Ăn các đồ quá dai, dẻo không hẳn là yếu tố làm cho bạn bị giắt thức ăn sau khi trồng răng implant. Nguyên nhân sâu xa có thể do lực cắn khớp bất thường, do bị hở nhú lợi,… Nếu không tìm cách loại bỏ ngay, hậu quả gây ra nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp đầy đủ nguyên nhân và cách khắc phục trồng răng implant xong giắt thức ăn phải làm sao.
Mục lục
1. Nguyên nhân dắt thức ăn khi trồng răng implant
Trồng răng implant là kỹ thuật nha khoa giúp thay thế chiếc răng thật đã mất bằng chiếc răng giả hoàn thiện, chắc chắn hơn. Phần chân răng giả chính là trụ implant được cấy ghép trực tiếp vào bên trong xương hàm. Bên trên có mão răng sứ với hình dáng, màu sắc hài hòa tương tự như răng thật.
Sau khi đã cấy ghép implant, đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng bị đọng thức ăn hoặc giắt thức ăn (nhồi nhét thức ăn). Tuy nhiên, mọi người cần phần biệt rõ hai khái niệm trên.
– Đọng thức ăn (Food Lodgment)
Là tình trạng đọng những mảnh vụn thức ăn xung quanh implant. Chúng có thể được loại bỏ bằng cơ chế tự làm sạch sinh học như dòng chảy nước bọt, di chuyển lưỡi, súc miệng,… Đọng thức ăn không gây ra cảm giác quá khó chịu.
– Giắt thức ăn hay nhồi nhét thức ăn (Food Impaction)
Là do mất tiếp xúc điểm, sự xoay của răng sứ trên implant, sự nghiêng gần hoặc trồi răng đối diện. Nguyên nhân do bị mất hoặc phục hình không tạo ra nhú lợi hoàn toàn giữa răng và implant. Hoặc do lực cắn bất thường, múi chui,…
Ngoài ra, phục hình implant còn được chia ra hai loại là phục hình tách rời (riêng lẻ) và phục hình cả hàm răng liên kết thành một khối như cầu răng, hàm all giả all on 4. Trường hợp trồng implant all on 4 nối liền thành một khối, bạn hoàn toàn không bị giắt thức ăn ở kẽ. Do vậy, tình trạng này chỉ diễn ra với răng implant đơn lẻ.
Các nguyên nhân chính dẫn tới trồng răng implant bị giắt thức ăn bao gồm:
Do sự thay đổi tiếp xúc điểm qua thời gian giữa implant với răng thật
Có thể bạn chưa biết, chân răng thật của chúng ta đứng trong xương, xung quanh sẽ có hệ thống dây chằng nha chu kết nối cement chân răng và xương ổ. Hệ thống dây chằng này giống như chiếc “giảm xóc”, giúp răng có độ nhún mềm mại khi nhai đồ ăn. Biên độ nhún của răng thật trong xương khoảng 20 micro.
Hệ thống dây chằng, xương ổ quan răng vẫn đang hoạt động nên chúng có thể tái cấu trúc và thích nghi liên tục. Vậy nên những người đã mất răng lâu năm mà không trồng lại thường các răng sẽ đổ về phía trước hơn là phía sau. Trồng răng implant trong trường hợp này giúp khắc phục hiệu quả tình trạng trên.
Tuy nhiên, răng implant bám trực tiếp vào xương. Nó không có hệ thống dây chằng giảm sóc như răng thật. Implant sẽ đứng yên trong xương hàm và không hề dịch chuyển. Răng thật xung quanh vẫn dịch chuyển, còn răng implant thì đứng yên nên dễ xuất hiện khe hở giữa implant và răng thật sau một thời gian sử dụng.
Khi mới lắp răng, bạn có thể thấy ăn uống như bình thường. Sau khoảng vài năm thì phần khe hở này xuất hiện. Thực ra, đây là hiện tượng sinh lý thuộc về đặc tính implant.
Như đã chia sẻ ở trên, răng thật có độ nhún khoảng 20 micro nên khi mài chỉnh khớp cắn nha sĩ thường cho răng thật chạm nặng hơn ở trạng thái tiếp xúc đầu tiên. Sau đó nghiến mạnh mới cho implant và răng thật chạm đồng thời. Đây là phương thức mài chỉnh đúng nhưng do răng thật bị nặng tiếp xúc theo chiều dọc nên dễ bị mất tiếp xúc điểm với răng bên cạnh theo thời gian.
Ngoài ra, tiếp xúc điểm giữa răng thật và implant cũng có thể bị hở do bác sĩ làm không chặt, do răng thật bị sâu, mẻ,…
Xem thêm: Cấu Tạo Trụ Implant? Cách chọn trụ Implant phù hợp
Do bị hở nhú lợi
Phần chân răng thật luôn lớn hơn chân răng implant. Từ đó phần cổ, giao giữa thân và chân implant cũng bé hơn răng thật nhiều. Hiện nay, các abutment kết nối chân răng implant cũng có kích thước nhỏ hơn so với răng tự nhiên, dẫn đến răng implant bị thiết kế đường viên hẹp hay bị mất một phần hoặc hoàn toàn nhú lợi.
Nhú lợi không lấp đầy vùng tiếp xúc, làm xuất hiện những khe hở rất lớn giữa 2 răng cũng là nguyên nhân gây ra giắt thức ăn mãn tính.
Do hiện tượng tiêu xương do viêm quanh implant
Phần xương xung quanh implant có thể bị viêm gây tình trạng tiêu tụt xương, làm thay đổi Embrasures, spillway spaces là các dốc tạo thành giữa các múi liên răng. Chính các khoang tiếp xúc này có tác dụng làm lạc hướng viên thức ăn, không cho nhồi thức ăn xơ vào giữa 2 răng.
Xem thêm: Tiêu xương răng hàm khi cấy implant có nguy hiểm không ?
Do các lực cắn khớp bất thường
Với người bị mất răng lâu năm, khớp cắn sẽ xuất hiện tình trạng bất thường như răng trên trồi xuống gây cài răng lược, múi chui, hay các răng cạnh khoảng mất răng bị nghiêng đổ nhiều.
Do bác sĩ cấy implant bị sai vị trí
Trước khi tiến hành cấy ghép implant, bác sĩ phải có hình ảnh giả lập của răng giả tương lai. Sau đó sẽ cố gắng cấy implant ở vị trí trung tâm, implant thẳng trực, cách tương đối đều 2 răng bên cạnh. Trường hợp trồng răng implant lệch về bên nào cũng sẽ dẫn đến nguy cơ giắt thức ăn.
Xem chi tiết: Những biến chứng có thể gặp khi cấy implant
2. Tác hại khi bị giắt thức ăn dưới răng implant
Bị giắt thức dưới bên dưới răng implant khó có thể tự làm sạch bằng cơ chế sinh học của dòng chảy nước bọt, di chuyển lưỡi, súc miệng hay lực cắn khớp như bị đọng thức ăn. Nếu không khắc phục sớm, bạn sẽ cảm thấy rất vướng víu, khó chịu, bực bội.
Ngoài ra, điều này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công vào nướu lợi gây viêm nhiễm. Sau đó, răng implant sẽ không thể bền chắc trên cung hàm được nữa, thậm chí còn bị hư hỏng vĩnh viễn răng kế cận khi vi khuẩn lan rộng.
Hỏi đáp: Trồng răng implant có bị hôi miệng không?
3. Cách khắc phục trồng răng implant bị giắt thức ăn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bị giắt thức ăn khi trồng răng implant. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất.
– Khắc phục sự thay đổi tiếp xúc điểm qua thời gian giữa implant với răng thật
Bác sĩ sẽ tháo răng implant và đặt thêm sứ ở tiếp xúc. Hoặc cách khác là hàn thêm tiếp xúc bên phía răng thật. Theo chuyên gia, nên dùng phục hình bắt vít cho răng hàm thay vì gắn cement sẽ thuận tiện hơn cho việc sửa chữa khi xuất hiện khe hở dắt thức ăn.
– Khắc phục bị hở nhú lợi
Trường hợp bệnh nhân có kiểu hình lợi mỏng, bác sĩ sẽ cấy hơi âm xuống dưới mức xương, làm abutment cá nhân hóa. Sau đó tạo hình- dựng trục các răng thật nghiêng đổ bên cạnh, tạo tiếp xúc dạng mặt phẳng diện rộng, bo kín không tạo khoảng trống với răng bên cạnh. Hay nói cách khác là cố gắng lấp kín nhú lợi ngay từ bước lập kế hoạch điều trị.
Theo các chuyên gia, vấn đề hở nhú lợi cũng rất thách thức các bác sĩ khi thực hiện cấy ghép implant. Sử dụng abutment cá nhân hóa sẽ giúp kiểm soát nhú lợi tốt hơn. Vì vậy với những yêu cầu cao, bạn nên lựa chọn các abutment cá nhân hóa thay vì abutment làm sẵn.
– Khắc phục hiện tượng tiêu xương do viêm quanh implant
Trong trường hợp tiêu xương do viêm quanh implant, bác sĩ sẽ tháo implant để cấy ghép xương hàm trước khi phục hình lại.
– Khắc phục lực cắn khớp bất thường
Nếu gặp tình trạng khớp cắn lộn xộn, bất thường, bác sĩ cần có kế hoạch tái lập lại trước khi cấy implant. Những điều trị bao gồm, dựng trục răng nghiêng đổ, đánh lún răng trồi. Nếu bệnh nhân bị mất răng hàm dưới mà răng hàm trên thõng xuống, khi đó khớp cắn sẽ bị gài khớp gây nhồi nhét thức ăn. Để lâu không khắc phục dễ sang chấn hỏng implant lẫn răng thật.
– Khắc phục bác sĩ cấy implant bị sai vị trí
Trước khi đặt implant, bác sĩ phải có hình ảnh giả lập của răng giả tương lai. Sau đó cố gắng cấy implant ở vị trí trung tâm, implant thẳng trực.
Nếu bệnh nhân bị lợi dày, bác sĩ có thể cấy ngang mức xương. Còn nếu mô lợi mỏng chỉ 2- 3mm, bác sĩ nên cấy implant âm xương, để tạo độ dày lợi khoảng 4- 5mm. Khi đó sẽ dễ dàng tạo được dạng thoát dần của răng sứ và bịt kín tam giác đen.
Với đầy đủ thông tin ở trên, mọi người đã hiểu rõ hơn nguyên nhân cũng như khắc phục tình trạng trồng răng implant bị giắt thức ăn. Bạn nên tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ, vệ sinh răng miệng cẩn thận, ăn các thực phẩm có lợi, tránh xa những đồ quá mềm, dẻo và thăm khám nha khoa thường xuyên để sớm phát hiện các hiện tượng bất thường nhé.