Cùng với viêm tủy răng và viêm nướu, viêm tủy răng là một trong những bệnh về răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Viêm tủy răng khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu và còn gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Hãy cùng Nha khoa Thúy Đức tìm hiểu thông tin về bệnh viêm tủy răng, nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết sau.
Tuỷ răng là gì?
Tuỷ răng là một tổ chức đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng, chúng nằm trong một hốc giữa ngà răng. Một răng sẽ có từ 1 đến 4 ống tủy. Như răng cửa thường có một ống tủy, răng cối nhỏ thì 2 ống tủy nhưng răng cối lớn thì thường có 3-4 ống tủy.
Tủy răng nằm trong hốc tủy (hay còn gọi là khoang tủy). Khoang tủy sẽ kéo dài từ thân răng cho đến chân răng.
Cấu tạo của tuỷ răng
Khoang tủy được chia thành 3 phần là buồng tủy, ống chân tủy là lỗ chân răng. Bên trong các cơ quan này là mô tủy với kết cấu lỏng lẻo cấu tạo gồm nhiều mạch máu, mạch bách huyết và các dây thần kinh.
Buồng tủy: Đây là thuật ngữ đề cập đến phần khoang tủy nằm ở phần thân răng. Xung quanh buồng tủy là lớp ngà răng – Đây là lớp thứ 2 của răng.
Ống tủy chân: Là khoang chứa tủy nằm ở phần chân răng. Khác với buồng tủy, ống tủy có kích thước nhỏ và hẹp chạy theo phần chân răng.
Lỗ cuống răng: Mỗi ống tủy chỉ có một lỗ cuống răng.
Cấu trúc mô học của tủy răng
Buồng tủy là nơi chứa các tế bào, dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, sợi và các chất căn bản.
Tế bào: Các tế bào nằm trong tủy răng bao gồm nguyên bào ngà, nguyên bào sợi (Là tế bào nhiều nhất trong tủy răng), tế bào trung mô chưa biệt hóa (Là các tế bào dự trữ sẽ thay thế các nguyên bào ngà bị thoái hóa và chết). Ngoài ra, tủy răng còn chứa một số tế bào khác như tế bào lympho bào, bạch càu đơn nhân, mô bào…Các tế bào này không phải là tế bào đặc hiệu của mô tủy mà là các tế bào của hệ miễn dịch có khả năng sản xuất ra các kháng thể và kích thích phản ứng viêm khi có sự xâm nhập của vi khuẩn.
Thành phần sợi và các chất căn bản: Thành phần sợi trong tủy răng bao gồm các bó sợi collagen, lưới sợi ưa bạc và chất căn bản (nước, proteoglycan, glucoprotein…).
Mạch máu: Mạch máu đi vào kẽ hở của chóp răng, sau đó đi vào ống tủy và buồng tủy.
Mạch bạch huyết: Mạch bạch huyết sẽ có thành nội mô rất mỏng, không có hồng cầu, không có màng đáy và có van. Các ống mạch này sẽ đi vào lỗ chóp răng. Sau đó chúng tạo thành mạng lưới trong buồng tủy và thoát ra khỏi tủy qua lỗ chóp của ống tủy bên cạnh.
Dây thần kinh: Các dây thần kinh bên trong tủy răng sẽ đi cùng với mạch máu và mạch bạch huyết. Các sợi dây thần kinh có vai trò điều hòa sự co mạch và dẫn truyền cảm giác đau đến não bộ.
Các vùng mô của tủy: Bao gồm 3 lớp là lớp nguyên bào ngà, vùng thưa nhân dưới và vùng lưỡng cực giàu tế bào.
Vai trò của tuỷ răng
Nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng, tuỷ răng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tái tạo lại ngà răng, bảo vệ mô răng luôn chắc và khoẻ mạnh.
Dẫn truyền kích thích: Khi răng tiếp xúc với thức ăn hoặc mắc một số bệnh lý khác như chấn thương hoặc hoá chất sẽ được dẫn truyền bởi các dây thần kinh để cơ thể nhận biết nóng, lạnh, chua, cay hoặc đau nhức, ê buốt…
Nuôi dưỡng và tái tạo răng: Tuỷ răng còn chứa rất nhiều mạch máu để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống răng và tái tạo những tổn thương của răng, giúp cho răng được khoẻ mạnh và chống lại các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài.
Chức năng miễn dịch: Tủy chứa hệ thống mạch bạch huyết như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân…Các tế bào này có vai trò bảo vệ cơ thể khi bị xâm nhập bởi vi khuẩn.
Viêm tủy răng là gì? Các giai đoạn viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị hư tổn do các vi khuẩn tấn công và làm phá vỡ cấu trúc răng. Điều này tác động đến phần tủy và mô xung quanh chân răng gây nên hiện tượng viêm nhiễm khiến răng đau nhức, ê buốt đặc biệt là khi sử dụng thực phẩm lạnh, nóng, ngọt.
Bệnh viêm tủy răng có thể phân thành nhiều giai đoạnvà dạng thương tổn khác nhau bao gồm viêm tủy răng có khả năng phục hồi (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp và viêm tủy răng hoại tử không thể phục hồi.
Giai đoạn viêm tủy răng có phục hồi: Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không nhận biết được dấu hiệu rõ ràng mà đôi khi chỉ là các cơn ê buốt nhẹ và thoáng qua.
Giai đoạn viêm tủy răng cấp: Lúc này, người bệnh đã hoàn toàn cảm giác được sự xuất hiện của từng cơn đau và các bất tiện trong khi sinh hoạt, ăn uống. Đặc biệt, tình trạng chuyển biến xấu rất nhanh và những khó chịu càng nhiều hơn.
Giai đoạn viêm tủy răng hoại tử: Đây là mức độ cuối cùng nếu viêm tủy răng không được chữa trị kịp thời. Đến giai đoạn này, toàn bộ phần tủy sẽ không thể cứu chữa được nữa và gây ảnh hưởng đến chức năng của các phần răng quanh quanh.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Tủy răng được bảo vệ bởi tổ chức cứng ở xung quanh là ngà răng và men răng rất an toàn và chắc chắn. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến tủy răng bị ảnh hưởng gây viêm tủy răng.
Sâu răng nghiêm trọng: Đây là tình trạng vi khuẩn bào mòn răng vô cùng nhanh và phá vỡ phần men và ngà răng bảo vệ để xâm nhập vào tủy và gây bệnh.
Các chấn thương liên quan đến răng: Các chấn thương như sứt mẻ, vỡ răng, răng bị chèn ép làm tủy răng bị lộ ra ngoài cũng có thể gây nên viêm tủy răng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc đánh răng không thường xuyên, đánh răng sai quy trình, bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh khiến cho cổ răng bị khuyết dần đi, dẫn đến làm lộ tủy răng, gây viêm răng.
Thói quen ăn uống không khoa học: Các loại hóa chất như đường hóa học, chất có tính axit, rượu bia, nước có gas…là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm tủy răng.
Việc thiếu canxi và flour sẽ làm chạm quá trình tổng hợp và bổ sung sự chắc khỏe cho răng, từ đó gây nên vấn đề viêm tủy răng thông qua các vết nứt đã được hình thành sẵn trên răng.
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ăn: Những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm răng bị sung huyết và dẫn đến tình trạng viêm tủy răng.
Tìm hiểu thêm: Răng sâu vào tuỷ có nguy hiểm không?
Điều trị viêm tủy răng như thế nào?
Với mỗi trường hợp viêm tủy răng, sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, vấn đề viêm tủy răng có thể được chia thành 2 loại cụ thể gồm: Tình trạn có thể phục hồi và tình trạng không thể điều trị.
Điều trị viêm tủy răng có khả năng hồi phục
Bước 1: Kiểm tra sức khỏe răng miệng và thực hiện khử khuẩn trước khi bắt đầu tiểu phẫu bằng phương pháp và kỹ thuật chuyên dụng. Với trường hợp có thể hồi phục được thì không cần phải loại bỏ lớp ngà răng bị tổn thương.
Bước 2: Thực hiện ngăn ngừa viêm tủy răng bằng phương pháp trám lót để hỗ trợ cho việc bảo vệ phần tủy đối với bệnh nhân đang có dấu hiệu của bệnh lý này. Một số vật liệu mà các cơ sở nha khoa thường dùng để trám lót như là Hydroxit, canxi, chất dàn ngà chuyên dụng…
Bước 3: Bước cuối cùng là thực hiện khử khuẩn vết sâu răng và trám bít hoàn toàn để đảm bảo cho vi khuẩn không thể xâm nhập được từ đó hạn chế vấn đề viêm tủy răng.
Điều trị viêm tủy răng không thể hồi phục
Lúc này, tình trạng viêm tủy răng của bệnh nhân đã rơi vào giai đoạn nghiêm trọng, cần phải lấy tủy răng để đảm bảo an toàn:
Bước 1: Thực hiện công đoạn vệ sinh khuôn miệng tương tự như trường hợp trên. Tuy nhiên, người bệnh sẽ được hỗ trợ tiêm thuốc mê để tránh các vấn đề khi phẫu thuật.
Bước 2: Thực hiện phương pháp mở ống tủy và tiến hành loại bỏ toàn bộ phần tủy hoặc một số đơn vị tủy đã bị viêm nhiễm.
Bước 3: Sau khi thực hiện xong chu trình lấy tủy, nha sĩ sẽ thực hiện tạo hình và một số cách để phục hồi hình dáng ống tủy phù hợp nhất đối với cấu trúc của răng.
Bước 4: Thực hiện trám định hình mô cứng bằng những kỹ thuật đã được rèn luyện chuyên nghiệp để ứng dụng cho bệnh nhân viêm tủy răng.
Răng đã lấy tuỷ có niềng được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết>>> Giải đáp chi tiết “Răng đã lấy tuỷ có niềng được không?”
Phòng ngừa viêm tủy răng
Để phòng ngừa viêm tủy răng, bạn cần phải làm tốt việc bảo vệ phần men răng và ngà răng bao bọc bên ngoài để không bị sâu răng. Do đó, cần thực hiện theo những hướng dẫn sau để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập trong răng miệng. Cụ thể:
- Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải và kem đánh răng có chứa Fluoride.
- Làm sạch bề mặt răng và giữ sạch không gian giữa các răng bằng sợi chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa Fluoride: Nước súc miệng có thể giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng khá hiệu quả.
- Thay đổi những thói quen không lành mạnh: Hạn chế những tác nhân có hại như nước ngọt, bia, rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác cũng góp phần vào việc bảo vệ răng của bạn.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Thăm khám 2 lần mỗi năm tại các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng và phát hiện sớm khi có vấn đề.
Xem thêm: Viêm tủy răng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm tủy răng và cách phòng tránh tình trạng này. Liên hệ ngay với nha khoa Thúy Đức để được các nha sĩ chuyên sâu tư vấn nếu bạn đang gặp các vấn đề về tủy răng nhé.