Tiêu xương răng hàm là tình trạng nguy hiểm xảy ra khi bị mất răng lâu ngày, biểu hiện bằng việc xùng xương chân răng bị tiêu biến. Nếu không được điều trị kịp thời tiêu xương hàm có thể gây ra méo miệng, lệch khớp cắn gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Trồng răng implant là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trường hợp này, tuy nhiên trồng răng khi bị tiêu xương răng hàm có nguy hiểm không? Cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Thế nào là tiêu xương răng hàm?
Tiêu xương hàm là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, nói về hiện tượng suy giảm xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng. Sự suy giảm được thể hiện rõ rệt nhất qua các yếu tố chiều cao xương, số lượng, mật độ và thể tích xương.
Xương hàm được chia thành xương hàm trên và xương hàm dưới, thuộc khối xương mặt, bộ xương, hệ vận động.
- Xương hàm trên là xương chính ở tầng giữa mặt, nó tiếp khớp với các xương khác để tạo ra xoang hàm, vòm miệng, ổ mắt, nền sọ và hốc mũi. Xương hàm trên là xương xốp.
- Xương hàm dưới lại là xương thấp nhất, to nhất và khỏe nhất trong hệ xương mặt. Bên cạnh đó xương hàm dưới còn là xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động được.
Nếu như xương hàm trên chịu lựa tác động khi cắn xé thức ăn thì xương hàm dưới có tác dụng quan trọng trong việc ăn nhai. Cả 2 xương này đều khá mềm vì thế nó dễ dàng bị tiêu khi có vi khuẩn xâm nhập hoặc có khoảng trồng.
Nguyên nhân gây tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm có hai nguyên nhân chính gây ra đó là do mất răng và viêm nha chu.
Tiêu xương do mất răng
Mất răng sẽ tạo ra khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất trên xương hàm. Khi ăn uống sẽ có lực tác động lên xương hàm làm kích thích các mô xương hoạt động, đảm bảo duy trì sự ổn định của mật độ xương hàm, tuy nhiên mất răng làm mất lực tác động lên xương hàm, khi không còn lực sẽ làm cho xương bị tiêu.
Thông thường sau 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm sẽ giảm từ từ, tới 12 tháng sau 25% xương hàm ở vị trí răng bị mất sẽ tiêu biến. 3 năm sau sẽ tiêu biến tới 45 – 60% xương hàm.
Tiêu xương do viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng viêm, nhiễm trùng vùng nước nghiêm trọng dẫn tới làm tổn thương mô mềm, phá hủy men răng, làm cho chân răng bị suy yếu nặng nề.
Lúc này nướu bị viêm sẽ làm tụt nướu, hở chân răng, dẫn tới xương và dây chằng bọc quanh răng bị tiêu biến dần, răng không còn chỗ dựa.
Các dạng tiêu xương hàm
- Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Độ rộng xương hàm ở vị trí vừa mất chân răng sẽ bị thu hẹp lại, xương răng xung quanh khu vực đó sẽ giãn ra, xâm lấn khoảng trống xương vừa bị tiêu. Từ đó làm các răng kế cận không có xương nâng đỡ sẽ đổ nghiêng về phía bị tiêu xương.
- Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Xương hàm dưới nướu bị tiêu dẫn tới hõm xuống, trũng sâu so với vùng xương hàm kế cận. Thời gian càng lâu sẽ làm cho vùng nướu ở vị trí tiêu xương bị teo nhỏ lại.
- Tiêu xương khu vực xoang: Răng ở hàm trên bị mất sẽ làm cho đỉnh xoang hạ xuống, nếu không cấy trụ implant sớm sẽ dẫn tới thể tích xoang tăng dần theo thời gian.
- Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Tình trạng tiêu xương toàn bộ khuôn mặt diễn ra khi bị mất nhiều răng ở hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện tiêu xương toàn bộ khuôn mặt rất dễ nhận ra như má hóp, nhiều nếp nhăn, khuôn miệng bị lõm,…
- Xương hàm bị hạ thấp khi mất nhiều răng: Nếu không khắc phục tình trạng tiêu xương kịp thời thì theo thời gian xương hàm sẽ tiêu biến dần tới các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, làm xương hàm phục hồi khó khăn khi phục hình răng giả bằng trồng implant.
Tiêu xương hàm có ảnh hưởng như thế nào tới trồng răng implant?
Mặc dù trước khi trồng răng implant bệnh nhân bị tiêu xương có thể được tiến hành cấy ghép xương nhân tạo tuy nhiên vẫn tuyệt đối không được coi thường, bởi tình trạng tiêu xương hàm nặng hay nhẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trồng răng implant.
Răng không khỏe mạnh sau khi cấy ghép implant
Sau quá trình ghép xương, răng sẽ không được khỏe mạnh như trước kia, thậm chí trong nhiều trường hợp khi bác sĩ tay nghề kém thực hiện ghép xương không đúng kỹ thuật, bột ghép xương không được cố định sẽ làm cho trụ implant được cấy ghép vào không vững chắc dẫn tới chức năng ăn nhai không được như bình thường.
Cần kết hợp phẫu thuật ghép xương và ghép màng xương
Do trụ implant được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm vì thế nếu như xương hàm không đủ số lượng và chất lượng để implant bám vào thì chắc chắn bệnh nhân sẽ cần phải cấy ghép xương và ghép màng xương. Điều này sẽ khiến chi phí điều trị phát sinh nhiều hơn và thời gian cấy ghép implant lâu hơn.
Trụ implant có khả năng bị đào thải sau khi cấy ghép
Nếu trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương răng nhẹ mà bác sĩ chẩn đoán không đúng, vẫn tiếp tục đặt trụ implant vào xương hàm thì khi đó xương không có đủ thể tích và độ cứng chắc để giữ trụ implant. Khi trụ implant không được cố định chắc chắn trong xương hàm sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng.
Gây thất bại trong việc cấy ghép implant
Với những điều nêu phía trên có thể thấy việc tiêu xương răng sẽ làm cho quá trình cấy ghép implant trở nên phức tạp và kết quả thành công cũng không được cao.
Chính vì thế trong mọi trường hợp bị mất răng, bệnh nhân cần phải nhanh chóng tới nha khoa chất lượng để kiểm tra và điều trị kịp thời, không được chủ quan nếu không khi bị tiêu xương hàm nặng sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm khó khắc phục.
Điều kiện xương như thế nào để đảm bảo trồng răng implant?
Để đảm bảo cho trồng răng implant có kết quả tốt nhất và diễn ra thuận lợi nhất thì xương hàm cần phải đảm bảo các tiêu chí quan trọng như sau:
- Xương có đủ kích thước, không bị viêm nhiễm tại vùng trồng răng
- Xương phải khỏe mạnh, cứng cáp, không bị tổn thương và vẫn còn nguyên vẹn.
Trong trường hợp mật độ xương thấp hoặc xương không có đủ độ dày thì việc trồng răng implant sẽ không có hiệu quả, do trụ implant không gắn chặt được vào xương hàm, từ đó không có đủ lực vững chắc để giữ lại trụ implant.
Tuy nhiên với những người xương hàm không có đủ điều kiện, xương hàm bị tiêu vẫn có thể được trồng răng implant, tùy theo tình trạng tiêu khung xương hàm cũng như sức khỏe của người bệnh mà thời gian cấy ghép có thể mất từ 3 – 6 tháng. Trồng răng implant mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Trùng khớp với răng thật về kích cỡ, các gờ rãnh trên thân răng, có thể khôi phục toàn diện như răng thật.
- Thời gian tích hợp xương và lành xương ngắn, hạn chế sự xâm lấn, không cần phải tách nướu khi ghép răng.
- Trụ răng chắc, có thể chịu được lực nhai lớn, đảm bảo việc ăn nhai như răng thật. Thể răng đẹp, có thể tồn tại trọn đời.
Vì xương hàm của những người bị tiêu xương không còn khỏe mạnh nên việc trồng răng implant khi tiêu xương sẽ phức tạp hơn những người bình thường. Do xương hàm không có đủ thể tích và độ vững chắc để chống đỡ implant vì thế người bệnh sẽ cần tiến hành tiểu phẫu ghép xương nhân tạo.
Tùy theo mức độ tiêu xương mà các trường hợp ghép xương cũng tăng dần độ phức tạp, bạn có thể lựa chọn 2 trường hợp đó là:
- Ghép xương tự thân: Áp dụng xương của bệnh nhân như mào chậu, khung xương hàm dưới vùng cằm cùng vùng góc hàm.
- Cấy ghép xương nhân tạo: Sử dụng các vật liệu ghép không nguy hiểm để cấy ghép vào phần bị thiếu xương.
Lưu ý khi điều trị tiêu xương răng
- Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị tiêu xương răng thì hãy ngay lập tức đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám chi tiết và điều trị kịp thời
- Tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám. Nha khoa phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để xác định được tình trạng xương hàm một cách chính xác nhất.
- Bác sĩ ghép xương phải là người có tay nghề, trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm để ca ghép xương hàm được thành công nhất
- Tìm hiểu kỹ thông tin về vật liệu ghép xương có đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hay không
- Lựa chọn trụ implant phù hợp với khả năng và tình trạng xương hàm của mình
- Khi thực hiện ghép xương, không nên quá căng thẳng, tâm lý phải thoải mái
- Học cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để không ảnh hưởng tới kết quả sau khi ghép xương.
Nguyễn thị Kiều Diễm đã bình luận
Người có bệnh nền ung thư đã điều trị ổn định và bị mất răng hàm 3 năm, xương bị tiêu rồi, liệu có cấy ghép xương để trồng răng implant thành công không
Nha khoa Thúy Đức đã bình luận
Chào chị! Với trường hợp người có bệnh nền chị cần đến nha khoa để được thăm khám tình trạng răng cũng như tình trạng sức khỏe để có tư vấn cụ thể ạ.