• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Trám răng composite có tác dụng gì? Ưu và nhược điểm!

Trám răng composite không chỉ là một phương pháp điều trị nha khoa thông thường mà còn là một bước tiến trong việc cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe của răng miệng. Với sự tiến bộ trong công nghệ và vật liệu, phương pháp này đã trở thành lựa chọn phổ biến cho việc tái tạo và sửa chữa các vấn đề về răng. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Trám răng composite có tác dụng gì? Ưu và nhược điểm! 1

Mục lục

  • Trám răng composite là gì?
  • Đặc điểm của trám răng composite
  • So sánh trám răng composite với các vật liệu trám răng khác
  • Khi nào thì nên trám răng composite?
  • Quy trình trám răng composite
  • Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi trám răng composite

Trám răng composite là gì?

Trám răng (hay hàn răng) là kỹ thuật nha khoa sử dụng một nguyên liệu nhân tạo thêm vào phần mô răng bị khuyết thiếu do sâu răng, răng thưa hoặc sứt mẻ làm tăng tính thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai. Một số vật liệu trám răng được ứng dụng trong thẩm mỹ nha khoa như: kim loại, xi măng Silicat, Amalgam, GIC, Composite,… Trong đó vật liệu composite đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Trám răng composite là gì? 1
Vật liệu composite dạng bột nhão, dẻo, màu trắng tự nhiên như răng thật

Trám răng composite là công nghệ sử dụng nguyên liệu composite có màu sắc giống màu răng thật tạo thành miếng trám khớp vào vị trí mô răng bị tổn thương. Đặc điểm của composite là ở dạng bột nhão, dẻo nên rất dễ tạo hình. Đặc biệt, chất liệu này có khả năng chịu lực, chống chịu sự mài mòn tốt, không phản ứng với nước bọt nên đảm bảo được các chức năng như răng thật.

Trám răng composite là phương pháp không gây đau, không xâm lấn giúp cải thiện những vấn đề về răng miệng như sâu răng, răng thưa, sứt mẻ an toàn và hiệu quả.

Đặc điểm của trám răng composite

Độ tiếp xúc: Trám composite ôm sát các mô răng.

Độ bền: Ở mức trung bình. Trám composite cần được thay mới mỗi 3 – 7 năm. Với những trường hợp tổn thương răng lớn, composite có thể bị nứt, đặc biệt khi ăn thức ăn cứng. Do đó với những tường hợp này, nha sĩ thường đề xuất phương pháp phục hình khác như mão răng hoặc onlay.

Tính thẩm mỹ: Khá tốt ở giai đoạn đầu, có thể tái tạo hình dạng và màu sắc của răng, tạo ra vẻ ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, composite có thể thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với cà phê, trà hoặc do hút thuốc.

Độ an toàn: Composite là vật liệu chống rạn nứt và tổn thương tốt. Khi trám, nha sĩ không cần loại bỏ nhiều mô răng khỏe mạnh.

Giá cả: Chi phí cho trám composite ở mức trung bình so với các thủ tục nha khoa khác, thường chỉ dao động từ 2 – 500k/răng.

So sánh trám răng composite với các vật liệu trám răng khác

Tại sao có nhiều loại nguyên liệu trám răng như vậy mà phương pháp trám răng composite vẫn được nhiều người ưa chuộng? Trám răng composite có gì khác so với các vật liệu trám răng khác? Cùng tìm hiểu về những ưu, nhược điểm của một số nguyên liệu trám răng thường dùng trong bảng dưới đây:

Vật liệu trám răng Composite Amalgam GIC Vàng, kim loại quý
Mức độ thẩm mỹ Tính thẩm mỹ cao Tính thẩm mỹ không cao Tính thẩm mỹ cao hơn Amalgam Tính thẩm mỹ không cao
Màu sắc của miếng trám Màu giống răng tự nhiên, có thể điều chỉnh phù hợp với màu răng từng người Màu bạc không giống với màu răng thật Màu trắng bột, có chứa Fluor chống sâu răng Màu vàng hoặc màu bạc không giống với răng tự nhiên
Độ bền Chịu được lực nén và độ mài mòn cao nhưng dễ bong tróc cần chăm sóc kỹ Độ bền chắc, ăn nhai tốt Độ bền không cao, khả năng chịu lực và chống mài mòn kém Độ bền cao, chịu lực tốt, khó bong tróc
Đối tượng Thường dùng trong trám răng thẩm mỹ, phù hợp phục hình cho răng cửa, răng nanh Trám răng hàm bị sâu tuy nhiên hiện nay phương pháp này không được chỉ định nữa vì không an toàn Thường dùng trong một số trường hợp: cổ chân răng bị mòn, nứt vỡ răng cửa Trám răng hàm bằng kỹ thuật Inlay/Outlay
Chi phí/ răng 200.000 – 500.000 đồng 100.000 – 300.000 đồng 80.000  -200.000 đồng Biến động theo giá kim loại

Việc lựa chọn vật liệu trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng, nguyện vọng và chi phí của người bệnh. Để biết phương pháp nào phù hợp với mình nhất, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Khi nào thì nên trám răng composite?

Trám răng composite là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được đánh giá cao về chất lượng giúp khắc phục được những khuyết điểm tại răng an toàn và hiệu quả. Vậy khi nào thì nên khám răng composite? Bác sĩ nha khoa cho biết thường sử dụng phương pháp trám răng composite trong một số trường hợp như:

  • Khắc phục sâu răng, răng xỉn màu, ố vàng hoặc có các đốm đen li ti trên bề mặt
  • Răng vỡ, bị sứt mẻ do chấn thương hoặc bị gãy ngang
  • Răng mòn do nghiến răng nhiều
  • Răng thưa, khe hở rộng hoặc thiếu sản men răng
  • Thay đổi hình dạng răng trong các trường hợp răng khấp khểnh không đều nhau
  • Răng có tình trạng bị viêm tủy nhẹ
  • Cổ chân răng bị mòn, một phần chân răng bị lộ ra khi thụt nướu gây mất thẩm mỹ
Khi nào thì nên trám răng composite? 1
Trám răng composite giải quyết các vấn đề sâu răng, mẻ răng, cổ chân răng mòn

Hỏi đáp:

  • Răng sữa bị sâu có cần thiết phải hàn trám không?
  • Răng sâu nhẹ nên điều trị cách nào tốt nhất?

Quy trình trám răng composite

Quy trình trám răng Composite về cơ bản không quá phức tạp, các bước sẽ tương tự như kỹ thuật trám răng thông thường khác. Quy trình thực hiện gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra các vấn đề tại răng

Trước khi tiến hành thực hiện trám răng Composite, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tổng quát răng miệng và có thể chỉ định chụp X-Quang nếu cần. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp, có nên trám bằng composite cho bệnh nhân hay không.

Bước 2: Vệ sinh răng sạch sẽ

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình trám răng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng và sát trùng vùng răng cần trám.

Bước 3: Gây tê cục bộ và tạo xoang trám

Gây tê tại vị trí răng cần trám (tùy thuộc vào tình trạng răng mà bác sĩ có thể cân nhắc gây tê hay không). Đối với những trường hợp bị sâu răng thì cần làm sạch bằng các đồ chuyên dụng, vệ sinh các vụn thức ăn và mảng cao răng còn bám lại ở đó. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan tạo hình xoang trám phù hợp.

Bước 4: Đổ vật liệu composite vào chỗ trám đã được làm sạch

Ban đầu vật liệu sẽ ở dạng lỏng và khi được chiếu laser vào thì sẽ dần đông cứng lại trong vòng 40 giây nhờ phản ứng quang trùng hợp. Trước khi chiếu laser thì có thể thêm lớp chất chống oxy hóa – giúp lớp trám răng đông hoàn toàn và hạn chế sự đổi màu.

Quy trình trám răng composite 1
Lớp composite sẽ đông đặc lại nhờ phản ứng quang trùng hợp khi chiếu laser

Bước 5: Hoàn thiện lớp trám răng

Bác sĩ kiểm tra và sẽ điều chỉnh lại lớp trám răng nếu có vấn đề. Cuối cùng là làm nhẵn, đánh bóng răng trả lại cho người bệnh một chiếc răng đẹp và hoàn chỉnh.

Kỹ thuật trám răng composite thường không quá phức tạp và có thể duy trì được trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín và đảm bảo chăm sóc sau trám răng đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

  • Trám răng rồi có bị sâu lại không?
  • Răng đã trám hàn có chỉnh nha được không?

Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi trám răng composite

Chăm sóc răng sau khi trám composite đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của miếng trám (thường trong khoảng 3 – 5 năm). Mặc dù trám composite có tính thẩm mỹ cao và khả năng chống oxy hóa, chịu lực tốt nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị bong.

Chính vì thế, để đảm bảo độ bền vững của răng sau khi trám composite thì cần lưu ý:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày (sáng – tối)
  • Lựa chọn loại bàn chải mềm,lông nhỏ chải nhẹ nhàng các bề mặt của răng để loại bỏ các cặn thức ăn thừa còn bám lại
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch bên trong các kẽ răng
  • Kiểm tra định kỳ răng miệng 6 tháng/lần để đảm bảo miếng trám vẫn đang được duy trì tốt
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá dai hoặc quá cứng
  • Hạn chế ăn các đồ ăn nhiều đường, sau khi ăn thì cần súc miệng lại thật sạch
  • Tránh các đồ uống có màu như cà phê, trà hay nước có tính acid như coca, soda,…
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia để răng không xỉn màu
  • Không dùng răng để mở nắp bia hay tác động lực quá mạnh vào răng – điều này sẽ làm bong lớp trám nhanh chóng
Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi trám răng composite 1
Nên chăm sóc răng sau trám composite bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước

Trên đây là những thông tin cần thiết về phương pháp trám răng composite. Mặc dù đây là một phương pháp thẩm mỹ răng khá đơn giản nhưng bạn vẫn cần phải lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Đồng thời tuân thủ các yêu cầu về chế độ ăn uống và chăm sóc răng để duy trì hiệu quả dài lâu. Hãy liên hệ chúng tôi khi cần thiết để được tư vấn về răng miệng nhanh chóng nhé!

Tác giả: thuphuong - 01/03/2025

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Bệnh sâu răng, Hàn răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Bà bầu có trám răng được không?

Răng trám lâu ngày bị nhức – hiểu đúng nguyên nhân!

Giải đáp từ chuyên gia: trám răng rồi có bị sâu lại không?

Răng khôn bị sâu có trám được không?

Cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi có hiệu quả không?

Thuốc Rodogyl trị đau răng: Hướng dẫn sử dụng an toàn

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑