Mất răng không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng và dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Phương pháp cấy ghép implant có thể được xem là phương pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người còn thắc mắc trồng răng implant có phải là trồng răng thật không, có độ bền vĩnh viễn không ? Nha khoa Thúy Đức sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Trồng răng implant có phải là trồng răng thật không?
Trên thị trường hiện nay có 3 phương pháp trồng răng giả để phôi phục hàm răng đã mất đó là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant. 2 phương pháp cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp chỉ có phần thân trên được gắn trực tiếp lên nướu ( hàm giả tháo lắp) hoặc gắn mão sứ lên các răng thật kế cận ( cầu răng sứ) nên chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ đều có nhiều hạn chế không giống như răng thật.
Trồng răng implant hay còn gọi là cấy ghép implant là giải pháp duy nhất và hiện đại nhất cần can thiệp phẫu thuật vào xương hàm để khôi phục lại chiếc răng đã mất. Bác sĩ nha khoa sẽ cấy ghép chân răng giả (trụ implant) vào xương hàm của bệnh nhân. Sau đó, gắn mão răng sứ lên trên trụ implant thông qua khớp nối Abutment.
Có thể thấy, răng implant có cấu tạo đầy đủ các bộ phận như một chiếc răng sinh lý tự nhiên: Trụ implant – chân răng, mão răng sứ – thân răng và Abutment giúp liên kết hai bộ phận này thành kết cấu đồng nhất.
Chính vì cấu tạo đặc biệt này, tính đến thời điểm hiện tại, thì chỉ có răng implant là loại răng gần như giống như một chiếc răng thật nhất mà các phương pháp khác không có được.
Tại sao trồng răng implant lại được xem như là trồng răng thật?
Kỹ thuật trồng răng implant là giải pháp tiên tiến nhất hiện đại nhất, giúp phục hình cả thân răng và chân răng. Với phương pháp này có thể sử dụng được ở mọi tình huống mất răng như mất răng cửa hay răng hàm, mất 1 răng, 2 răng, 4 răng liên tiếp hoặc mất toàn hàm.
Sở dĩ trồng răng implant được ví như trồng răng thật là vì phương pháp này có những ưu điểm nổi bật y như một chiếc răng thật. Những ưu điểm mà cấy ghép implant mang lại phải kể đến là:
1. Hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra khi mật độ, chất lượng xương hàm bị suy giảm do mất răng lâu năm khiến nướu bị teo lại, lộ chân răng, gương mặt dần lão hóa, chảy xệ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp cắn.
Khi bệnh nhân bị mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở vị trí chân răng, do không thực hiện chức năng ăn nhai nên phần xương hàm này sẽ tiêu dần. Thông thường, sau khi mất răng khoảng 3 tháng mật độ xương hàm sẽ bị suy giảm dần. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Và sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.
Với các phương pháp trồng răng giả là cầu răng sứ và răng giả tháo lắp không thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm do không có chân răng. Và cấy ghép implant là giải pháp duy nhất giúp khắc phục hiệu quả tình trạng tiêu răng hàm hiệu quả. Do có trụ răng như chân răng thật thông qua hoạt động ăn nhai, chúng sẽ kích thích xương hàm phát triển, duy trì mật độ ổn định, hạn chế tiêu xương.
2. Bảo tồn răng thật kế bên
Với phương pháp cầu răng sứ, bệnh nhân sẽ phải mài nhỏ ít nhất 2 răng thật kế bên răng đã mất để làm trụ cho cầu sứ. Mài răng sẽ khiến cho răng thật bị suy yếu, và khi không còn đủ khỏe để làm trụ thì bạn phải tiếp tục mài răng kế cận để thay răng mới, vô tình làm hỏng thêm răng thật.
Trong khi đó nếu bạn cấy ghép implant thì chỉ cần can thiệp vào vùng răng đã mất mà không phải can thiệp tới các răng thật. Bên cạnh đó, do có trụ ipmplant nên giúp lấp đầy khoảng trống xương hàm đã mất, ngăn chạn tình trạng xô lệch răng( chạy răng) nâng đỡ và khôi phục tương quan khớp cắn giữa hai hàm trên và hàm dưới
Với trường hợp mất một vài răng, trồng răng implant chỉ can thiệp vào đúng khoảng mất răng, không cần xâm lấn đến răng thật. Đó là ưu điểm dễ thấy nhất mà những ai bị mất răng nên cân nhắc.
3. Chức năng nhai chắc chắn như răng thật
Do được xương hàm nâng đỡ, cố định nên khả năng chịu lực nhai của trụ implant rất cao, cố định không di chuyển. Bệnh nhân có thể ăn nhai chắc chắn, kể cả thực phẩm dai, cứng mà cảm giác thoải mái như răng thật.
Ngoài ra sự tồn tại của răng implant là độc lập với các răng còn lại, hoàn toàn không gây cộm cấn, khó chịu hay bất kỳ tác dụng phụ nào. Điều này đã được các bác sĩ nghiên cứu kỹ lưỡng và thống kê kiểm chứng qua hầu hết các trường hợp thực tế.
4. Khôi phục thẩm mỹ tự nhiên trồng răng thật
Răng sứ được gắn trên trụ implant được thiết kế theo kích thước cung hàm của từng bệnh nhân. Chiếc răng này sẽ có hình dáng, màu sắc được thiết kế tương đồng như răng thật. Ngoài ra răng sẽ mọc khít sát từ nướu, gần như không có sự khác biệt với răng tự nhiên. Chính vì thế, chiếc răng bằng implant này sẽ đảm bảo thẩm mỹ tối ưu ở mọi tình huống phục hình.
Đặc biệt, với những trường hợp mất răng toàn hàm lâu năm khiến bệnh nhân bị má hóp lại, tiêu xương cơ mặt chùng xuống, trồng răng implant giúp khôi phục xương hàm, cơ má sẽ đầy đặn hơn, khuôn mặt có sự cải thiện đáng kể sau cấy ghép.
5. Thời gian sử dụng lâu dài nhất
Nếu so thời gian sử dụng răng giả là cầu răng sứ ( 5-10 năm) hàm giả tháo lắp (3-5 năm) thì cấy ghép implant là phương pháp trồng răng có tuổi thọ sử dụng lâu nhất. Thông thường, một chiếc răng implant nếu cấy ghép thành công thì có tuổi thọ ít nhất 10 năm. Ngoài ra có một số trụ răng như implant Straumann của Thụy Sĩ có tuổi thọ trọn đời. Vì thế, bệnh nhân thường chỉ cần cấy ghép một lần duy nhất, không phải tốn thời gian và chi phí làm lại nhiều lần.
Ai nên trồng răng implant ?
Một câu hỏi được khá nhiều người đặt ra là có trồng răng implant là phương pháp tốt nhất, giống răng thật nhất. Vậy liệu có phải ai cũng có thể trồng răng bằng cấy ghép implant không? Câu trả lời là tuy có nhiều ưu điểm như vậy nhưng cấy ghép implant là phương pháp trồng răng duy nhất có xâm lấn tác động đến xương hàm. Vì vậy, cấy ghép implant có phù hợp với bệnh nhân hay không còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ nha khoa tại Thúy Đức thì có một số trường hợp dưới đây nên cân nhắc có nên trồng răng implant hay không:
Trường hợp chống chỉ định tuyệt đối:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường mất kiểm soát
- Bệnh nhân có viêm nhiễm đang tiến triển tại vùng dự định cấy ghép implant.
Chống chỉ định tương đối:
- Vệ sinh răng miệng kém.
- Mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp,…
- Nghiện rượu hoặc nghiện thuốc lá nặng.
- Đã xạ trị vùng xương hàm.
Trồng răng implant phù hợp với tình trạng mất răng nào?
Cấy ghép implant được đánh giá là phù hợp với nhiều trường hợp mất răng khác nhau, cụ thể:
Với trường hợp mất 1 răng, mất 2 răng, mất 4 răng…
Với trường hợp mất 1 răng hoặc 1 vài răng, cấy ghép implant phù hợp cho mọi vị trí mất răng như răng cửa, răng hàm, răng nanh… và thậm chí là răng số 7. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất nhiều răng cũng không cần quá băn khoăn là phải trồng nhiều trụ vì số lượng trụ được áp dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng xương 3 và sức khỏe của bạn, ví dụ:
- Mất 3 răng hoặc 4 răng chỉ cần 2 trụ implant .
- Mất 5 răng chỉ cần 3 trụ implant .
- …
Với trường hợp mất răng nguyên hàm
Nếu mất răng nguyên hàm, bạn có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp All-on-4, All-on-5 All-on-6… Phương pháp này cũng tương tự như trồng răng implant đơn lẻ nhưng sẽ giảm bớt được số trụ giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Việc áp dụng phương pháp trồng răng implant toàn hàm nào cũng sẽ phụ thuộc vào chất lượng xương hàm và sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Thời gian hoàn tất quy trình cấy ghép răng implant là bao lâu?
Thời gian hoàn tất quy trình cấy ghép răng implant sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng xương hàm, số răng đã mất và cơ địa của từng bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân mới bị mất răng, tình trạng xương hàm chưa tiêu đi thì quá trình xương hàm bám chắc vào thân implant diễn ra nhanh hơn thì chỉ sau 1-3 tháng là có thể gắn răng sứ lên trụ được.
Nếu bệnh nhân bị mất răng lâu năm, tình trạng xương hàm tiêu đi nhiều, có thể bác sĩ sẽ cần phải thực hiện cấy ghép thêm xương để tăng cường diện tích giữ trụ implant tích hợp thì sau 4-6 tháng mới có thể gắn răng sứ lên trụ được.
Quy trình trồng răng implant
Quá trình trồng răng bằng cấy ghép implant thường trải qua 3 giai đoạn cơ bản, và thời gian hoàn tất trong khoảng 1 – 3 tháng hoặc lâu hơn nữa, vì cần đủ thời gian để trụ implant tích hợp, bám chắc chắn vào xương hàm.
1. Thăm khám & xây dựng phác đồ điều trị
Sau khi được chụp X-quang toàn hàm, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe răng miệng tổng quát và mức độ tổn thương trong răng và hàm. Đây là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Ví dụ, nếu mật độ xương hàm không đủ, bác sĩ sẽ đề xuất ghép xương hàm trước khi cấy ghép implant.
Kết quả lấy dấu hàm của bệnh nhân sẽ được gửi về phòng thí nghiệm để sản xuất trụ implant tương thích.
2. Cấy ghép implant
Sau khi làm sạch khoang răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ cho bạn. Tiếp theo, trụ implant được cấy ghép vào xương hàm. Trong thời gian chờ lành vết thương, bác sĩ sẽ lắp răng tạm lên trên để đảm bảo khả năng nhai và nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.
3. Trồng răng sứ
Sau khi trụ implant đã hợp nhất với xương hàm ( thường từ 1,5 – 3 tháng sau cấy trụ implant) bác sĩ sẽ tiến hành tháo chiếc răng tạm ra và lắp răng sứ cố định lên trên trụ và hẹn bạn tái khám sau khoảng 1 tháng để theo dõi tiến trình điều trị.
Cấy ghép implant là kỹ thuật tương đối phức tạp, không phải phòng khám nha khoa nào cũng đủ điều kiện về chuyên môn, tay nghề bác sĩ và trang thiết bị hỗ trợ để thực hiện kỹ thuật này. Chính vì vậy, để đạt kết quả trồng răng an toàn, hiệu quả, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có thông tin hoạt động rõ ràng và bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện kỹ thuật khó này.