• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Thần chú chữa đau răng – có hiệu nghiệm không?

Đau răng là tình trạng thường gặp và và gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống. Trong dân gian, lưu truyền nhiều “thần chú” chữa đau răng được cho là vô cùng hiệu nghiệm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này.

Mục lục

  • Các câu thần chú chữa đau răng lưu truyền trong dân gian
  • Lời khuyên cho những người bị đau răng
    • Không tự ý điều trị theo mẹo dân gian nguy hiểm
    • Đi khám để xác định nguyên nhân gây đau răng
    • Điều trị đau răng

Các câu thần chú chữa đau răng lưu truyền trong dân gian

Các câu thần chú chữa đau răng lưu truyền trong dân gian 1

Thần chú là những lời nói hoặc cụm từ được cho là có sức mạnh huyền bí. Một số thần chú được truyền miệng qua nhiều thế hệ, trong khi những thần chú khác được sáng tạo bởi các bậc thầy tâm linh. Những câu chú này được cho là có thể kết nối được với thần linh, thu hút năng lượng tích cực, giúp chữa lành bệnh tật, bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.

Khi tổng hợp các nguồn tin trên internet, chúng tôi không tìm thấy những câu thần cụ thể với mục đích điều trị đau răng. Tuy nhiên, có khá nhiều những câu chú niệm từ đạo Phật dùng để tiêu trừ bệnh tật, giải thoát khổ đau, tiêu tan giải nan và đau khổ nói chung. Xin trích một bài niệm phật như sau:

Cúi đầu lễ Phật Di Đà. Dược Sư hải hội cùng là Quan Âm.

Mở khai đức rộng thậm thâm, xót thương pháp giới lỗi lầm cứu con.

Thân tật bệnh mỏi mòn đau yếu, vì huyễn thân trì níu nghiệp trần.

Chí thành lạy Phật ân cần, cầu cho tật bệnh giảm lần hiểm nguy.

Hoặc tội ác khinh khi Tam Bảo, miệng hung hăng chẳng kể Thánh Thần.

Tạo nhiều oan nghiệp xoay vần, nhồi căn trả quả chịu phần ốm đau.

Lúc mê muội cầm dao mổ xẻ, chặt nấu bầm giết hại chúng sanh.

Món ăn vừa miệng ngon lành, ngày nay thọ bệnh tử sanh đáo đầu.

Dẫy đầy oan nghiệp thẩm sâu, xét ra mới biết từ lâu lỗi lầm.

Kiếp tạo ác lung lăng không kể, nay ốm đau làm lễ khẩn cầu.

Cho hay nhân quả nhiệm mầu, giống chi hưởng nấy tránh đâu khỏi nàn.

Nay sám hối lập đàn cầu nguyện, đức từ bi linh hiển độ con.

Nhẹ nhàng các nghiệp tiêu mòn, thân này dứt hết chẳng còn ốm đau.

Quả nhơn chẳng trước thời sau, gặp cơn báo ứng chậm mau mấy hồi.

Nay con sám hối đã rồi, tu hành theo Phật đền bồi tội xưa.

Từ nay việc ác nguyên chừa, nguyên làm việc thiện ngăn ngừa vong tâm.

Bao nhiêu oan nghiệp lỗi lầm, con xin sám hối thân đêm ngày.

Bệnh căn qua khỏi nạn tai, Quy y Tam Bảo trì trai tu hành.

Nguyện về Tịnh Độ lạc thành, cầu cho thoát khỏi tử sanh luân hồi.

Cõi trần khổ não lắm thôi, quyết lòng niệm Phật về nơi sen vàng.

(Trích tại Video Sám Cầu Tật Bệnh Tiêu Trừ – Thích Phước Thiện.)

Thực tế, tâm linh và khoa học là hai phạm trù riêng biệt. Khoa học không tin vào sức mạnh của thần chú hay những vấn đề tâm linh nói chung. Xét theo vấn đề tâm lý, việc đọc hoặc niệm thần chú chữa đau răng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy bình tĩnh và thư giãn hơn, từ đó giúp giảm bớt cảm giác đau đớn. Nhưng nó không phải là giải pháp để điều trị nguyên nhân gốc rễ gây đau răng.

Theo nha khoa Thúy Đức, thần chú chữa đau răng không thể thay thế cho việc điều trị chuyên nghiệp. Nếu bạn bị đau răng do sâu răng, viêm nướu hoặc các bệnh lý răng miệng khác, bạn cần đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị.

Không chỉ với các bệnh đề về răng miệng mà với tất cả các vấn đề về sức khỏe, chủ động điều trị bằng các phương pháp y khoa sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi những khổ sở do bệnh tật gây ra. Trì hoãn điều trị bằng các biện pháp không đúng khoa học có thể khiến bệnh tình nặng thêm và tăng khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Chữa đau răng bằng phương pháp bấm huyệt

Lời khuyên cho những người bị đau răng

Không tự ý điều trị theo mẹo dân gian nguy hiểm

Không tự ý điều trị theo mẹo dân gian nguy hiểm 1
Cảnh giác với những chai rượu thuốc chữa đau răng không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Một số mẹo trị đau răng như súc miệng với rượu thuốc, đắp lá thuốc lào lên răng… có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Do đó, chúng ta không nên tùy tiện áp dụng.

Thay vào đó, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau răng tạm thời tại nhà như:

  • Ngậm nước muối ấm.
  • Chườm bọc đá lạnh
  • Uống nhiều nước.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Tham khảo thêm: Thuốc giảm đau răng Alaxan – cách dùng và lưu ý sử dụng

Đi khám để xác định nguyên nhân gây đau răng

Đi khám để xác định nguyên nhân gây đau răng 1

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau răng là rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, khi bị đau răng thì nên chủ động tới nha khoa hoặc bệnh viện để được khám và thực hiện các biện pháp chẩn đoán cụ thể.

Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh răng miệng, dùng để chỉ cơn đau xuất hiện ở răng hoặc các mô xung quanh răng do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy theo mức độ đau răng có thể chia thành đau răng cấp tính và đau răng mãn tính.

Các nguyên nhân gây đau răng thường gặp là:

  • Các vấn đề từ răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm chóp chân răng, áp xe nha chu, răng khôn mọc lệch, nứt vỡ răng…
  • Các vấn đề khác bên ngoài răng: đau dây thần kinh sinh ba, đau thắt ngực cấp tính, đau nửa đầu, khối u và chấn thương.

Lưu ý: Nếu bạn có hồ sơ bệnh án từ những lần khám răng trước đây, hãy chuẩn bị tinh thần để đến phòng khám.

Điều trị đau răng

Kế hoạch điều trị cụ thể cho chứng đau răng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.

Chẳng hạn như đối với bệnh sâu răng, nếu ở giai đoạn nhẹ chủ yếu điều trị bằng cách hàn trám vùng sâu răng. Phương pháp này giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa sâu răng tiến triển và phục hồi chức năng ăn nhai. Nếu răng sâu nặng hơn có sứt mẻ, lỗ hổng lớn thì cần bọc sứ. Trường hợp sâu răng ảnh hưởng đến tủy phải điều trị tủy răng, thậm chí là nhổ răng nếu không thể phục hồi được bằng các phương pháp khác.

Hỏi đáp: Sâu răng nhẹ, đánh răng có hết được không?

Nếu bị đau răng do nghiến răng thường xuyên thì cần dùng máng chống nghiến hoặc điều chỉnh khớp cắn, dùng thuốc giảm đau, đặc biệt cần kết hợp với các liệu pháp tâm lý để giảm tình trạng nghiến răng – nếu nguyên nhân là do căng thẳng quá độ gây ra.

Việc điều trị bệnh nhân đau răng nặng thường cần chia thành ba giai đoạn, đó là giai đoạn cấp cứu, giai đoạn kiểm soát và giai đoạn duy trì.

Mục đích của việc điều trị trong giai đoạn cấp tính là loại bỏ các triệu chứng như đau, sưng tấy, nhiễm trùng do các bệnh về răng và tủy gây ra, đồng thời giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm đau.

Mục đích điều trị trong giai đoạn kiểm soát là ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và phục hồi chức năng ăn nhai.

Giai đoạn duy trì chủ yếu là để đánh giá thường xuyên, một mặt để đảm bảo tiến trình điều trị bình thường, mặt khác để kiểm tra việc thực hiện việc tự chăm sóc của bệnh nhân.

Điều trị chủ yếu bao gồm điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phẫu thuật.

Khi phụ nữ mang thai và cho con bú bị đau răng và các triệu chứng liên quan khác, trước tiên bệnh nhân nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh tiếp xúc với tia X và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, điều này có thể giảm thiểu đáng kể những rủi ro không đáng có. Việc điều trị cần tránh sử dụng các thuốc có tác dụng toàn thân để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thứ hai, người bệnh phải vệ sinh răng miệng thật tốt, có thể chọn một số loại nước súc miệng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ như dung dịch hydrogen peroxide, nước muối sinh lý thông thường… ít gây kích ứng, nếu bệnh nặng hơn cần phải phẫu thuật thì nên phẫu thuật. được thực hiện trong thời gian mang thai càng nhiều càng tốt. Trong vòng 4 đến 6 tháng để tránh sẩy thai hoặc sinh non. Tránh chảy máu quá nhiều và gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm: Đau răng khôn khi cho con bú – 2 phương án tốt nhất cho mẹ bỉm sữa

Tác giả: Quỳnh Phương - 10/03/2024

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Đau răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Dentanalgi thuốc trị đau răng – lưu ý khi dùng

Đau răng buốt lên đầu – dấu hiệu cảnh báo 11 bệnh này

Đau răng nên ăn gì, kiêng gì?- Xây dựng chế độ tốt nhất

Đang bị đau răng có nên nhổ răng không? Những lưu ý quan trọng

10+ cách chữa đau nhức răng tại nhà hiệu quả

Tại sao răng sâu bị đau nhức? Làm cách nào để khắc phục?

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑