Thun liên hàm chắc chắn đã rất quen thuộc với các “đồng niềng”, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thun này. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thun liên hàm bao gồm cả phân loại, công dụng và cả những lưu ý khi sử dụng nữa nhé!
Mục lục
Thun liên hàm là gì? Có mấy loại?
Thun liên hàm thực chất là một loại dây thun được sử dụng trong chỉnh nha, được gắn nối giữa hàm trên và hàm dưới để tạo ra một lực kéo vừa phải. Cũng giống như những loại thun niềng răng khác, thun liên hàm cũng được làm từ chất liệu cao su y tế, có độ đàn hồi cao và an toàn với sức khỏe.
Hiện nay, có 3 loại thun liên hàm chính, đó là:
- Thun liên hàm loại I: được dùng để khắc phục các khe hở của răng.
- Thun liên hàm loại II: được mắc nối từ hàm dưới thứ nhất đến răng nanh hàm trên.
- Thun liên hàm loại III: có tác dụng chỉnh sửa khe răng dưới bằng cách kéo răng dưới rồi nâng răng phía trên lên.
Thun liên hàm có tác dụng gì trong niềng răng?
Thun liên làm là một trong những công cụ không thể thiếu trong niềng răng, tuy nhiên không phải trường hợp nào, giai đoạn nào cũng phải sử dụng thun liên hàm. Thun liên hàm có tác dụng chính là kéo răng mọc lệch, một vài trường hợp có thể điều chỉnh hướng răng.
Cụ thể, thun liên hàm được sử dụng trong các trường hợp cần kéo răng khểnh, răng mọc hẳn trên hàm, không mọc theo cung răng bình thường. Loại thun này cũng được dùng trong các trường hợp răng hô hoặc răng móm. Khi đó, thun liên hàm sẽ được móc từ hàm dưới lên hàm trên theo 2 hướng: từ trong ra ngoài với trường hợp răng móm và từ ngoài vào trong với tình trạng răng hô.
Thun liên hàm thường được gắn vào móc bên trên của mắc cài có sẵn ở hàm trên xuống được gắn vào vít implant để điều chỉnh vị trí của răng, thế răng. Nói chung, thun liên hàm có tác dụng làm cân xứng tương quan giữa hai hàm.
Đối với từng trường hợp khác nhau sẽ cần sử dụng loại thun và cách móc thun khác nhau, vì vậy, vị trí gắn thun ở mỗi người cũng không giống nhau. Theo thời gian, thun liên hàm sẽ giúp di chuyển các răng từ từ vào vị trí mong muốn. Với những ca khó, thun liên hàm giúp tạo thêm lực kéo cho dây cung, giúp cho răng di chuyển một cách nhanh chóng và tương khớp mà không hề có sự sai lệch.
Những điều cần lưu ý khi đeo thun liên hàm
Để sử dụng thun một cách an toàn và phát huy một cách tốt nhất bạn cần lưu ý một vài điều như sau:
Cách đeo thun liên hàm: Do thun có độ co dãn tốt nên cách đeo cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng trước gương, há miệng rộng, sau đó dùng tay hoặc kẹp chuyên dụng để móc thun theo chỉ dẫn ban đầu của bác sĩ. Lưu ý, bạn nên rửa sạch tay và dụng cụ trước khi đeo thun để tránh nhiễm khuẩn.
Thời gian đeo thun liên hàm: Khi đã được chỉ định đeo thun liên hàm, chắc chắn bạn sẽ cần đeo liên tục và đủ thời gian thì mới có hiệu quả. Thời gian đeo thun liên hàm là tối thiểu 12 tiếng mỗi ngày và tốt nhất là khoảng 20 tiếng. Bạn có thể tháo thun ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng để không vướng.
Bảo quản thun liên hàm: Thun liên hàm thường được giữ trong một chiếc hộp riêng biệt nên việc bảo quản cũng tương đối dễ dàng. Bạn chỉ cần chú ý bảo quản hộ ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh làm bẩn là được.
Câu hỏi thường gặp
Có phải thay thun liên hàm mỗi ngày không?
Thun liên hàm là khí cụ cần phải được thay đổi mỗi ngày, vì mỗi chiếc dây thun chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Do đó sau khi được bác sĩ hướng dẫn lần đầu thì bạn sẽ biết cách thay đổi mỗi khi sử dụng và tự thay dây thun tại nhà được.
Đeo thun liên hàm có đau không?
Trong những ngày đầu đeo dây chun, bạn có thể cảm thấy bị vướng víu, đau răng và khó chịu khi ăn uống. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý tháo chun ra thời điểm này. Điều này có thể khiến quá trình niềng răng bị ảnh hưởng, không đi theo lộ trình định trước.
Tốt nhất là bạn nên làm quen với việc đeo thun liên hàm. Khi răng dần dần di chuyển, những cơn đau hay cảm giác ê răng cũng sẽ dần biến mất. Ngoài ra, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hợp lý nhất để giảm đau nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Niềng răng nên ăn uống như thế nào?
Thun liên hàm bị đứt phải làm sao?
Trong quá trình đeo, nếu thun liên hàm bị đứt thì bạn cần thay thun mới là được. Để tránh cho dây thun không bị đứt, bạn nên thay thun mỗi ngày và mang thun theo bên người để thay lúc cần thiết.
Nuốt thun liên hàm có sao không?
Nhiều trường hợp thun bị đứt hoặc bị tuột và bạn vô tình nuốt phải trong ngủ hoặc uống nước. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì thun liên hàm được làm từ cao su y tế phủ bên ngoài là một lớp bột ngô, nên hoàn toàn an toàn với sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về thun liên hàm, hy vọng bạn sẽ tìm được thông tin mình cần trong bài viết này. Nếu có thông tin cần giải đáp, liên hệ đến nha khoa Thúy Đức để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!
———————
TRUNG TÂM CHỈNH NHA THUÝ ĐỨC
🏥 Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
☎ Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
🔹Website: https://nhakhoathuyduc.com.vn/