Viêm tủy răng là một bệnh lý răng miệng ít gặp hơn so với các bệnh răng miệng thông thường như sâu răng, viêm nướu, mòn răng…nhưng lại gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Vậy viêm tủy răng có nguy hiểm không và nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhưng biến chứng nguy hiểm nào. Bài viết dưới đây sẽ có bạn những thông tin về bệnh lý này.
Viêm tủy răng là gì?
Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt gồm mạch máu, dây thần kinh…nằm trong hốc giữa ngà răng. Các tổ chức tủy răng được kết nối với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng.
Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng hay các mô bao quanh chân răng bị hư tổn do các vi khuẩn tấn công và làm phá vỡ cấu trúc của răng. Chúng tác động đến phần tủy và mô xung quanh chân răng gây nên hiện tượng viêm nhiễm khiến răng nhạy cảm, đau nhức, ê buốt, đặc biệt khi sử dụng các loại thực phẩm nóng, lạnh, ngọt.
Thông thường, viêm tủy có thể xảy ra với một hoặc nhiều răng trong cùng một cùng hàm và triệu chứng của bệnh lý này âm thầm nên rất khó để phát hiện ra.
Các giai đoạn viêm tủy răng
Viêm tủy răng thường biểu hiện ở 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, viêm tuỷ răng sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Khi bệnh tiến triển càng nặng thì càng khó điều trị, có những trường hợp không còn khả năng điều trị, sẽ phải loại bỏ hoàn toàn phần tủy đã chết.
Giai đoạn viêm tủy răng có khả năng hồi phục
Đây là giai đoạn đầu của bệnh lý viêm tủy răng. Ở giai đoạn này sẽ có những dấu hiệu viêm tủy rất khó để nhận biết. Cơn đau thường sẽ chỉ xuất hiện thoáng qua khoảng vài giây vào ban đêm hoặc khi bạn sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Nếu người bệnh phát hiện sớm, khả năng điều trị viêm tủy răng sẽ dễ dàng hơn do kịp thời xử lý được các nguyên nhân gây ra viêm.
Giai đoạn viêm tủy răng cấp
Trong giai đoạn này, tình trạng răng sẽ bị viêm nặng hoặc viêm tủy cấp. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau đột ngột với cường độ ngày càng nhiều, thậm chí còn ảnh hưởng đến những răng bên cạnh. Đồng thời, trong giai đoạn này, vùng nướu sẽ bị sưng tấy. Khi dùng tay gõ vào răng sẽ có cảm giác đau, vùng đau có thể lan đến các khu vực khác như cổ, thái dương, tai.
Những cơn đau do viêm tủy răng cấp gây ra thường dai dẳng, kéo dài khoảng từ 3-30 phút. Sau đó, người bệnh sẽ hết đau và trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu lại có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài như thức ăn bị lọt vào kẽ răng bị viêm, uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, khi đó cơn đau sẽ tái diễn.
Trong một số trường hợp, còn xuất hiện mủ màu trắng khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn, mang lại cảm giác ê buốt đến vùng tai. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến hoại tử tủy răng, viêm tủy kinh niên.
Giai đoạn viêm tủy răng mạn tính
Đây là giai đoạn cuối của bệnh viêm tủy răng, khi tình trạng đã trở nên nặng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu vì răng đã bị chết tủy. Cơn đau răng sẽ diễn ra ngắt quãng hoặc liên tục nhất là về ban đêm nhưng cường độ đau sẽ ít hơn viêm cấp.
Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện tình trạng lung lay xương ổ răng và dẫn đến mất răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hệ hàm. Các biến chứng kèm theo như xuất hiện mủ trong miệng, hôi miệng và cảm giác có vị lạ trong khoang miệng gây khó chịu.
Trong những trường hợp viêm tuỷ răng trở nên nặng, nha sĩ sẽ điều trị bằng cách loại bỏ hoàn toàn phần tủy răng đã bị hoại tử. Đồng thời, tiến hành trám bít buồng tủy và ống tủy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cũng như tạo hình lại cho răng.
Cùng tìm hiểu thêm bài viết: “Răng bọc sứ bị viêm tủy, chữa như thế nào?
Viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Tủy răng khi viêm sẽ bị sung huyết. Nhất là khi răng bị chết tủy không được điều trị sẽ dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và có thể sẽ phát sinh các biến chứng khác như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm hạch, viêm xương rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Khi răng có các triệu chứng như lỗ sâu răng lớn, răng bị lung lay kèm theo các dấu hiệu như đau nhức từng cơn và tăng dần về ban đêm, răng bị đổi màu bất thường…phải đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị ngay vì có thể tủy răng đã bị viêm hoặc bị hoại tử.
Đau do tủy răng bị viêm rất nghiêm trọng, cơn đau buốt tận óc khiến người bệnh khó chịu, không thể làm việc hay ngủ kể cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau. Cơn đau còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, thậm chí cả khi uống nước hay nuốt nước bọt. Khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đau do viêm tủy răng càng nghiêm trọng hơn nữa.
Chính vì vậy, nếu thấy các triệu chứng đau nhức răng kéo dài, người bệnh cần sớm đi khám thay vì tự chịu đựng những cơn đau hay điều trị tại nhà khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn gây hại tới sức khỏe răng miệng.
Có thể bạn quan tâm: Chữa tủy răng có đau không? Chi phí hết bao nhiêu?
Hậu quả viêm tủy răng
Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
– Nhiễm trùng: Viêm tủy răng là kết quả của việc vi khuẩn xâm nhập vào lõi răng, gây ra tình trạng viêm nhiễm và mủ trong hốc tủy. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan sang các mô xung quanh và gây ra viêm nhiễm và đau nhức trong vùng hàm.
– Viêm nhiễm vùng xương hàm: Vi khuẩn từ viêm tủy răng có thể lẩn xương hàm xung quanh gây ra viêm nhiễm và sưng tấy trong vùng xương. Điều này có thể dẫn đến sưng, đau nhức và khó chịu trong khu vực vùng xương hàm.
– Mất răng: Một trong những hậu quả nghiêm trọng của viêm tủy răng khi không được điều trị kịp thời là mất răng. Viêm tủy răng có thể làm suy yếu và phá hủy mô xương và mô liên kết xung quanh răng, dẫn đến rụng răng. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn tác động xấu đến thẩm mỹ và tự tin của người bệnh.
– Tổn thương dây thần kinh: Viêm tủy răng không điều trị kịp thời có thể sẽ gây tổn thương đến dây thần kinh bên trong răng. Điều này có thể dẫn đến việc người bệnh cảm thấy đau nhức và nhạy cảm đối với nhiệt độ. Đồng thời cảm giác đau có thể lan ra tai hoặc vùng mặt.
– Tiêu xương hàm: Vi khuẩn từ viêm tủy răng có thể tấn công và phá hủy các xương hàm xung quanh. Khi xương hàm bị tiêu hủy sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và hỗ trợ của hàm răng, gây ra sự mất cân bằng và có thể làm suy yếu toàn bộ cấu trúc hàm.
– Tác động đến sức khỏe: Viêm tủy răng không được điều trị có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong khuôn miệng. Vi khuẩn này có thể lan tỏa qua hệ tuần hoàn và gây ra những vấn đề sức khỏe cho người bệnh như nhiễm trùng huyết, viêm màng não hay các vấn đề về tim mạch.
Khi răng bị chết tuỷ, có thật sự cần phải nhổ răng hay không? Phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Có nên nhổ răng bị chết tuỷ không? để tìm câu trả lời.
Cách phòng bệnh viêm tủy răng
- Thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng: bao gồm làm sạch sẽ răng hàng ngày và đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày nhằm bảo vệ răng chống lại sâu răng và làm sạch răng thường xuyên.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay cho việc dùng tăm xỉa răng để tránh tạo khoảng cách giữa các chân răng. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách cũng giúp bảo vệ các miếng trám hiện có để bảo vệ tủy răng.
- Loại bỏ những thói quen xấu như nghiến răng, hút thuốc lá…
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Giảm hoặc loại bỏ đồ ngọt như kẹo, nước có cồn…để giữ cho răng khỏi đường, đây là một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng.
- Hạn chế ăn nhai các thức ăn cứng như sụn, xương, nước đá, trái cây chưa cắt nhỏ.
- Lên lịch thăm khám thường xuyên với chuyên gia để có thể xác định được vùng sâu răng khi vẫn còn nhỏ và ở xa tủy răng. Nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện được các răng sâu và chữa trị kịp thời.
- Thường xuyên cạo vôi răng và làm sạch răng nướu tại nha khoa.
- Nếu có bệnh viêm lợi, viêm quanh răng, mòn cổ răng thì nên đến các cơ sở nha khoa để chữa trị ngay.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm tủy răng. Các bạn đừng chủ quan, bệnh viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp tời sẽ rất nguy hiểm. Để phòng tránh và giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt, hãy dành thời gian ghé qua nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời sớm nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại điện thoại đến hotline: 093.186.3366 để được đội ngũ nha sĩ tại Nha khoa Thúy Đức tư vấn miễn phí nhé.