cả hàm và mặt…
  • Răng nhạy cảm với nhiệt độ: Cảm giác ê buốt khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể là dấu hiệu viêm tủy.
  • Răng bị đau khi có lực tác động: Khi gõ chiếc thìa hoặc dụng cụ nha khoa vào răng hoặc đau khi 2 hàm chạm vào nhau thì có thể dây thần kinh ở tủy răng bị thương.
  • Nhiễm trùng nướu: Các triệu chứng viêm nướu, sưng đỏ, có mủ cũng thường gặp khi tủy bị nhiễm trùng.
  • Răng trở nên tối màu: Do tủy bị tổn thương, suy giảm khả năng nuôi dưỡng răng nên màu sắc của răng không trắng sáng như bình thường.

Lấy chỉ máu răng có đau không?

Lấy chỉ máu răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến và thường không gây đau nếu nha sĩ thực hiện thủ thuật có tay nghề cao và gây tê hiệu quả.

Để lấy chỉ máu răng, trước khi thực hiện bác sĩ cần tiêm thuốc gây tê tại chỗ để quá trình trị tủy diễn ra thuận lợi. Nếu như kỹ thuật tiêm gây tê tốt kết hợp với cơ địa người bệnh đáp ứng thuốc tê hiệu quả thì gần như trong quá trình lấy tủy sẽ không cảm nhận bị đau đơn gì.

Ngoài ra, bác sĩ lấy chỉ máu răng có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ hạn chế sai xót trong quá trình thực hiện thì thậm chí ngay cả khi hết thuốc tê, bạn cũng không bị đau. Thậm chí, lấy tủy xong, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái bởi những cơn đau do viêm tủy hành hạ bạn nay đã chấm dứt.

Lấy chỉ máu răng bao nhiêu tiền?

Chi phí lấy chỉ máu răng hay lấy tủy thường dao động từ 500.000 đ – 2.000. 000 đ tùy thuộc vào cách tính giá của từng cơ sở nha khoa và từng trường hợp điều trị cụ thể.

Các bệnh viện, phòng khám tại các thành phố lớn hay những nơi mặt bằng đắt đỏ thì giá dịch vụ nha khoa có thể sẽ cao hơn tại các tỉnh lẻ.

Mức độ khó của răng cần lấy tủy cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí, chẳng hạn trường hợp răng có nhiều ống tủy, răng đã từng bọc trám hoặc bọc răng sứ thì giá thành lấy tủy răng thường cao hơn.

Lấy chỉ máu răng bao nhiêu tiền? 1

Thời gian lấy chỉ máu răng

Lấy chỉ máu răng thường tốn khá nhiều thời gian để nha sĩ thực hiện, trung bình mỗi ca lấy tủy răng sẽ kéo dài khoảng 30 – 60 phút, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần xử lý lâu hơn. Điều này phụ thuộc vào

Mức độ phức tạp của nhiễm trùng

Tủy răng bị tổn thương càng nghiêm trọng thì thời gian xử lý hút tủy, làm sạch ống tủy càng lâu. Hơn nữa, có những chiếc răng có hiện tượng viêm nhiễm ở chóp răng sẽ cần nhiều thời gian điều trị hơn.

Số lượng ống tủy

Các loại răng khác nhau có số lượng ống tủy khác nhau, răng càng có nhiều ống tủy thì thời gian để lấy chỉ máu răng sẽ lâu hơn răng chỉ có 1 ống tủy, cụ thể

Răng hàm là những chiếc răng lớn có thể có tới 4, 5 ống tủy nên thời gian chọc hút tủy, khử trùng và trám bít các ống tủy này diễn ra khá lâu, có thể kéo dài từ 60 – 90 phút.

Răng tiền hàm là những răng chỉ có 1 hoặc 2 chân răng nên thời gian xử lý sẽ nhanh hơn đối với răng hàm lớn. Tùy vào cấu trúc của từng chiếc răng, trung bình lấy tủy cho răng tiền hàm mất khoảng 60 phút.

Răng cửa hoặc răng nanh thường chỉ có 1 ống tủy tuy nhiên nên quy trình chữa tủy thường nhanh chóng, mất khoảng 45 – 60 phút/răng.

Tay nghề của bác sĩ

Bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong việc điều trị tủy sẽ thao tác chính xác và gọn gàng giúp quá trình lấy tủy diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.

Quy trình lấy chỉ máu răng

Trước khi lấy chỉ máu răng

  • Thăm khám và chụp X-quang: Bước thăm khám tổng quan tình hình răng miệng giúp đánh giá sơ bộ về vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Chụp X-quang là kỹ thuật giúp xác định tủy có bị tổn thương hay không cũng như vị trí, số lượng ống tủy cần điều trị.
  • Gây tê: Sau khi làm sạch khoang miệng, bác sĩ tiêm thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau cho bệnh nhân và giúp quá trình trị tủy diễn ra thuận lợi.

Lấy chỉ máu

  • Mở ống tủy: Để tiếp cận tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng như khoan, trâm tay để đục một lỗ trên bề mặt răng.
  • Loại bỏ tủy và làm sạch: Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ kim, dũa, chồi để lấy tủy bị nhiễm trùng hoặc hoại tử ra khỏi ống tủy. Chụp phim lại một lần nữa để xem tủy hỏng đã được làm sạch hết hay chưa?
  • Tạo hình và định hình ống tủy: Ống tủy sau khi được làm sạch cần tạo hình lại để chuẩn bị cho quá trình trám bít.
  • Trám bít ống tủy: Nha sĩ sẽ dùng các vật liệu chuyên dụng để bịt lại ống tủy và nếu có điều kiện, bạn nên bọc sứ những chiếc răng đã trị tủy để giữ răng lâu bền.

Sau khi lấy chỉ máu

  • Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà.
  • Hẹn lịch để bọc răng hoặc tái khám cho bệnh nhân.

Sau khi lấy chỉ máu 1

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi lấy chỉ máu răng

Sau khi lấy chỉ máu răng, chúng ta cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, kỹ càng hơn bởi răng sau khi trị tủy là sẽ bị suy yếu, giảm sức ăn nhai, dễ bị gãy rụng, vỡ mẻ hơn. Hãy thực hiện các hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau đây để bảo tồn răng tốt nhất.

Vệ sinh răng miệng:

Ở bất kỳ thời điểm nào, bạn đều cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn. Sau khi lấy chỉ máu răng, bạn có thể thực hiện các thao tác vệ sinh răng miệng một cách bình thường bao gồm:

  • Chải răng nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, không để tình trạng vụn thức ăn thừa bám dính trên răng.
  • Súc miệng thường xuyên để làm sạch khoang miệng, nên dùng loại nước súc miệng mà bác sĩ điều trị kê cho bạn.

Chế độ ăn uống:

Những chiếc răng đã bị lấy tủy sẽ dễ gặp tình trạng suy thoái, giảm độ bền chắc, răng dễ bị giòn, vỡ hoặc bong miếng trám khi gặp lực tác động mạnh. Vì vậy chúng ta cần thay đổi thói quen ăn nhai, nhai nhẹ nhàng, hạn chế đồ ăn quá cứng, dai để bảo vệ răng.

Răng đã lấy tủy vẫn có thể bị sâu, cần hạn chế các loại thức ăn quá ngọt hoặc chua để men răng không bị ăn mòn bởi vi khuẩn, ngăn chặn sâu răng tái phát.

Uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe răng miệng, giúp miệng không bị khô, ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng.

Xem thêm: Bị viêm tủy răng nên ăn gì kiêng gì?

Một số lưu ý khác:

Bạn cần theo dõi tình hình sức khỏe răng miệng sau khi lấy chỉ máu răng, nếu vẫn còn thấy đau nhức răng, sưng tấy, chảy máu hoặc nướu mưng mủ, cần liên hệ bác sĩ ngay để kiểm tra lại.

Tránh hút thuốc và sử dụng rượu bia bởi chúng khiến chiếc răng đã diệt tủy trở nên xỉn màu, dễ gãy rụng hơn.

Trên đây là những lời khuyên chăm sóc răng miệng hữu ích từ các chuyên gia, bạn hãy chăm chỉ áp dụng để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi lấy chỉ máu răng.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/lay-chi-mau-rang-13966/feed/ 0
Lấy tủy răng mất bao lâu? Có chích thuốc tê không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/lay-tuy-rang-mat-bao-lau-12947/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/lay-tuy-rang-mat-bao-lau-12947/#respond Thu, 14 Mar 2024 03:58:15 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=12947 Điều trị lấy tủy là kỹ thuật tác động vào cấu trúc sâu nhất của một chiếc răng. Chính vì vậy, không ít bệnh nhân tỏ ra dè dặt và băn khoăn khi nhận được chỉ định này từ phía nha sĩ. Vậy, lấy tuỷ răng mất bao lâu và khi nào cần điều trị lấy tuỷ? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh phương pháp này.

Lấy tủy răng mất bao lâu? Có chích thuốc tê không? 1

Khi nào cần lấy tủy răng?

Tủy răng là một tổ chức bào gồm mô, dây thần kinh và mạch máu được bao bọc bởi thân răng và chân răng. Thông thường, một răng sẽ có từ 1 – 4 ống tủy đóng vai trò nuôi dưỡng phần ngà răng và dẫn truyền cảm giác cho răng. Tổ chức tủy răng bị viêm, nhiễm trùng gây suy giảm chức năng của hệ thần kinh quanh răng, khiến người bệnh đau đớn, giảm khả năng ăn nhai và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần loại bỏ tủy răng để giảm triệu chứng và ngăn nhiễm trùng lây lan sang những vị trí khác.

Khi nào cần lấy tủy răng? 1
Răng sâu nặng được chỉ định lấy tủy

Những trường hợp thường được chỉ định điều trị tủy răng bao gồm:

  • Người có răng bị sứt mẻ, nứt vỡ do va đập, chấn thương.
  • Người bệnh từng trám răng nhiều lần, miếng trám chạm vào tuỷ răng.
  • Người bị sâu răng nghiêm trọng, ổ sâu vượt qua lớp ngà răng và gây viêm tuỷ.

Việc điều trị lấy tủy kịp thời giúp bảo tồn được răng thật, qua đó duy trì tốt chức năng ăn nhai và giảm nguy cơ biến chứng tiêu xương hàm. Việc giữ lại được răng thật cũng giúp người bệnh tiết kiệm chi phí khi không phải cắm implant hoặc làm răng sứ thay thế.

Hỏi đáp: Chữa viêm tủy răng có đau không? 

Lấy tủy răng mất bao lâu?

Kỹ thuật lấy tủy răng được hiểu đơn giản là phương pháp loại bỏ mô tủy đã chết hoặc hoại tử và làm sạch phần ống tủy, tái tạo dạng và trám kín ống tủy. Quá trình này có thể diễn ra trong khoảng 15 – 90 phút phụ thuộc vào số lượng ống tủy trong răng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện lấy tủy răng, người bệnh có thể cần thực hiện điều trị tủy đang bị viêm. Thời gian này có thể kéo dài khoảng 3 – 5 ngày tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh.

Lấy tủy răng mất bao lâu? 1
Thời gian điều trị lấy tủy không cố định

Như vậy, thời gian thực hiện lấy tủy răng là không cố định. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này bao gồm:

  • Số lượng ống tủy: Răng cửa và răng nanh (răng số 1, 2 và 3) có một ống tủy, răng tiền hàm (răng 4 và 5) có 2 ống tủy, răng hàm (răng 6, 7 và 8) có 4 ống tủy. Số lượng ống tủy nhiều thì thời gian lấy tủy dài hơn và có thể phải chia thành nhiều lần lấy.
  • Tình trạng răng: Nếu mắc thêm các bệnh lý khác như: nhiễm trùng chóp răng, viêm nướu, viêm chân răng,… người bệnh cần thực hiện điều trị nhằm bảo tồn răng thật sau khi lấy tủy. Điều này có thể kéo dài quá trình lấy tủy răng.
  • Khả năng đáp ứng thuốc: Một số trường hợp cần đặt thuốc diệt tủy trước khi lấy tủy răng. Thời gian chết tủy hoàn toàn có sự khác biệt ở mỗi người. Do đó, quá trình điều trị lấy tủy răng của mỗi bệnh nhân là không giống nhau.
  • Trình độ bác sĩ: Bác sĩ giỏi sẽ tính toán chuẩn lượng thuốc cần dùng, thao tác chính xác trong quá trình lấy tủy nên thời gian lấy tủy nhanh gọn hơn. Ngoài ra, những bác sĩ giỏi cũng kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn cho người bệnh tốt hơn.
  • Phục hình sau lấy tủy: Người bệnh có thể cần trám bít ống tủy vĩnh viễn hoặc bọc răng sứ để hoàn thành quá trình điều trị lấy tủy. Lựa chọn này cũng ảnh hưởng đến thời gian điều trị tủy của bệnh nhân.

Sau khi thăm khám tình trạng răng miệng của người bệnh, bác sĩ điều trị có thể tính toán được điều trị lấy tủy mất bao lâu. Do đó, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết rõ quy trình điều trị tủy răng của mình diễn ra như thế nào, những vấn đề cần lưu ý cũng như thời gian cụ thể.

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không?

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Cụ thể, với những trường hợp tủy răng mới bị viêm nhiễm một phần, các dây thần kinh vẫn còn hoạt động thì người bệnh cần chích thuốc tê khi lấy tủy. Việc này làm giảm cảm giác đau, đảm bảo an toàn và giúp người bệnh bớt sợ hãi.

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? 1
Người bệnh được tiêm tê trước khi lấy tủy răng

Ngược lại, trường hợp tủy răng đã chết hoàn toàn người bệnh sẽ không cần phải tiêm tê. Nguyên nhân là do các dây thần kinh cảm thụ không còn hoạt động nên người bệnh sẽ không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Việc tiêm tê trong trường hợp này là không cần thiết và có thể khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ không đáng có.

Bên cạnh đó, chích tê cũng không được thực hiện nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc tê. Với những bệnh nhân này, bác sĩ có thể chỉ định đặt thuốc diệt tủy trong khoảng 3 – 5 ngày, đợi tủy chết hoàn toàn và thực hiện lấy tủy mà không cần tiêm tê. Trong thời gian đặt thuốc, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, ê buốt ở răng. Nếu bị đau nhức nhiều, bạn cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm: Quy trình lấy tủy răng đúng chuẩn nhất hiện nay

Tại sao một số trường hợp phải lấy tủy răng nhiều lần?

Số lần lấy tủy răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng, tay nghề của bác sĩ và thiết bị kỹ thuật của nha khoa. Theo đó, những người phải lấy tủy răng nhiều lần thường rơi vào các trường hợp sau:

  • Ống tủy phức tạp: Một số răng có ống tủy bị cong hoặc dị dạng có thể gây khó khăn cho quá trình lấy tủy. Lúc này, bác sĩ có thể chia nhỏ số lần lấy tủy để tìm được phương án phù hợp nhất và giảm khó chịu cho bệnh nhân.
  • Khả năng đáp ứng thuốc: Đối với bệnh nhân được đặt thuốc diệt tủy, nếu sau thời gian hẹn mà tủy răng chưa chết hoàn toàn, người bệnh sẽ cần đặt thêm thuốc và tiếp tục lấy tủy sau đó.
  • Tay nghề của bác sĩ: Những bác sĩ có ít kinh nghiệm sẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý quá trình điều trị tủy, đặc biệt là với những răng có ống tủy phức tạp. Điều này cũng khiến người bệnh cần trải qua nhiều lần lấy tủy hơn.
  • Thiết bị y tế: Những nha khoa sở hữu thiết bị y tế hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ giúp quá trình lấy tủy hiệu quả và nhanh chóng. Ngược lại, nếu nha khoa sử dụng phương pháp lấy tủy truyền thống, thời gian và số lần lấy tủy sẽ nhiều hơn.
Tại sao một số trường hợp phải lấy tủy răng nhiều lần? 1
Ống tủy phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn

Lấy tủy răng nhiều lần đồng nghĩa với việc người bệnh mất nhiều thời gian, tốn chi phí và tăng thêm trải nghiệm khó chịu trong quá trình điều trị. Vậy nên, để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị uy tín, hiện đại.

Hỏi đáp: Tuổi thọ răng lấy tủy?

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của người bệnh liên quan đến phương pháp điều trị lấy tủy răng:

Phụ nữ mang thai có lấy tủy răng được không?

Phụ nữ mang thai có thể điều trị lấy tủy răng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá tình trạng của mẹ, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi đưa ra chỉ định. Bởi lẽ, việc điều trị lấy tủy răng trong thời gian mang thai có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Tia xạ chụp X – quang có thể làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển, sinh non hoặc dị tật thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
  • Các thuốc trong sử dụng khi điều trị lấy tủy mặc dù đã được lựa chọn để không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng vẫn có nguy cơ gây tác dụng phụ cho mẹ. Nếu điều này xảy ra, thai nhi bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi.
Phụ nữ mang thai có lấy tủy răng được không? 1
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi điều trị lấy tủy răng

Để giảm những ảnh hưởng này, phụ nữ mang thai thường được chỉ định lấy tủy răng vào tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Đây là giai đoạn thai đã hoàn thiện các cấu trúc cơ thể và phát triển tương đối ổn định. Điều này làm giảm nguy cơ dị tật, giảm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và giảm nguy cơ sinh non. Mẹ bầu cần thăm khám kỹ lưỡng, chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị và theo dõi chặt chẽ.

Phụ nữ cho con bú có lấy tủy răng được không?

Phụ nữ cho con bú có thể lấy tủy răng như những người bệnh khác. Tuy nhiên, trong và sau khi lấy tủy có thể cần phải sử dụng một số loại thuốc như: thuốc diệt tủy, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc tê,… Một số hoạt chất có thể qua hàng rào sữa mẹ và đi vào cơ thể em bé. Do đó, mẹ cần thông báo cho nha sĩ tình trạng của mình để được điều chỉnh loại thuốc phù hợp.

Trong một số trường hợp, nếu người mẹ mắc kèm các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ tạm ngưng cho con bú để uống thuốc điều trị. Sau khi dừng thuốc, mẹ có thể tiếp tục duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Lấy tủy răng có hại gì không?

Điều trị lấy tủy răng là biện pháp được chỉ định cho những người có tủy răng bị viêm, nhiễm trùng không thể hồi phục. Bằng cách loại bỏ ổ tổn thương, người bệnh không còn đau nhức và tránh được nguy cơ lây lan sang những mô khoẻ mạnh xung quanh. Sau điều trị, người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Như vậy, lấy tủy răng là biện pháp cần thiết và có lợi cho người bệnh.

Lấy tủy răng có hại gì không? 1
Lấy tủy sai cách có thể làm tổn thương răng thật

Tuy nhiên, lấy tủy răng là kỹ thuật khó thực hiện. Vì vậy, nếu người điều trị không đủ chuyên môn và kinh nghiệm có thể thao tác sai và dẫn đến những vấn đề như:

  • Khiến răng thật bị hư hại và phải loại bỏ.
  • Sót tủy khiến người bệnh bị đau nhức, ê buốt và giảm chức năng ăn nhai.
  • Gây tổn thương các mô xung quanh dẫn đến sưng viêm, nhiễm trùng.

Lấy tủy răng được thực hiện như thế nào?

Quy trình lấy tủy răng thường gồm 7 bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng răng, qua đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
  • Bước 2: Gây tê cục bộ giúp giảm đau buốt trong quá trình lấy tủy.
  • Bước 3: Đặt đế cao su để cách ly khu vực răng lấy tủy, ngăn sự xâm nhập của nước bọt.
  • Bước 4: Bác sĩ mở ống tủy bằng mũi khoan chuyên dụng và loại bỏ phần tủy viêm bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
  • Bước 5: Tạo hình lại cho ống tủy.
  • Bước 6: Bác sĩ trám bít lỗ lấy tủy hoặc thực hiện bọc sứ để ngăn chặn sự xâm nhập của thức ăn và vi khuẩn gây bệnh.
  • Bước 7: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra răng và xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi: Lấy tủy răng mất bao lâu và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có được lựa chọn phù hợp với tình trạng của mình. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, bạn có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 093 186 3366 hoặc 096 361 4566 để được giải đáp.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/lay-tuy-rang-mat-bao-lau-12947/feed/ 0
Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có nguy hiểm không? Cách xử lý https://nhakhoathuyduc.com.vn/nuot-phai-thuoc-diet-tuy-rang-12943/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/nuot-phai-thuoc-diet-tuy-rang-12943/#respond Thu, 14 Mar 2024 03:53:33 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=12943 Rất nhiều bệnh nhân được cảnh báo thận trọng trong thời gian diệt tủy răng bởi bản chất của thuốc sử dụng là “chất độc”. Thế nhưng, do thời gian đặt thuốc diệt tủy răng thường kéo dài 1 – 2 ngày nên không ít người bệnh vẫn vô ý nuốt xuống. Vậy, điều này có gây nguy hiểm không và phải xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về giải pháp trong bài viết dưới đây!

Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có nguy hiểm không? Cách xử lý 1

Tìm hiểu cơ chế và tác dụng của thuốc diệt tủy răng

Tủy răng là một tổ chức bao gồm hệ thống dây thần kinh liên kết với mạch máu chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác trên răng. Bởi vậy, viêm, nhiễm trùng tủy răng rất dễ phát triển nặng, lây lan sang các vị trí khác và khiến người bệnh đau đớn. Để ngăn tình trạng này, bác sĩ thường áp dụng các biện pháp loại bỏ tuỷ răng, điển hình nhất là đặt thuốc diệt tuỷ trước khi tiến hành điều trị.

Tìm hiểu cơ chế và tác dụng của thuốc diệt tủy răng 1
Thuốc diệt tủy răng khiến mô, mạch máu và dây thần kinh bị hoại tử hoàn toàn

Thuốc diệt tủy răng có hai loại gồm: loại chứa asen (anhydrit arsenic) và không chứa asen (chủ yếu là paraformaldehyde). Trong đó, các hợp chất của asen được dùng phổ biến hơn. Các arsenic có tác dụng làm lỏng dịch viêm, làm chết tủy răng hoàn toàn từ đó hỗ trợ quá trình loại bỏ tủy răng dễ dàng hơn. Thời gian thuốc cho tác dụng thường kéo dài khoảng 24 – 48 tiếng sau khi dùng.

Thuốc diệt tủy răng thường được chỉ định khi mô tủy bị viêm nhưng vẫn sống hoặc mới chết một phần. Quá trình làm chết tủy răng hoàn toàn, giúp người bệnh giảm bớt đau đớn khi thực hiện làm sạch ống tủy. Tuy nhiên, asen (hay thạch tín) là chất độc hoá học có khả năng khuếch tán vào các mô nha chu thông qua ống tủy, ống tủy bên, ống tủy phụ, lỗ thủng hay các miếng trám bị rò rỉ. Điều này dẫn đến hoại tử mô nha chu, viêm tủy xương và xương ổ răng.

Thuốc diệt tủy răng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng sai cách. Do đó, người bệnh tuyệt đối không mua thuốc về tự đặt. Việc điều trị với thuốc diệt tủy răng chỉ được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế chuyên dụng.
.

Tìm hiểu về: Răng chết tủy và cách điều trị

Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có nguy hiểm không?

Thành phần chính của thuốc diệt tủy răng là thạch tín – một chất độc hoá học bảng A. Vì vậy, thuốc diệt tủy sau khi được đưa vào răng cần được bác sĩ trám kỹ, ngăn thuốc tràn ra ngoài. Trong trường hợp vết trám bị bong, nứt vỡ hoặc rò rỉ trong trong thời gian đặt thuốc, người bệnh có thể nuốt phải và gặp nguy hiểm.

Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có nguy hiểm không? 1
Nhiễm độc asen nhẹ có thể gây buồn nôn

Theo các tài liệu khoa học, một người có thể bị tử vong ngay lập tức nếu nuốt phải lượng asen bằng nửa hạt ngô. Lượng asen trong thuốc diệt tủy răng không nhiều như vậy nhưng hoàn toàn có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Cụ thể, khi thuốc diệt tủy răng chứa asen rò rỉ ra khoang miệng có thể gây viêm nha chu, viêm quanh chóp, hoại tử mô hoặc hoại tử xương.

Nếu chỉ nuốt phải rất ít thuốc, người bệnh nhiễm độc ở mức độ thấp có thể gặp phải các triệu chứng: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, da sạm, rụng tóc, rối loạn nhịp tim. Kiểm tra cận lâm sàng có thể thấy giảm bạch cầu và hồng cầu, mạch máu bị tổn thương, viêm dạ dày – ruột. Nếu nuốt phải lượng lớn asen, người bệnh có thể bị sốc nhiễm trùng, nhiễm độc dẫn đến tử vong. Asen không được loại bỏ hết khỏi cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư, thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hoá và bệnh da liễu.

Xem thêm: Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không?

Phụ nữ mang thai đặt thuốc diệt tủy răng có được không?

Thay đổi hormone và thói quen ăn uống khi mang thai là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ gặp phải các bệnh lý răng miệng, bao gồm cả những vấn đề về tủy răng. Vậy nên, điều trị nha khoa trong thai kỳ là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, bản chất thuốc diệt tủy răng là chất độc nên nhiều mẹ bầu rất lo lắng. Vậy, thuốc diệt tủy răng có sử dụng được cho phụ nữ mang thai hay không?

Phụ nữ mang thai đặt thuốc diệt tủy răng có được không? 1
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi đặt thuốc diệt tủy răng

Thực tế, bao bì của các sản phẩm thuốc diệt tủy răng không có chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Việc sử dụng thuốc diệt tủy sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cơ địa của mẹ bầu rất nhạy cảm nên các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ trước khi đưa ra chỉ định. Thông thường, các mẹ bầu được ưu tiên áp dụng các biện pháp dùng thuốc điều trị tủy khác nhằm giảm tối đa rủi ro.

Các nghiên cứu cho thấy, asen và các dẫn chất của nó có thể đi qua hàng rào nhau thai một cách dễ dàng. Do đó, việc rò rỉ thuốc diệt tủy ra ngoài do thực hiện sai kỹ thuật có thể gây nhiễm độc cho cả mẹ và thai nhi. Nhiễm độc asen trong thời kỳ mang thai có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, giảm tăng trưởng và tăng nguy cơ sinh non. Sau khi chào đời, trẻ có nguy cơ ung thư cao hơn những trẻ bình thường.

Bởi những lý do trên, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc diệt tủy khi không có chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Nếu cần điều trị, mẹ cần thăm khám tại những bệnh viện, cơ sở nha khoa uy tín để có phác đồ hiệu quả và an toàn. Trong thời gian điều trị, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng cần thông báo sớm và đầy đủ cho bác sĩ.

Xem thêm: Tuổi thọ răng lấy tủy? Vấn đề thường gặp với răng đã lấy tủy

Cần làm gì khi nuốt phải thuốc diệt tủy răng?

Để đặt thuốc diệt tủy răng, bác sĩ sẽ thực hiện mở ống tủy trên bề mặt răng, sau đó đặt thuốc và trám kín để ngăn thuốc thoát ra ngoài. Thông thường, dưới miếng trám sẽ đặt thêm một cục bông gòn để giảm tối đa nguy cơ thuốc tràn ra ngoài khi có sự cố. Vì vậy, người bệnh cần xử lý ngay khi cảm nhận thấy bất thường. Những lưu ý cụ thể bao gồm:

  • Nếu miếng trám răng đã bị bong ra, bạn có thể đặt một miếng bông gòn vào trên răng đang điều trị, giữ bông cố định và đến nha khoa kiểm tra ngay lập tức.
  • Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường như: buồn nôn, nôn, dị ứng trên da, khô miệng, khó nuốt, đau bụng, chóng mặt, đau đầu,… cần nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và cấp cứu kịp thời.
Cần làm gì khi nuốt phải thuốc diệt tủy răng? 1
Quay lại nha khoa ngay khi miếng trám răng bị bong

Nhiễm độc asen trong thuốc diệt tủy răng có thể gây nhiễm độc nặng và không thể tự xử lý tại nhà. Do đó, người bệnh cần theo dõi sát trong quá trình điều trị và liên hệ y tế hỗ trợ sớm nhất khi có dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không có tâm lý chủ quan để tránh gặp phải nguy hiểm.

Hỏi đáp: Tuổi thọ răng lấy tủy? Vấn đề thường gặp với răng sau lấy tủy

Lưu ý khi sử dụng thuốc diệt tủy răng

Đặt thuốc diệt răng là biện pháp cần thiết cho những người có tủy răng bị chết một phần, cần điều trị tủy răng nhưng lại bị dị ứng thuốc tê, mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Để tránh gặp phải nguy hiểm trong thời gian đặt thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tránh ăn nhai trong vòng 1 giờ kể từ khi đặt thuốc diệt tủy răng. Điều này giúp chất trám răng cứng lại hoàn toàn, bám khít vào bề mặt răng, giảm nguy cơ rò rỉ thuốc.
  • Trong thời gian đặt thuốc (khoảng 3 – 5 ngày), người bệnh nên ăn đồ ăn mềm, hạn chế những thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này giúp miếng trám bền hơn, tránh tình trạng ê nhức răng.
  • Nếu bị đau nhiều, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau giúp giảm cảm giác khó chịu.
  •  Trong thời gian đặt thuốc, nếu có va đập mạnh xảy ra ở vùng răng đang điều trị, bạn cần quay lại nha khoa để kiểm tra vết trám răng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc diệt tủy răng 1
Bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau trong thời gian đặt thuốc diệt tủy răng

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong khi đặt thuốc diệt tủy răng:

Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không?

Sau khi đặt thuốc, tủy răng sẽ bị hoại tử dần dần. Vì tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh nên quá trình này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau. Mức độ đau phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và tình trạng tổn thương tủy răng trước đó. Thông thường, cảm giác đau nhức sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày sau đó giảm dần. Khi tủy răng đã chết, bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu ở răng nữa. Đây cũng là thời điểm bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật hút tủy răng cho bệnh nhân.

Răng bị lung lay sau khi đặt thuốc diệt tủy răng là do đâu?

Sau khi đặt thuốc diệt tủy, mô và mạch máu bị hoại tử và được hút bỏ hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa rằng chiếc răng đó sẽ bị “cắt” mất nguồn nuôi dưỡng dẫn đến giảm khả năng chịu lực, dễ lung lay, giòn, dễ vỡ mẻ và bị đổi màu. Nếu được chăm sóc kỹ càng, răng đã diệt tủy có thể duy trì được khoảng 15 – 25 năm. Ngược lại, nếu bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, không có thói quen bảo vệ răng miệng dẫn đến các bệnh nha chu, răng có thể bị lung lay hoặc bị hỏng sau một vài năm.

Thuốc diệt tủy răng không nên dùng cho trường hợp nào?

Diệt tủy răng bằng thuốc đặt là phương pháp được thực hiện nhằm giảm đau đớn cho người bệnh trong quá trình hút tủy. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ không được chỉ định đặt thuốc, bao gồm:

  • Bệnh nhân dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần trong thuốc diệt răng.
  • Bệnh nhân viêm tủy phục hồi, có khả năng điều trị bằng các biện pháp khác.
  • Răng hư hỏng nặng, không thể giữ lại.

Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Bởi vậy, khi có chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định được bác sĩ đưa ra. Nếu có phát sinh bất thường trong thời gian điều trị, bạn cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử trí phù hợp.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/nuot-phai-thuoc-diet-tuy-rang-12943/feed/ 0
Tuổi thọ răng lấy tủy? Vấn đề thường gặp với răng đã lấy tủy? https://nhakhoathuyduc.com.vn/tuoi-tho-rang-lay-tuy-13163/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/tuoi-tho-rang-lay-tuy-13163/#respond Sun, 10 Mar 2024 07:18:07 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=13163 Lấy tủy răng là một kỹ thuật nha khoa được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc hoại tử, sau đó làm sạch và hàn kín hệ thống ống tủy bên trong răng. Nhiều người lo lắng rằng răng sau khi lấy tủy sẽ không được bền lâu. Bài viết này nha khoa Thúy Đức sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về tuổi thọ của răng lấy tủy và hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi điều trị để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Các trường hợp cần lấy tủy răng

Lợi ích có được sau khi điều trị tủy răng:

  • Giảm đau: Nếu bạn bị đau răng hoặc viêm tủy trước khi điều trị tủy, bạn thường sẽ giảm đau nhanh chóng sau khi điều trị.
  • Cải thiện chức năng nhai: Răng sau khi điều trị tủy lấy lại được chức năng ăn nhai và có thể nhai thức ăn tốt hơn.
  • Tăng độ ổn định của răng: Sau khi điều trị tủy, khoang bên trong răng được lấp đầy, có thể làm tăng độ ổn định của răng.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Điều trị tủy răng giúp loại bỏ nhiễm trùng ở răng và việc trám răng có thể ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn xâm nhập vào ống tủy trở lại, do đó ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

Các trường hợp cần lấy tủy răng đó là:

  • Sâu răng nặng ăn đến tủy, gây viêm tủy, đau nhức, ê buốt kéo dài
  • Răng bị chấn thương do tai nạn, vỡ răng, làm lộ phần tủy răng, dẫn tới tổn thương tủy răng
  • Răng bị mòn lớp men răng quá nhiều, gây ê buốt khi ăn các loại thức ăn nóng lạnh, chua…
  • Viêm quanh chóp răng, bệnh lý cuống răng, tạo ổ nhiễm trùng áp xe lớn gay sưng mặt, sưng lợi

Quy trình lấy tủy răng

Các trường hợp cần lấy tủy răng 1

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang nhằm đánh giá mức độ sâu răng, viêm tủy để lên phác đồ điều trị phù hợp.

Bước 2: Gây tê để giảm đau đớn trong quá trình lấy tủy.

Bước 3: Cách ly răng khỏi môi trường khoang miệng bằng dụng cụ chuyên dụng, để răng được giữ vô trùng và khô ráo.

Bước 4: Dùng mũi khoan chuyên dụng để mở đường vào buồng tủy và lấy tủy viêm hoặc hoại tử.

Bước 5: Làm sạch và tạo hình ống tủy, sau đó tạo hình để chuẩn bị cho bước hàn răng tiếp theo

Bước 6: Hàn kín hệ thống ống tủy, đảm bảo ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ răng.

Lưu ý:

Đối với các trường hợp điều trị tủy đơn giản, thời gian điều trị khá nhanh chóng thường chỉ mất khoảng 20 – 30 phút và hoàn thành trong 1 lần hẹn. Với các trường hợp phức tạp (đặc biệt là răng hàm nhiều ống tủy) thì cần 2 – 4 lần điều trị, mỗi lần kéo dài từ 30 – 60 phút. Nếu răng bị viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể cần thêm thời gian để điều trị nhiễm trùng trước khi tiến hành lấy tủy.

Răng sau khi lấy tủy sẽ như thế nào?

Các triệu chứng tạm thời có thể gặp sau điều trị

Những triệu chứng và phản ứng bình thường sau khi điều trị tủy răng:

Răng ê buốt xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau khi điều trị tủy. Mức độ ê buốt có thể khác nhau với mỗi người. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn thông thường như ibuprofen hoặc paracetamol.

Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh, triệu chứng này cũng sẽ giảm dần theo thời gian.

Nướu xung quanh răng có thể bị sưng tấy nhẹ trong vài ngày sau khi điều trị.

Cảnh báo: Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi lấy tủy, hãy liên hệ với nha sĩ ngay lập tức:

  • Đau nhức dữ dội
  • Sưng tấy kéo dài
  • Sốt
  • Chảy mủ
  • Răng bị gãy vỡ

Tuổi thọ của răng giảm

Sau khi điều trị tủy, nếu không có sự hỗ trợ dinh dưỡng của tủy răng, răng có thể trở nên giòn và dễ bị tách ra khi cắn, tuổi thọ của răng cũng sẽ giảm đi. Vì vậy, răng sau khi điều trị tủy có thể được bọc sứ để bảo vệ.

Ảnh hưởng đến hình thức

Ảnh hưởng đến hình thức 1

Răng sau khi điều trị tủy răng chết tủy không có dây thần kinh răng nên màu răng có thể bị xám, đặc biệt là răng cửa sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến hình thức bên ngoài. Niềng răng sứ có thể bảo vệ và phục hồi lại hình dáng, màu sắc của răng.

Viêm nhiễm

Nếu điều trị tủy không kỹ hoặc không chú ý vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật, tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra, dẫn đến đau đớn. Trong trường hợp nặng, có thể xảy ra tình trạng viêm quanh chóp mãn tính và viêm tủy còn sót lại, thậm chí có thể gây ra u nang quanh chóp, viêm tủy răng đau dữ dội hoặc đau nhức ban đêm do kích thích nóng lạnh. Nếu cần thiết, việc điều trị tủy có thể phải được thực hiện lại hoặc thậm chí có thể phải phẫu thuật quanh chóp để loại bỏ u nang. Đối với những bệnh nhân đã được bọc răng sứ sau khi điều trị tủy, nếu cơn đau tái phát thì có thể phải nhổ bỏ răng sứ trước khi thực hiện điều trị tủy lại. Vì vậy, nên theo dõi từ 2-3 tuần sau khi điều trị tủy, nếu không có triệu chứng thì làm răng sứ.

Mặc dù lấy tủy răng là một thủ thuật và phương pháp điều trị tương đối an toàn, nhưng vẫn có khả năng xảy ra biến chứng. Sau khi lấy tủy, nếu răng bị nứt vỡ hoặc cần nhổ vì lý do khác, việc nhổ răng có thể gặp nhiều khó khăn hơn do sự dính chặt giữa chân răng và xương ổ răng. Do đó, quá trình điều trị cũng sẽ phức tạp hơn.

Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng sau khi đã lấy tủy có đau không?

Tuổi thọ của răng sau khi lấy tủy là bao nhiêu năm?

Sau khi điều trị tủy, nếu không có sự hỗ trợ dinh dưỡng của tủy răng, răng có thể trở nên giòn và dễ bị tách ra khi cắn, tuổi thọ của răng cũng sẽ giảm đi.

Răng đã điều trị tủy thường có thể sử dụng được từ 5-20 năm, điều này chủ yếu liên quan đến tình trạng của răng, tình trạng sửa chữa răng, vệ sinh răng miệng, thói quen xấu, có nên xem lại hay không, v.v. cho đúng cách, thời gian sử dụng có thể được kéo dài.

1. Tình trạng của bản thân răng:

Nếu tình trạng của răng kém, chẳng hạn như vùng sâu răng rộng, thân răng còn sót lại, v.v., do độ ổn định kém nên hiệu quả lâu dài sau khi điều trị tủy răng không được tốt lắm. tốt, bạn có thể sử dụng 5-10 năm. Nếu tình trạng răng miệng tương đối tốt thì thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, khoảng 10-20 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

2. Tình trạng sửa chữa răng:

Sau khi răng bị mất đi chất dinh dưỡng do dây thần kinh răng cung cấp, rất dễ khiến răng bị lung lay, nếu chỉ trám răng sau khi điều trị tủy thì tuổi thọ thường sẽ không lâu dài, vì thế phương pháp tối ưu là bọc răng sứ giúp phục hồi hình dạng và kích thước của răng, giúp ăn nhai hiệu quả hơn. Bọc răng sứ giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Tham khảo: Chi phí lấy tủy bọc răng sứ hiện nay là bao nhiêu?

3. Vệ sinh răng miệng:

Không chú ý vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến viêm nướu, sâu răng thứ phát và các tình trạng khác trên răng, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của răng.

4. Thói quen xấu:

Nếu bạn có những thói quen xấu như hút thuốc, nhai nghiêng, nghiến răng,… cũng sẽ tạo gánh nặng cho răng bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm tuổi thọ của răng.

Xem chi tiết: Chế độ ăn uống sau khi lấy tủy răng

5. Thời gian tái khám:

Răng sau khi điều trị tủy tuy không có cảm giác khó chịu nhưng vẫn cần được khám lại thường xuyên, điều trị kịp thời sau khi phát hiện vấn đề có thể kéo dài tuổi thọ của răng.

Khi nào cần điều trị tủy răng lần 2?

Khi nào cần điều trị tủy răng lần 2? 1

Việc cần thiết phải lấy tủy răng lần hai sẽ được đánh giá dựa trên tình trạng răng cụ thể của mỗi người. Thông thường, lấy tủy răng lần hai sẽ được thực hiện trong những trường hợp sau:

Lấy tủy răng lần đầu không hiệu quả: Nếu sau khi lấy tủy lần đầu, bạn vẫn cảm thấy đau nhức, sưng tấy hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị lấy tủy lần hai để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị viêm nhiễm.

Răng bị gãy, vỡ sau khi lấy tủy: Răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên giòn hơn và dễ gãy vỡ. Nếu răng bị gãy, vỡ lớn, việc lấy tủy lần hai có thể cần thiết để bảo vệ phần răng còn lại.

Có biến chứng sau lấy tủy: Một số biến chứng sau lấy tủy như mòn men răng, tiêu xương ổ răng, hoặc hình thành nang quanh chóp chân răng có thể cần được điều trị bằng cách lấy tủy lần hai.

Nếu sau khi lấy tủy lần đầu, bạn không cảm thấy đau nhức, sưng tấy, và các dấu hiệu nhiễm trùng đã được kiểm soát, bạn không cần phải lấy tủy răng lần hai. Tuy nhiên, bạn cần phải tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng răng và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

***

Bạn muốn giải quyết triệt để các vấn đề về tủy răng một cách an toàn và hiệu quả? Đừng chần chừ thêm nữa, hãy để Nha Khoa Thúy Đức đồng hành cùng bạn với dịch vụ điều trị tủy răng:

Hiệu quả cao: Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, giúp giải quyết triệt để các vấn đề về tủy.

An toàn tuyệt đối: Quy trình chuẩn y khoa, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn và hạn chế xâm lấn.

Thoải mái và nhẹ nhàng: Không gian thư giãn, dịch vụ chuyên nghiệp, giúp bạn an tâm trong suốt quá trình điều trị.

✔ Chi phí hợp lý: Nhiều gói dịch vụ đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu và khả năng tài chính.

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí:

  • Hotline: 093 186 3366– 096 3614 566
  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: Số 257 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

 

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/tuoi-tho-rang-lay-tuy-13163/feed/ 0
Viêm tủy răng nên ăn gì, kiêng ăn gì? https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-nen-an-gi-kieng-an-gi-11073/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-nen-an-gi-kieng-an-gi-11073/#respond Fri, 26 Jan 2024 01:23:17 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=11073 Với những người bị viêm tủy răng, việc tuân thủ một chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu do viêm nhiễm. Do vậy, khi không may bị viêm tủy răng, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về vấn đề viêm tủy răng nên ăn gì và kiêng ăn gì để xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý, có ích cho quá trình điều trị.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm tủy răng?

Viêm tủy răng là gì?

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng xâm nhập qua các lỗ sâu răng và qua các cuống răng gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Viêm tủy răng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ tiến triển nặng gây ra tình trạng răng bị lung lay, ê buốt, vỡ mẻ, thậm chí là mất răng.

Bên cạnh việc dùng thuốc hay các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống hợp lý cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh. Khi được bổ sung đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, tăng đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm tủy.

Viêm tủy răng là gì? 1

Xem thêm bài viết: Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Tác động của chế độ ăn uống đối với bệnh viêm tủy răng

Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm tủy răng. Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen uống nhiều bia rượu, đồ ngọt, đồ chứa nhiều axit. Đây là những nguyên nhân gây ăn mòn men răng và kích thích vi khuẩn phát triển tạo ra lỗ sâu răng gây viêm tủy răng.

Ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin C…cũng làm cho răng bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào lớp men răng, ngà răng rồi dễ dàng xâm nhập vào bên trong tủy răng.

Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh viêm tủy răng, người bệnh được khuyến cáo nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức, khó chịu và ngăn ngừa tình trạng viêm tủy răng tái phát trở lại.

Viêm tủy răng nên ăn gì?

Các thức ăn mềm, dễ nuốt

Khi đang trong quá trình điều trị viêm tủy răng, bạn nên ăn những món mềm, dễ nhai và dễ nuốt như cháo, súp, sữa…Những món ăn này giúp bạn ăn dễ dàng không cần sử dụng nhiều lực để nhai , tránh các tác động lên răng bị tổn thương, giảm kích ứng cho các mô nướu, cải thiện tình trạng đau nhức.

Việc ăn các đồ ăn như cháo hay súp sẽ giúp đảm bảo đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết trong ngày.

Các thức ăn mềm, dễ nuốt 1

Rau củ quả nhiều vitamin C

Những loại trái cây như cam, quýt, táo, bơ, đu đủ…hay những món rau củ luộc là những loại thực phẩm tuyệt vời khi bạn đang điều trị viêm tủy răng. Những loại thực phẩm này có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và không cần nhiều lực để nghiền thức ăn. Đồng thời, bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp cho cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch chống lại tình trạng nhiễm trùng trong tủy răng, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa, hơn nữa chúng cũng có tác dụng tích cực trong việc làm sạch mảng bám ở răng, giúp loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng nhiễm trùng trong tủy răng.

Mặt khác, các thực phẩm giàu chất xơ thường có tính kiềm, có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong khoang miệng, ngăn ngừa trào ngược dạ dày, bảo vệ men răng và ngà răng khỏi tình trạng axit ăn mòn.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, cải xoong, súp lơ…hoặc các loại trái cây như táo, bơ, chuối…

Thực phẩm giàu chất xơ 1

Nhóm thực phẩm ít đường và tinh bột

Những món ăn chứa ít tinh bột và đường sẽ rất tốt cho quá trình điều trị viêm tủy răng. Vì đường và tinh bột sẽ kích thích vi khuẩn hoạt động gây sâu răng, nhức răng. Do đó, để hạn chế những tổn thương đến răng, bạn nên kiêng các món ăn nhiều đường và tinh bột.

Sữa chua

Sữa chua có nhiều lợi ích cho người bị viêm tủy răng như:

  • Bổ sung lợi khuẩn giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh.
  • Kích thích tiêu hóa, mang đến cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
  • Bổ sung thêm Canxi giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Tăng cường miễn dịch và thúc đẩy quá trình điều trị nhiễm trùng ở tủy.
  • Ngăn chặn sự lây lan nhiễm trùng sang các khu vực khác dẫn đến các bệnh lý khác như viêm nướu, viêm nha chu…

Sữa tươi

Cũng giống như sữa chua, sữa tươi bổ sung thêm canxi giúp men răng, ngà răng thêm chăc khỏe và có khả năng bảo vẹ lớp tủy bên trong tốt hơn. Thành phần axit lactic cùng các vitamin và khoáng chất có trong sữa tươi có tác dụng diệt khuẩn, ức chế hoạt động của các vi sinh vật có hại trong khoang miệng, chống nhiễm trùng và nâng cao hiệu quả điều trị viêm tủy răng.

Sữa tươi 1

Gừng tỏi

Đây đều là những loại củ gia vị được sử dụng phổ biến trong gian bếp có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau tự nhiên.

Nên uống nhiều nước

Bên cạnh những thực phẩm có lợi, bạn cũng cần chú ý uống nhiều nước hơn. Nước có tác dụng làm tăng tiết nước bọt để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám và loại bỏ các mẩu thức ăn tích tụ trong lỗ sâu răng, giúp răng bơt đau nhức khó chịu.

Viêm tủy răng nên kiêng ăn gì?

Để việc điều trị viêm tủy răng đạt được hiệu quả, bạn nên tránh xa những thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm cứng và dai

Khi ăn các loại thực phẩm cứng và dai như ổi, xương, gân bò…lực ma sát sẽ tác động lển răng làm tăng cảm giác đau nhức và khiến cho men răng bị ăn mòn, hoạt động kém hiệu quả trong việc bảo vệ tủy.

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các món, chiên, xào dù rất ngon miệng nhưng lai không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm tủy răng. Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm kéo dài.

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ 1

Hạn chế đồ ăn có nhiều đường

Đồ ngọt cũng sẽ mang đến nhiều tác hại cho người bệnh viêm tủy răng như:

  • Kích thích vi khuẩn có hại phát triển.
  • Làm tăng nồng độ axit trong khoang miệng khiến quá trình ăn mòn men răng diễn ra nhanh hơn, làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nhiễm ở những răng khác.
  • Làm tăng lượng đường huyết ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và khiến cho tình trạng viêm nhiễm tủy răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước uống có gas, cồn

Rượu, bia hay cà phê đều có tính kích thích. Chúng tác động trực tiếp lên các dây thần kinh bên trong tủy răng khiến người bệnh cảm giác đau nhức, ê buốt răng vô cùng khó chịu.

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây kích thích vào tủy khiến bạn bị đau nhức, ê buốt. Thậm chí, ngay cả khi bệnh đã được điều trị khỏi bạn cũng không nên sử dụng.

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh 1

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột dễ hình thành các mảng bám ở trên răng khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Từ đó, làm tăng tình trạng nhiễm trùng trong tủy khiến cho tủy răng không thể phục hồi.

Những thực phẩm gây dị ứng

Với những bệnh nhân bị viêm tủy răng, nếu ăn phải những thức ăn gây dị ứng sẽ khiến cho khu vực này bị viêm, thậm chí chảy máu. Do đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với một số món ăn, hãy cẩn thận khi sử dụng chúng.

Có thể bạn quan tâm: Chữa tủy răng có đau không? Chi phí hết bao nhiêu?

Cách vệ sinh răng miệng sau khi ăn với người bị viêm tủy

Sau khi nắm rõ về những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn trong quá trình điều trị viêm tủy răng, bạn cũng cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn để đảm bảo răng không bị tổn thương sâu thêm.

  • Sau mỗi bữa ăn, hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý pha với nước ấm để loại bỏ vi khuẩn đang hoạt động trong miệng, hạn chế nguy cơ xuất hiện những bệnh lý răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải kẽ hoặc bàn chải có lông mềm, nhỏ để đánh răng 2 lần ngày. Các sợi lông mềm và nhỏ sẽ len lỏi vào kẽ răng để vệ sinh răng nhẹ nhàng và kỹ hơn.
  • Người bệnh cũng cần lưu ý chải răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, không được dùng lực mạnh vì sẽ khiến cho răng bị đau.
  • Thay bàn chải đánh răng thường xuyên, định kỳ 3 tháng/lần để loại bỏ nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn trú ngụ ở trong bàn chải.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay tăm tre để làm sạch các kẽ răng và thức ăn còn thừa sót lại do bàn chải không thể làm sạch hoàn toàn.
  • Duy trì thói quen thăm khám nha khoa định kỳ một năm 2 lần. Việc này sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề bất thường ở răng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Vậy khi bị viêm tủy răng nên ăn gì và kiêng gì đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với cách chăm sóc răng miệng hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng trong quá trình điều trị. Liên hệ ngay đến Nha khoa Thúy Đức để nhận tư vấn tận tình về phương pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của bạn nhé.

Xem thêm: Quy trình lấy tủy răng đúng chuẩn nhất hiện nay

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-nen-an-gi-kieng-an-gi-11073/feed/ 0
Viêm tủy răng là gì? nguyên nhân và cách khắc phục https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-la-gi-11076/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-la-gi-11076/#respond Thu, 25 Jan 2024 15:23:15 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=11076 Cùng với viêm tủy răng và viêm nướu, viêm tủy răng là một trong những bệnh về răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Viêm tủy răng khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu và còn gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Hãy cùng Nha khoa Thúy Đức tìm hiểu thông tin về bệnh viêm tủy răng, nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết sau.

Viêm tủy răng là gì? nguyên nhân và cách khắc phục 1

Tuỷ răng là gì?

Tuỷ răng là một tổ chức đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng, chúng nằm trong một hốc giữa ngà răng. Một răng sẽ có từ 1 đến 4 ống tủy. Như răng cửa thường có một ống tủy, răng cối nhỏ thì 2 ống tủy nhưng răng cối lớn thì thường có 3-4 ống tủy.

Tủy răng nằm trong hốc tủy (hay còn gọi là khoang tủy). Khoang tủy sẽ kéo dài từ thân răng cho đến chân răng.

Cấu tạo của tuỷ răng

Khoang tủy được chia thành 3 phần là buồng tủy, ống chân tủy là lỗ chân răng. Bên trong các cơ quan này là mô tủy với kết cấu lỏng lẻo cấu tạo gồm nhiều mạch máu, mạch bách huyết và các dây thần kinh.

Buồng tủy: Đây là thuật ngữ đề cập đến phần khoang tủy nằm ở phần thân răng. Xung quanh buồng tủy là lớp ngà răng – Đây là lớp thứ 2 của răng.

Ống tủy chân: Là khoang chứa tủy nằm ở phần chân răng. Khác với buồng tủy, ống tủy có kích thước nhỏ và hẹp chạy theo phần chân răng.

Lỗ cuống răng: Mỗi ống tủy chỉ có một lỗ cuống răng.

Cấu tạo của tuỷ răng 1

Cấu trúc mô học của tủy răng

Buồng tủy là nơi chứa các tế bào, dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, sợi và các chất căn bản.

Tế bào: Các tế bào nằm trong tủy răng bao gồm nguyên bào ngà, nguyên bào sợi (Là tế bào nhiều nhất trong tủy răng), tế bào trung mô chưa biệt hóa (Là các tế bào dự trữ sẽ thay thế các nguyên bào ngà bị thoái hóa và chết). Ngoài ra, tủy răng còn chứa một số tế bào khác như tế bào lympho bào, bạch càu đơn nhân, mô bào…Các tế bào này không phải là tế bào đặc hiệu của mô tủy mà là các tế bào của hệ miễn dịch có khả năng sản xuất ra các kháng thể và kích thích phản ứng viêm khi có sự xâm nhập của vi khuẩn.

Thành phần sợi và các chất căn bản: Thành phần sợi trong tủy răng bao gồm các bó sợi collagen, lưới sợi ưa bạc và chất căn bản (nước, proteoglycan, glucoprotein…).

Mạch máu: Mạch máu đi vào kẽ hở của chóp răng, sau đó đi vào ống tủy và buồng tủy.

Mạch bạch huyết: Mạch bạch huyết sẽ có thành nội mô rất mỏng, không có hồng cầu, không có màng đáy và có van. Các ống mạch này sẽ đi vào lỗ chóp răng. Sau đó chúng tạo thành mạng lưới trong buồng tủy và thoát ra khỏi tủy qua lỗ chóp của ống tủy bên cạnh.

Dây thần kinh: Các dây thần kinh bên trong tủy răng sẽ đi cùng với mạch máu và mạch bạch huyết. Các sợi dây thần kinh có vai trò điều hòa sự co mạch và dẫn truyền cảm giác đau đến não bộ.

Các vùng mô của tủy: Bao gồm 3 lớp là lớp nguyên bào ngà, vùng thưa nhân dưới và vùng lưỡng cực giàu tế bào.

Vai trò của tuỷ răng

Nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng, tuỷ răng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tái tạo lại ngà răng, bảo vệ mô răng luôn chắc và khoẻ mạnh.

Dẫn truyền kích thích: Khi răng tiếp xúc với thức ăn hoặc mắc một số bệnh lý khác như chấn thương hoặc hoá chất sẽ được dẫn truyền bởi các dây thần kinh để cơ thể nhận biết nóng, lạnh, chua, cay hoặc đau nhức, ê buốt…

Nuôi dưỡng và tái tạo răng: Tuỷ răng còn chứa rất nhiều mạch máu để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống răng và tái tạo những tổn thương của răng, giúp cho răng được khoẻ mạnh và chống lại các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài.

Chức năng miễn dịch: Tủy chứa hệ thống mạch bạch huyết như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân…Các tế bào này có vai trò bảo vệ cơ thể khi bị xâm nhập bởi vi khuẩn.

Viêm tủy răng là gì? Các giai đoạn viêm tủy răng

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị hư tổn do các vi khuẩn tấn công và làm phá vỡ cấu trúc răng. Điều này tác động đến phần tủy và mô xung quanh chân răng gây nên hiện tượng viêm nhiễm khiến răng đau nhức, ê buốt đặc biệt là khi sử dụng thực phẩm lạnh, nóng, ngọt.

Viêm tủy răng là gì? Các giai đoạn viêm tủy răng 1

Bệnh viêm tủy răng có thể phân thành nhiều giai đoạnvà dạng thương tổn khác nhau bao gồm viêm tủy răng có khả năng phục hồi (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp và viêm tủy răng hoại tử không thể phục hồi.

Giai đoạn viêm tủy răng có phục hồi: Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không nhận biết được dấu hiệu rõ ràng mà đôi khi chỉ là các cơn ê buốt nhẹ và thoáng qua.

Giai đoạn viêm tủy răng cấp: Lúc này, người bệnh đã hoàn toàn cảm giác được sự xuất hiện của từng cơn đau và các bất tiện trong khi sinh hoạt, ăn uống. Đặc biệt, tình trạng chuyển biến xấu rất nhanh và những khó chịu càng nhiều hơn.

Giai đoạn viêm tủy răng hoại tử: Đây là mức độ cuối cùng nếu viêm tủy răng không được chữa trị kịp thời. Đến giai đoạn này, toàn bộ phần tủy sẽ không thể cứu chữa được nữa và gây ảnh hưởng đến chức năng của các phần răng quanh quanh.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Tủy răng được bảo vệ bởi tổ chức cứng ở xung quanh là ngà răng và men răng rất an toàn và chắc chắn. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến tủy răng bị ảnh hưởng gây viêm tủy răng.

Sâu răng nghiêm trọng: Đây là tình trạng vi khuẩn bào mòn răng vô cùng nhanh và phá vỡ phần men và ngà răng bảo vệ để xâm nhập vào tủy và gây bệnh.

Các chấn thương liên quan đến răng: Các chấn thương như sứt mẻ, vỡ răng, răng bị chèn ép làm tủy răng bị lộ ra ngoài cũng có thể gây nên viêm tủy răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc đánh răng không thường xuyên, đánh răng sai quy trình, bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh khiến cho cổ răng bị khuyết dần đi, dẫn đến làm lộ tủy răng, gây viêm răng.

Thói quen ăn uống không khoa học: Các loại hóa chất như đường hóa học, chất có tính axit, rượu bia, nước có gas…là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm tủy răng.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng 1

Việc thiếu canxi và flour sẽ làm chạm quá trình tổng hợp và bổ sung sự chắc khỏe cho răng, từ đó gây nên vấn đề viêm tủy răng thông qua các vết nứt đã được hình thành sẵn trên răng.

Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ăn: Những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm răng bị sung huyết và dẫn đến tình trạng viêm tủy răng.

Tìm hiểu thêm: Răng sâu vào tuỷ có nguy hiểm không?

Điều trị viêm tủy răng như thế nào?

Với mỗi trường hợp viêm tủy răng, sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, vấn đề viêm tủy răng có thể được chia thành 2 loại cụ thể gồm: Tình trạn có thể phục hồi và tình trạng không thể điều trị.

Điều trị viêm tủy răng có khả năng hồi phục

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe răng miệng và thực hiện khử khuẩn trước khi bắt đầu tiểu phẫu bằng phương pháp và kỹ thuật chuyên dụng. Với trường hợp có thể hồi phục được thì không cần phải loại bỏ lớp ngà răng bị tổn thương.

Bước 2: Thực hiện ngăn ngừa viêm tủy răng bằng phương pháp trám lót để hỗ trợ cho việc bảo vệ phần tủy đối với bệnh nhân đang có dấu hiệu của bệnh lý này. Một số vật liệu mà các cơ sở nha khoa thường dùng để trám lót như là Hydroxit, canxi, chất dàn ngà chuyên dụng…

Bước 3: Bước cuối cùng là thực hiện khử khuẩn vết sâu răng và trám bít hoàn toàn để đảm bảo cho vi khuẩn không thể xâm nhập được từ đó hạn chế vấn đề viêm tủy răng.

Điều trị viêm tủy răng có khả năng hồi phục 1

Điều trị viêm tủy răng không thể hồi phục

Lúc này, tình trạng viêm tủy răng của bệnh nhân đã rơi vào giai đoạn nghiêm trọng, cần phải lấy tủy răng để đảm bảo an toàn:

Bước 1: Thực hiện công đoạn vệ sinh khuôn miệng tương tự như trường hợp trên. Tuy nhiên, người bệnh sẽ được hỗ trợ tiêm thuốc mê để tránh các vấn đề khi phẫu thuật.

Bước 2: Thực hiện phương pháp mở ống tủy và tiến hành loại bỏ toàn bộ phần tủy hoặc một số đơn vị tủy đã bị viêm nhiễm.

Bước 3: Sau khi thực hiện xong chu trình lấy tủy, nha sĩ sẽ thực hiện tạo hình và một số cách để phục hồi hình dáng ống tủy phù hợp nhất đối với cấu trúc của răng.

Bước 4: Thực hiện trám định hình mô cứng bằng những kỹ thuật đã được rèn luyện chuyên nghiệp để ứng dụng cho bệnh nhân viêm tủy răng.

Răng đã lấy tuỷ có niềng được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết>>> Giải đáp chi tiết “Răng đã lấy tuỷ có niềng được không?”

Phòng ngừa viêm tủy răng

Để phòng ngừa viêm tủy răng, bạn cần phải làm tốt việc bảo vệ phần men răng và ngà răng bao bọc bên ngoài để không bị sâu răng. Do đó, cần thực hiện theo những hướng dẫn sau để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập trong răng miệng. Cụ thể:

  • Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải và kem đánh răng có chứa Fluoride.
  • Làm sạch bề mặt răng và giữ sạch không gian giữa các răng bằng sợi chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa Fluoride: Nước súc miệng có thể giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng khá hiệu quả.
  • Thay đổi những thói quen không lành mạnh: Hạn chế những tác nhân có hại như nước ngọt, bia, rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác cũng góp phần vào việc bảo vệ răng của bạn.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Thăm khám 2 lần mỗi năm tại các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng và phát hiện sớm khi có vấn đề.

Xem thêm: Viêm tủy răng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm tủy răng và cách phòng tránh tình trạng này. Liên hệ ngay với nha khoa Thúy Đức để được các nha sĩ chuyên sâu tư vấn nếu bạn đang gặp các vấn đề về tủy răng nhé.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-la-gi-11076/feed/ 0
Dấu hiệu viêm tủy răng và cách điều trị https://nhakhoathuyduc.com.vn/dau-hieu-viem-tuy-rang-10457/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/dau-hieu-viem-tuy-rang-10457/#respond Mon, 15 Jan 2024 09:09:58 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=10457 Hậu quả của viêm tủy răng nghiêm trọng hơn nhiều so với bạn nghĩ. Không chỉ gây ra cơn đau day dứt, khó chịu, trường hợp xấu nhất bạn có thể bị “chết tủy”, buộc phải nhổ bỏ răng thật. Dưới đây bác sĩ sẽ chỉ ra dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng điển hình và cách điều trị tốt nhất nhé.  

1. Viêm tủy răng là bệnh gì?

Tủy răng là gì?

Tủy răng là gì? 1

Mỗi chiếc răng của chúng ta được cấu tạo gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng ở vị trí ngoài cùng, rắn chắc nhất. Tiếp đến là ngà răng mềm, xốp hơn rồi đến tủy răng.

Như bạn đã biết thì tủy răng chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng nằm trong một hốc giữa ngà răng.

Cấu tạo của tủy răng cơ bản gồm buồng tủy và ống tủy. Ống tủy nằm ở chân răng là những sợi mô nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy ở trên thân răng xuống đến chân răng. Trên thực tế, tủy răng cấu tạo rất phức tạp và sẽ thay đổi theo từng độ tuổi, từng loại răng, từng cơ địa khác nhau.

Ngoài ra, số lượng ống tủy ở mỗi răng cũng không giống nhau. Ví như răng cửa thường có 1 ống tủy, răng cối nhỏ có 2 ống tủy, còn răng hàm có từ 3- 4 ống tủy. Răng người già thì tủy răng hay bị canxi hóa hơn.

Xét về mặt hóa học, mô tủy chứa khoảng 70% là nước, 30% chất hữu cơ. Áp lực bình thường trong buồng tủy là 8- 15 mmHg được điều hòa bởi cơ chế vận mạch. Nếu không may bị viêm tủy, áp lực buồng tủy có thể lên tới 35mmHg hoặc hơn làm cho tủy răng giống như cấu trúc bị nhốt trong hộp kín. Nó sẽ nhanh chóng bị hoại tử, khó phục hồi.

Chức năng của tủy răng

Chức năng của tủy răng 1

Tủy răng được ví như “trái tim” của răng, duy trì sự sống, quyết định sức khỏe mỗi chiếc răng. Do vậy chức năng của tủy răng đặc biệt quan trọng.

Chức năng tạo ngà: Tạo ra phản ứng cho ngà trong khi bị tổn thương mô cứng, hoặc tham gia nuôi dưỡng, sửa chữa ngà răng.

Chức năng dinh dưỡng: Phần mô tủy chứa hệ thống mạch máu nuôi dưỡng toàn bộ các thành phần sống của phức hợp tủy- ngà.

Chức năng thần kinh: Cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có kích thích tác động lên răng. Cảm giác mà tủy răng mang lại gồm: ê buốt, nóng, lạnh, đau. Hoặc cảm giác về lực tác động như sâu răng, chấn thương.

Chức năng bảo vệ: Được thực hiện qua hai quá trình là tái tạo ngà răng và đáp ứng miễn dịch góp phần duy trì sự sống và lành mạnh của răng.

Như vậy bạn có thể thấy tủy răng đảm nhận hai chức năng quan trọng nhất nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho thân răng. Nếu không may răng bị viêm nhiễm dẫn tới chết tủy thì xem như nó không còn tác dụng gì. Bạn sẽ không còn cảm nhận được mùi vị thức ăn, nhiệt độ và đặc biệt không có phản ứng nào với kích thích từ bên ngoài.

Viêm tủy răng là gì?

Viêm tủy răng là gì? 1

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tủy răng cùng với mô xung quanh chân răng. Thực chất, đây là một cơ chế tự vệ của tủy răng đối phó với các yếu tố gây bệnh.

Viêm tủy răng có thể phân thành nhiều giai đoạn và các dạng thương tổn khác nhau, bao gồm viêm tủy răng có khả năng phục hồi (tiền tủy viêm) và viêm tủy không có khả năng phục hồi.

– Viêm tủy có hồi phục

Viêm tủy có hồi phục là giai đoạn đầu tiên khi tủy răng gồm dây thần kinh và mạch máu bị nhiễm trùng nhẹ. Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách thì sẽ trở lại lành lặn như lúc ban đầu. Dấu hiệu nhận biết ban đầu của viêm tủy có hồi phục là cơn đau răng ê nhẹ khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Khi ngừng ăn thì cơn đau cũng biến mất.

Tuy đã có những dấu hiệu cảnh báo ban đầu nhưng nhiều người vẫn chủ quan và không tìm cách điều trị.

– Viêm tủy không hồi phục

Viêm tủy không hồi phục là giai đoạn khi tủy răng đã diễn biến nặng, trở nên rất nghiêm trọng. Ngoài sưng đau ê buốt, bạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như bị sốt, hôi miệng, đắng miệng, hạch bạch huyết sưng to. Trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ sâu to, tủy bị hở và xuất hiện các đốm màu vàng nhô ra khỏi buồng tủy.

Người bị viêm tủy không hồi phục thời gian đau kéo dài, có khi bị vài giờ, thậm chí đau buốt cả ngày. Đặc biệt khi ăn các loại thực phẩm quá cay, quá nóng, quá lạnh thì cảm giác rõ rệt hơn.

2. Triệu chứng bệnh viêm tủy răng

2. Triệu chứng bệnh viêm tủy răng 1

Những bệnh lý về tủy răng, đặc biệt là viêm tủy cần phải nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt mới bảo vệ tủy kịp thời. Nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển nặng dễ gây ra biến chứng như chết tủy, viêm quanh cuống răng, viêm hạch,… Dưới đây là các triệu chứng viêm tủy răng điển hình nhất.

Viêm tủy cấp tính

Khi bị viêm tủy cấp tính, bạn thấy những cơn đau răng bắt đầu xuất hiện, kéo dài cực kỳ khó chịu. Cơn đau này càng nặng nề hơn về đêm khi bạn đang nghỉ ngơi. Hoặc khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh, thức ăn rơi vào lỗ sâu thì cảm giác đau sẽ càng nghiêm trọng.

Ngoài ra với trường hợp viêm tủy có mủ, bệnh nhân phải chịu những cơn đau nghiêm trọng hơn, đau giật, răng có thể lung lay nhẹ, cảm giác gõ trống bên trong tai,…

Viêm tủy mạn tính

Viêm tủy mạn tính gây ra bởi những kích thích cường độ nhẹ nhưng liên tục, tác động lên trên mô tủy giàu mạch máu. Triệu chứng điển hình là đau âm ỉ từng cơn, kéo dài hàng giờ và khoảng cách giữa từng cơn đau rất ngắn. Đôi khi bệnh nhân chỉ gặp một cơn đau nhẹ thoáng qua khi nhai, ngoài ra không có triệu chứng nào khác.

Xem thêm: Viêm tủy răng có nguy hiểm không ?

 3. Cách điều trị viêm tủy răng hiệu quả

Viêm tủy răng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau nên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị tốt nhất.

Giai đoạn viêm tủy có khả năng phục hồi

 3. Cách điều trị viêm tủy răng hiệu quả 1

Sử dụng thuốc kháng sinh

Viêm tủy có khả năng phục hồi là tình trạng tủy mới bị chớm nhiễm bệnh nên việc điều trị cũng dễ dàng hơn. Sau khi thăm khám cẩn thận, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà chưa cần điều trị tủy.

Trám răng

Trám răng được thực hiện trong trường hợp răng bị sâu nhưng diện tích không quá lớn, có thể đã viêm nhiễm một phần đến ngà răng và chưa tác động quá nhiều đến tủy răng. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

– Bước 1: Trước tiên, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng viêm tủy răng, các bệnh lý liên quan khác để có phương án điều trị phù hợp nhất.

– Bước 2: Sau đó, bác sĩ tiến hành làm sạch khoang miệng.

– Bước 3: Bác sĩ rửa ống tủy theo đúng tiêu chuẩn nha khoa, đo độ dài ống tủy chính xác để tránh tình trạng viêm tủy răng.

– Bước 4: Tiếp đến, bác sĩ loại bỏ phần ngà răng bị bệnh bằng dụng cụ chuyên dụng.

– Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ trám răng tạm thời trong 1- 2 tuần để theo dõi. Nếu vẫn còn tình trạng đau, bác sĩ sẽ tiến hành trám phục hồi và yêu cầu bệnh nhân tái khám đúng hẹn.

Trám răng là phương pháp điều trị tủy có chi phí thấp, độ bền duy trì khoảng 3- 5 năm. Bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và thăm khám nha khoa định kỳ để ngăn ngừa viêm nhiễm tủy răng quay trở lại.

Giai đoạn viêm tủy không phục hồi

Với trường hợp bị viêm tủy nặng khi mà đã xuất hiện những lỗ sâu quá lớn, vết gãy, vi khuẩn xâm nhập nghiêm trọng, bác sĩ tiến hành điều trị tủy. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh để quyết định sẽ bọc răng sứ hoặc nhổ răng.

Bọc răng sứ

Giai đoạn viêm tủy không phục hồi 1

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình bằng vật liệu sứ, giúp phục hồi chức năng và cải thiện tính thẩm mỹ mang đến hàm răng chuẩn, đều, đẹp tự nhiên. Các bước điều trị viêm tủy răng & bọc răng sứ cụ thể như sau:

– Bước 1: Trước tiên, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng viêm tủy răng, các bệnh lý liên quan khác để có phương án điều trị phù hợp nhất.

– Bước 2: Sau đó, bác sĩ tiến hành làm sạch khoang miệng.

– Bước 3: Tiếp đến, bác sĩ sử dụng một đế cao su, cách ly răng với nướu và khoang miệng. Điều này nhằm tránh thuốc chữa tủy rơi vào khoang miệng, đường thở, đường tiêu hóa.

– Bước 4: Bác sĩ tiến hành điều trị viêm tủy răng. Bác sĩ sẽ khoan 1 đường nhỏ trên mặt nhai của răng thông xuống ống tủy, lấy sạch mô tủy bị nhiễm trùng, bơm rửa ống tủy để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

– Bước 5: Sau khi đã làm sạch tủy, bác sĩ tiến hành trám bít ống tủy bằng vật liệu trám chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy trở lại.

– Bước 6: Bác sĩ thực hiện bọc răng sứ nhằm bảo vệ răng sau điều trị tủy.

– Bước 7: Cuối cùng, bác sĩ chụp phim X-quang lần nữa để kiểm tra có còn sót tuỷ viêm hay không để đảm bảo an toàn cho cả quá trình điều trị.

Bọc răng sứ sau điều trị tủy không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai, có tính thẩm mỹ cao mà còn giúp bảo vệ chiếc răng đã bị tổn thương hiệu quả.

Xem thêm: Bọc răng sứ có đắt không? Bao nhiêu tiền 1 cái răng sứ?

Nhổ răng

Giai đoạn viêm tủy không phục hồi 2

Trường hợp phần tủy bị viêm quá nặng dẫn tới hoại tử, lan xuống cả chân răng làm cho răng yếu, lung lay thì việc nhổ bỏ là điều bắt buộc phải thực hiện. Điều này vừa để loại bỏ cơn đau ê buốt, vừa bảo vệ phần xương răng và các răng còn lại khỏe mạnh. Sau khi nhổ, bạn có thể tham khảo công nghệ cấy ghép implant phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ như răng thật.

Các bước nhổ răng khi bị viêm tủy thực hiện như sau:

– Bước 1: Trước tiên, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng viêm tủy răng bị nặng ở mức độ nào. Sau đó lên phương án để nhổ bỏ răng.

– Bước 2: Bác sĩ tiến hành làm sạch khoang miệng giúp hạn chế tối đa việc lây nhiễm vi khuẩn khi nhổ răng.

– Bước 3: Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm tê vào vị trí răng cần nhổ. Điều này nhằm hạn chế tối đa tình trạng đau nhức và giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi.

– Bước 4: Bác sĩ thực hiện nhổ răng bị viêm tủy nặng bằng phương pháp truyền thống hoặc công nghệ sóng siêu âm.

– Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà.

Xem thêm: Đang bị đau răng có nên nhổ răng không? Những lưu ý quan trọng

4. Cách phòng chống viêm tủy răng hiệu quả

4. Cách phòng chống viêm tủy răng hiệu quả 1

Sau khi điều trị viêm tủy răng, bạn vẫn có thể mắc các bệnh lý răng miệng khác. Để có sức khỏe răng miệng tốt nhất, đừng bỏ qua lời chỉ dẫn của bác sĩ dưới đây nhé.

Vệ sinh răng miệng

Bạn chú ý mua bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông bàn chải mềm. Khi đó việc đánh răng sẽ thuận lợi và hạn chế tổn thương đến nướu lợi. Chải răng cần làm sạch cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Sau đó nên vệ sinh sạch sẽ cả lưỡi- nơi tập trung vụn thức ăn thừa, vi khuẩn.

Bạn dành thêm chút thời gian dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám ở vùng kẽ răng. Cuối cùng thì nhớ sử dụng nước súc miệng chuyên dụng làm sạch vi khuẩn triệt để nhất.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa các vi chất như canxi, vitamin C, K, E,… Điển hình là sữa và các chế phẩm từ sữa, cá ngừ, cá hồi, trà xanh, trái cây mềm, sinh tố,…

Bên cạnh đó, bạn cũng tránh những thức ăn quá cay, quá nóng, quá chua hoặc quá lạnh vì đều ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.

Loại bỏ thói quen xấu

Nhiều người vẫn duy trì thói quen xấu sẽ không tốt cho độ sáng, độ bền của răng. Ví dụ như sử dụng răng để cắn các đồ vật cứng (đá viên, bút,…). Hoặc thói quen cắn móng tay, mút tay, nghiến răng khi ngủ,… Cố gắng loại bỏ điều này càng. sớm càng tốt nhé.

Thăm khám định kỳ tại nha khoa

Các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Điều này có rất nhiều lợi ích như giúp làm sạch cao răng, mảng bám trên răng. Tiếp theo là giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi,… khi chúng mới chớm phát sinh. Khi đó việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

5. Viêm tủy răng nào cần gặp bác sĩ?

5. Viêm tủy răng nào cần gặp bác sĩ? 1

Viêm tủy răng tuy diễn biến âm thầm nhưng vẫn có những dấu hiệu cảnh báo để mọi người sớm nhận biết và lên phương án điều trị. Nếu thấy răng miệng xuất hiện một số điều bất thường dưới đây, mọi người nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Bạn thấy răng nhạy cảm hơn với các đồ chua, ngọt, lạnh và nóng.
  • Bạn thấy những cơn đau răng xuất hiện đứt quãng, sau đó thì tăng dần.
  • Bạn thấy tăng tiết nước bọt bất thường hoặc không thể nhai nuốt thức ăn.
  • Bạn thấy có hiện tượng bị hôi miệng kéo dài.

Bị viêm tủy răng mà không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí là mất răng thật. Nếu thấy một số dấu hiệu như bị sâu răng, đau răng thì nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám nhé.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/dau-hieu-viem-tuy-rang-10457/feed/ 0
Viêm tủy răng có nguy hiểm không ? https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-11078/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-11078/#respond Tue, 02 Jan 2024 09:38:05 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=11078 Viêm tủy răng là một bệnh lý răng miệng ít gặp hơn so với các bệnh răng miệng thông thường như sâu răng, viêm nướu, mòn răng…nhưng lại gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Vậy viêm tủy răng có nguy hiểm không và nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhưng biến chứng nguy hiểm nào. Bài viết dưới đây sẽ có bạn những thông tin về bệnh lý này.

Viêm tủy răng là gì? 

Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt gồm mạch máu, dây thần kinh…nằm trong hốc giữa ngà răng. Các tổ chức tủy răng được kết nối với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng.

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng hay các mô bao quanh chân răng bị hư tổn do các vi khuẩn tấn công và làm phá vỡ cấu trúc của răng. Chúng tác động đến phần tủy và mô xung quanh chân răng gây nên hiện tượng viêm nhiễm khiến răng nhạy cảm, đau nhức, ê buốt, đặc biệt khi sử dụng các loại thực phẩm nóng, lạnh, ngọt.

Thông thường, viêm tủy có thể xảy ra với một hoặc nhiều răng trong cùng một cùng hàm và triệu chứng của bệnh lý này âm thầm nên rất khó để phát hiện ra.

Viêm tủy răng là gì?  1

Các giai đoạn viêm tủy răng

Viêm tủy răng thường biểu hiện ở 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, viêm tuỷ răng sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Khi bệnh tiến triển càng nặng thì càng khó điều trị, có những trường hợp không còn khả năng điều trị, sẽ phải loại bỏ hoàn toàn phần tủy đã chết.

Giai đoạn viêm tủy răng có khả năng hồi phục

Đây là giai đoạn đầu của bệnh lý viêm tủy răng. Ở giai đoạn này sẽ có những dấu hiệu viêm tủy rất khó để nhận biết. Cơn đau thường sẽ chỉ xuất hiện thoáng qua khoảng vài giây vào ban đêm hoặc khi bạn sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Nếu người bệnh phát hiện sớm, khả năng điều trị viêm tủy răng sẽ dễ dàng hơn do kịp thời xử lý được các nguyên nhân gây ra viêm.

Giai đoạn viêm tủy răng cấp

Trong giai đoạn này, tình trạng răng sẽ bị viêm nặng hoặc viêm tủy cấp. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau đột ngột với cường độ ngày càng nhiều, thậm chí còn ảnh hưởng đến những răng bên cạnh. Đồng thời, trong giai đoạn này, vùng nướu sẽ bị sưng tấy. Khi dùng tay gõ vào răng sẽ có cảm giác đau, vùng đau có thể lan đến các khu vực khác như cổ, thái dương, tai.

Những cơn đau do viêm tủy răng cấp gây ra thường dai dẳng, kéo dài khoảng từ 3-30 phút. Sau đó, người bệnh sẽ hết đau và trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu lại có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài như thức ăn bị lọt vào kẽ răng bị viêm, uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, khi đó cơn đau sẽ tái diễn.

Trong một số trường hợp, còn xuất hiện mủ màu trắng khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn, mang lại cảm giác ê buốt đến vùng tai. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến hoại tử tủy răng, viêm tủy kinh niên.

Giai đoạn viêm tủy răng cấp 1

Giai đoạn viêm tủy răng mạn tính

Đây là giai đoạn cuối của bệnh viêm tủy răng, khi tình trạng đã trở nên nặng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu vì răng đã bị chết tủy. Cơn đau răng sẽ diễn ra ngắt quãng hoặc liên tục nhất là về ban đêm nhưng cường độ đau sẽ ít hơn viêm cấp.

Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện tình trạng lung lay xương ổ răng và dẫn đến mất răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hệ hàm. Các biến chứng kèm theo như xuất hiện mủ trong miệng, hôi miệng và cảm giác có vị lạ trong khoang miệng gây khó chịu.

Trong những trường hợp viêm tuỷ răng trở nên nặng, nha sĩ sẽ điều trị bằng cách loại bỏ hoàn toàn phần tủy răng đã bị hoại tử. Đồng thời, tiến hành trám bít buồng tủy và ống tủy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cũng như tạo hình lại cho răng.

Cùng tìm hiểu thêm bài viết: “Răng bọc sứ bị viêm tủy, chữa như thế nào?

Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Tủy răng khi viêm sẽ bị sung huyết. Nhất là khi răng bị chết tủy không được điều trị sẽ dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và có thể sẽ phát sinh các biến chứng khác như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm hạch, viêm xương rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Khi răng có các triệu chứng như lỗ sâu răng lớn, răng bị lung lay kèm theo các dấu hiệu như đau nhức từng cơn và tăng dần về ban đêm, răng bị đổi màu bất thường…phải đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị ngay vì có thể tủy răng đã bị viêm hoặc bị hoại tử.

Viêm tủy răng có nguy hiểm không? 1

Đau do tủy răng bị viêm rất nghiêm trọng, cơn đau buốt tận óc khiến người bệnh khó chịu, không thể làm việc hay ngủ kể cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau. Cơn đau còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, thậm chí cả khi uống nước hay nuốt nước bọt. Khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đau do viêm tủy răng càng nghiêm trọng hơn nữa.

Chính vì vậy, nếu thấy các triệu chứng đau nhức răng kéo dài, người bệnh cần sớm đi khám thay vì tự chịu đựng những cơn đau hay điều trị tại nhà khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn gây hại tới sức khỏe răng miệng.

Có thể bạn quan tâm: Chữa tủy răng có đau không? Chi phí hết bao nhiêu?

Hậu quả viêm tủy răng

Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

– Nhiễm trùng: Viêm tủy răng là kết quả của việc vi khuẩn xâm nhập vào lõi răng, gây ra tình trạng viêm nhiễm và mủ trong hốc tủy. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan sang các mô xung quanh và gây ra viêm nhiễm và đau nhức trong vùng hàm.

Viêm nhiễm vùng xương hàm: Vi khuẩn từ viêm tủy răng có thể lẩn xương hàm xung quanh gây ra viêm nhiễm và sưng tấy trong vùng xương. Điều này có thể dẫn đến sưng, đau nhức và khó chịu trong khu vực vùng xương hàm.

Mất răng: Một trong những hậu quả nghiêm trọng của viêm tủy răng khi không được điều trị kịp thời là mất răng. Viêm tủy răng có thể làm suy yếu và phá hủy mô xương và mô liên kết xung quanh răng, dẫn đến rụng răng. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn tác động xấu đến thẩm mỹ và tự tin của người bệnh.

Hậu quả viêm tủy răng 1

Tổn thương dây thần kinh: Viêm tủy răng không điều trị kịp thời có thể sẽ gây tổn thương đến dây thần kinh bên trong răng. Điều này có thể dẫn đến việc người bệnh cảm thấy đau nhức và nhạy cảm đối với nhiệt độ. Đồng thời cảm giác đau có thể lan ra tai hoặc vùng mặt.

Tiêu xương hàm: Vi khuẩn từ viêm tủy răng có thể tấn công và phá hủy các xương hàm xung quanh. Khi xương hàm bị tiêu hủy sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và hỗ trợ của hàm răng, gây ra sự mất cân bằng và có thể làm suy yếu toàn bộ cấu trúc hàm.

Tác động đến sức khỏe: Viêm tủy răng không được điều trị có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong khuôn miệng. Vi khuẩn này có thể lan tỏa qua hệ tuần hoàn và gây ra những vấn đề sức khỏe cho người bệnh như nhiễm trùng huyết, viêm màng não hay các vấn đề về tim mạch.

Khi răng bị chết tuỷ, có thật sự cần phải nhổ răng hay không? Phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Có nên nhổ răng bị chết tuỷ không? để tìm câu trả lời.

Cách phòng bệnh viêm tủy răng

  • Thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng: bao gồm làm sạch sẽ răng hàng ngày và đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày nhằm bảo vệ răng chống lại sâu răng và làm sạch răng thường xuyên.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho việc dùng tăm xỉa răng để tránh tạo khoảng cách giữa các chân răng. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách cũng giúp bảo vệ các miếng trám hiện có để bảo vệ tủy răng.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như nghiến răng, hút thuốc lá…
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Giảm hoặc loại bỏ đồ ngọt như kẹo, nước có cồn…để giữ cho răng khỏi đường, đây là một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng.
  • Hạn chế ăn nhai các thức ăn cứng như sụn, xương, nước đá, trái cây chưa cắt nhỏ.
  • Lên lịch thăm khám thường xuyên với chuyên gia để có thể xác định được vùng sâu răng khi vẫn còn nhỏ và ở xa tủy răng. Nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện được các răng sâu và chữa trị kịp thời.
  • Thường xuyên cạo vôi răng và làm sạch răng nướu tại nha khoa.
  • Nếu có bệnh viêm lợi, viêm quanh răng, mòn cổ răng thì nên đến các cơ sở nha khoa để chữa trị ngay.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm tủy răng. Các bạn đừng chủ quan, bệnh viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp tời sẽ rất nguy hiểm. Để phòng tránh và giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt, hãy dành thời gian ghé qua nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời sớm nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại điện thoại đến hotline: 093.186.3366 để được đội ngũ nha sĩ tại Nha khoa Thúy Đức tư vấn miễn phí nhé.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/viem-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-11078/feed/ 0