• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Chăm sóc răng trẻ em

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Các loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ

Trẻ tới độ tuổi mọc răng nhưng cha mẹ vẫn chưa thấy có sự xuất hiện răng sữa của con có thể cảm thấy lo lắng. Hiểu được tâm lý mong chờ con mọc những chiếc răng đầu tiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ lý do khiến trẻ chậm mọc răng và giải đáp câu hỏi trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Các loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ 1

Mục lục

  • 1. Trẻ mọc răng khi nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng
  • 3. Trẻ chậm mọc răng cần bổ sung gì?
    • 3.1. Thực phẩm giàu canxi
    • 3.2. Thực phẩm giàu vitamin D
    • 3.3. Thực phẩm giàu vitamin K2
    • 3.4. Trái cây và rau xanh
  • 4. Trẻ chậm mọc răng có cần uống thuốc không?
  • 5. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng

1. Trẻ mọc răng khi nào?

Thông thường, răng sữa của trẻ bắt đầu mọc trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng có thể thấy những chiếc răng đầu tiên của con nhú lên khỏi nướu khi con được 4 – 7 tháng tuổi, thậm chí, có trẻ bắt đầu mọc răng từ lúc 3 tháng tuổi.

Tìm hiểu: Răng sữa có chân răng không?

Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng trẻ vẫn chưa mọc răng sữa hoặc con không có đủ răng khi 4 tuổi thì đó chính là dấu hiệu cho thấy trẻ chậm mọc răng. Lúc này, cha mẹ cần sớm phát hiện và có phương án thay đổi biện pháp chăm sóc bé phù hợp.

Trẻ chậm mọc răng có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm, xảy ra tình trạng hàm răng đôi do răng sữa và răng vĩnh viễn mọc cùng lúc, viêm quanh thân răng, sâu răng…

1. Trẻ mọc răng khi nào? 1

Đọc thêm: Hàm răng trưởng thành có bao nhiêu cái, bị thiếu răng hoặc thừa răng có thể do đâu?

2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ nhỏ chậm mọc răng. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền: Gia đình đã từng có người có tiền sử chậm mọc răng thì rất có thể con cũng có khả năng đó.
  • Tiền căn sinh non, nhẹ cân: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi trẻ bị sinh non hoặc sinh thiếu cân thường chậm mọc răng so với trẻ được sinh ra đủ tháng và đủ cân.
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng: Nấm, vi khuẩn phát triển trong khoang miệng có thể khiến cho nướu của trẻ bị tổn thương và làm chậm quá trình mọc răng bình thường.
  • Thiếu các chất dinh dưỡng: Thiếu các chất như canxi, vitamin D, vitamin K2…
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ không đáp ứng đầy đủ các yếu tố về dinh dưởng để phát triển và mọc răng như bình thường.
  • Bẩm sinh, bệnh lý: Một số trẻ mắc phải các bệnh lý như hội chứng Down, hội chứng Ellis-van Creveld, hội chứng progeria Hutchinson-Gilford, hội chứng Zimmermann-Laband-1, hội chứng Axenfeld – Rieger, bệnh tuyến yên, tuyến giáp có thể bị chậm mọc răng. Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng có thể mọc răng chậm hơn bạn bè cũng trang lứa.
  • Trẻ bị chấn thương xương hàm, răng bị va đập: Trẻ rất nghịch ngợm và hiếu động nên trong cuộc sống thường ngày có thể vô tình bị chấn thương, va đập răng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.

Dù trẻ chậm mọc răng vì bất cứ lý do nào thì các bậc phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bên cạnh phương pháp điều trị của bác sĩ, các bậc cha mẹ cũng nên áp dụng một số chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho con và kích thích quá trình mọc răng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng 1

3. Trẻ chậm mọc răng cần bổ sung gì?

Dưới đây là các loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày nhưng rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ chậm mọc răng.

3.1. Thực phẩm giàu canxi

Có thể nói canxi là thành phần quan trọng nhất đối với kết cấu của răng, do đó, các bậc phụ huynh hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống hằng ngày của con. Đối với trẻ dưới 1 tuổi vẫn còn đang bú mẹ, sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp canxi quý báu và an toàn nhất. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cũng cần bổ sung canxi cho cơ thể thông qua các loại viên uống bổ sung, ăn nhiều trứng, sữa, hải sản…

Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể tăng cường các món ăn giàu canxi như trứng, cá, đậu, hạt, rau có màu xanh đậm trong thực đơn hằng ngày của con. Lưu ý rằng, mẹ không nên tự ý bổ sung các loại thực phẩm hay thuốc chứa canxi mà không có chỉ định của bác sĩ bởi có thể vô tình dẫn đến tình trạng dư thừa canxi và gây bệnh sỏi thận, cường giáp, rối loạn tiêu hóa…

Sữa mẹ, sữa công thức, sữa bột… đều là chứa nguồn canxi dồi dào phù hợp với trẻ chậm mọc răng. 

3.1. Thực phẩm giàu canxi 1

3.2. Thực phẩm giàu vitamin D

Bên cạnh canxi, vitamin D cũng vô cùng cần thiết cho sự phát triển răng và xương của trẻ nhỏ. Vitamin D giúp tăng cường quá trình hấp thu canxi ở ruột non, hỗ trợ tăng cường mật độ xương và kích thích phát triển cơ bắp. Nếu cơ thể không đủ vitamin D sẽ giảm hấp thu canxi, lúc này, cơ thể sẽ dùng canxi trong xương và răng, khiến bé chậm mọc răng và dễ bị gãy răng.

Vitamin D không có trong sữa mẹ đồng thời cơ thể cũng không thể tự tổng hợp được loại vitamin này, do đó, trẻ nhỏ nên tắm nắng vào mỗi sáng sớm để hấp thụ vitamin D trong ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cho con bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm như trứng, cá, tôm, cua, hàu, nấm, rau cải xanh…

3.3. Thực phẩm giàu vitamin K2

Theo nguyên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin K2 cụ thể là MK7 có nhiệm vụ đưa canxi từ máu vào trong xương và răng. Do đó, trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin K2 sẽ mọc răng đúng thời điểm và có hàm răng chắc khỏe hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K2 như thịt gà, thịt bò, sữa tươi, phô mai, cải xoăn…

3.3. Thực phẩm giàu vitamin K2 1

3.4. Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể. Với bé chậm mọc răng, mẹ hãy cho bé ăn những loại trái cây mềm, dễ ăn như xoài, chuối, bơ, đu đủ… Các loại rau có màu xanh đậm như rau cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ… cũng chứa một lượng lớn chất xơ và khoáng chất, giúp trẻ bổ sung chất dinh dưỡng còn thiếu hụt và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

4. Trẻ chậm mọc răng có cần uống thuốc không?

Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ chậm mọc răng có cần uống thuốc không thì cha mẹ cần xác định được nguyên nhân cụ thể khiến con chậm mọc răng, từ đó có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp.

Trong các trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng mà vẫn chưa thấy trẻ mọc răng, cha mẹ hãy đưa con đi khám tại các bệnh viện nhi khoa để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá. Chỉ khi có kết quả chính xác các bác sĩ sẽ tư vấn cha mẹ cho con sử dụng các sản phẩm thuốc, thực phẩm bổ sung chứa vitamin D, canxi, vitamin K… nếu cần thiết.

4. Trẻ chậm mọc răng có cần uống thuốc không? 1

5. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng

Khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng, cha mẹ cũng cần nắm rõ một số lưu ý sau đây để đảm bảo con luôn có sức khỏe tốt nhất.

  • Đảm bảo con được ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Cho con hoạt động cơ thể trong ngày để rèn luyện sức khỏe và giúp ích cho việc mọc răng.
  • Tạo cho con thói quen ăn đúng bữa và không ăn nhiều quà vặt trong ngày.
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thay đổi thực đơn đa dạng và chế biến món ăn ngon mắt để con hứng thú với bữa ăn.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách vệ sinh nướu và lưỡi mỗi ngày cho trẻ.
  • Nếu gia đình có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp, phụ huynh nên cho con đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi sớm nhất.
  • Cho con đi khám nha khoa và bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe.

Lời kết:

Như vậy, bài viết của chúng tôi đã giải đáp câu hỏi trẻ chậm mọc ăn ăn gì. Mặc dù đây không phải vấn đề sức khỏe quá nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi và đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này. Hãy nhớ cho trẻ đi khám nếu trẻ 1 tuổi vẫn chưa bắt đầu mọc răng sữa nhé.

Bài viết tiếp theo: Tìm hiểu các câu thần chú mọc răng không sốt

Tác giả: thuphuong - 11/02/2025

Chia sẻ216
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Mọc răng thay răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi trẻ thay răng – cha mẹ cần nắm được

Răng mọc trên lợi – 2 giải pháp xử lý tối ưu theo trường hợp

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì, có ảnh hưởng đến bé không?

Răng sún ở trẻ em, nguyên nhân, ảnh hưởng và phương pháp điều trị

8 tuýp Kem đánh răng cho bé 2 tuổi ít bọt, mùi vị dễ chịu

Trẻ bị cam miệng – Nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑