Các loại kẹo luôn là đồ ăn vặt yêu thích của nhiều người, đặc biệt là với các em nhỏ. Nhưng từ thuở thơ ấu chúng ta đã luôn được cha mẹ nhắc nhở về nguy cơ bị sâu răng khi ăn nhiều kẹo. Vậy mối liên hệ giữa đồ ngọt và sức khỏe răng miệng thực chất là như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu lý giải chi tiết trong bài viết này nhé!
Mục lục
Có phải sâu răng là do ăn nhiều kẹo hay đồ ngọt?
Đồ ngọt không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng nhưng nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của sâu răng.
Thủ phạm chính gây sâu răng là vi khuẩn Streptococcus mutans (Streptococcus mutans) và Streptococcus sobrinus (Streptococcus sorbinus). Chúng hiện diện trong khoang miệng của chúng ta gần như ngay từ khi mới sinh ra. Carbohydrate, đường là những thực phẩm ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng. Nếu bạn ăn nhiều đường thì những vi khuẩn này sẽ sinh sôi phát triển và tiết ra nhiều axit hơn, từ đó lớp khoáng chất trên men răng bị bào mòn nhanh chóng dẫn tới sâu răng.
Vì vậy, về mặt lý thuyết đồ ngọt làm tăng khả năng bị sâu răng. Cho nên, những người ăn nhiều đồ ngọt thực sự có nguy cơ sâu răng cao hơn. Nhưng chế độ ăn chỉ là một trong những yếu tố góp phần gây bệnh. Bạn có thể là tín đồ của kẹo và những loại đồ ngọt khác mà vẫn sở hữu hàm răng khỏe mạnh nếu có thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
Những lời khuyên sau đây hi vọng sẽ giúp ích cho bạn để tránh được nguy cơ sâu răng sau khi ăn kẹo hay đồ ngọt khác:
- Ăn đồ ngọt trong bữa ăn chính thay vì ăn vặt.
- Ăn nhanh hơn để đường mất ít thời gian tiếp xúc với bề mặt răng hơn.
- Tránh đồ ngọt dính vào răng, chẳng hạn như nho khô hoặc kẹo bơ cứng.
- Đường tự nhiên tốt cho sức khỏe hơn đường được sản xuất tại nhà máy. Vì vậy, bạn có thể ăn dâu ngọt, táo ngọt nhưng không nên chấm thêm sữa hoặc đường.
- Sau khi ăn đồ ngọt, hãy súc miệng bằng nước hoặc nhai kẹo cao su – giúp kích thích tiết nước bọt, giúp trung hòa các axit có hại.
Một số thông tin thú vị về sâu răng và đồ ngọt
Nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của đồ ngọt tới sự xuất hiện của sâu răng ở trẻ em
Trẻ em luôn gắn liền với những viên kẹo ngọt ngào, những chiếc bánh kem đầy màu sắc. Sở thích đồ ngọt là đặc điểm tự nhiên của trẻ, mang đến cho chúng niềm vui thích thú và những trải nghiệm tuổi thơ đáng nhớ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt tinh thần, đồ ngọt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thể chất của trẻ.
Trong một nghiên cứu đăng trên website chính thức của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ với chủ đề “Mối liên quan tích cực giữa tiêu thụ đường và tỷ lệ sâu răng không phụ thuộc vào vệ sinh răng miệng ở trẻ mẫu giáo ( 2 – 5 tuổi): một nghiên cứu tiền cứu theo chiều dọc” của tác giả V Skafida giảng viên Trường Khoa học Chính trị và Xã hội, Đại học Edinburgh, Edinburgh, Vương quốc Anh cho thấy:
- Trẻ em ăn vặt cả ngày nhưng không ăn các bữa chính có nguy cơ sâu răng cao hơn (gấp 2.32 lần).
- Tần suất đánh răng giảm dần từ 2 tuổi đến 5 tuổi dẫn đến nguy cơ sâu răng tăng cao (tỷ lệ cược tăng dần từ 1.39 đến 2.17).
- Đối với trẻ thường xuyên ăn đồ ngọt (kẹo, sôcôla): Đánh răng thường xuyên (1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày trở lên) giúp giảm nguy cơ sâu răng (tỷ lệ cược giảm còn 2.11 – 2.26) so với nhóm đánh răng ít nhất (tỷ lệ cược 3.60).
- Trẻ em có mẹ thuộc nhóm nghề nghiệp quản lý hoặc chuyên môn có nguy cơ sâu răng thấp hơn nhiều so với trẻ em có mẹ chưa từng đi làm (tỷ lệ cược 3.47).
Sâu răng phổ biến dần theo thời gian do đồ ngọt và carbs xuất hiện nhiều hơn trong chế độ ăn
Theo thống kê, gần như 100% dân số phải đối mặt với vấn đề sâu răng, một thực trạng đáng quan ngại cho sức khỏe cộng đồng. Mối liên hệ giữa đồ ngọt và sự xuất hiện của sâu răng đã được các nhà khoa học chứng minh qua nhiều bằng chứng lịch sử và nghiên cứu khoa học.
Lịch sử ghi chép sự gia tăng sâu răng cùng với sự thay đổi chế độ ăn uống:
Thời kỳ La Mã và Ai Cập cổ đại:
Những người quý tộc có tỷ lệ sâu răng cao hơn đáng kể so với người bình dân. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống của giới quý tộc giàu có hơn, bao gồm nhiều thực phẩm ngọt và carbohydrate tinh chế (bột mỳ trắng, gạo…)
Thế kỷ 9-12:
Trong quá trình khai quật khảo cổ học, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những hộp sọ khai quật được có tỷ lệ sâu răng rất thấp. Điều này là do chế độ ăn uống con người ở thời kỳ này chủ yếu là thịt và cá, họ ăn ít đường và carbohydrate tinh chế.
Thế kỷ 18:
Làn sóng đầu tiên của sự gia tăng các trường hợp sâu răng đã trùng hợp với thời điểm bột mì mịn xuất hiện vào thế kỷ 18. Cả tần suất và mức độ tổn thương răng đều tăng lên: 40% dân số lúc bấy giờ bị sâu răng. “Điều này cho thấy sự thay đổi trong chế độ ăn uống, cụ thể là việc tăng tiêu thụ bột mì mịn, đã có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người dân thời đó
Đầu thế kỷ 20:
Đường được làm từ củ cải trở nên phổ biến, nhiều nhà máy sản xuất đường củ cải được xây dựng, kéo theo đó là tỷ lệ sâu răng tăng cao, ảnh hưởng tới 80 – 100% dân số ở các quốc gia khác nhau.
Tại sao trẻ em và người già hay bị sâu răng?
Sâu răng là một vấn đề thường gặp ở cả trẻ em và người cao tuổi. Đối với trẻ em, men răng còn non yếu và mỏng manh, làm tăng khả năng bị sâu răng. Bên cạnh đó, trẻ có thói quen ăn nhiều đồ ngọt và ít chú trọng tới vệ sinh răng miệng hơn so với người lớn. Bởi vậy, trẻ em là đối tượng bị sâu răng cao và thường được đưa vào tầm ngắm để thực hiện các nghiên cứu khoa học về sâu răng do chế độ ăn uống. Việc kiểm tra răng định kỳ và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng là hết sức cần thiết cho lứa tuổi này.
Tìm hiểu thêm:
Khi bước vào độ tuổi lão hóa, men răng có xu hướng bị mòn đi, cùng với hiện tượng tụt lợi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Thêm vào đó, việc sử dụng một số loại thuốc, như thuốc hạ huyết áp, có thể gây ra tình trạng khô miệng, từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng ở người cao tuổi. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm nha sĩ thường xuyên cho cả hai nhóm tuổi này.
Yếu tố di truyền ảnh hưởng tơi sự hình thành của sâu răng
Khi xét đến yếu tố di truyền, các nhà nghiên cứu cho biết rằng một số người sinh ra có men răng mỏng và yếu hơn những người khác do gen từ những người thân thế hệ trước trong gia đình. Tuy nhiên, men răng mỏng dựa theo di truyền không phải là yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn tới sự hình thành của sâu răng so với những yếu tố được liệt kê dưới đây:
Thói quen vệ sinh răng miệng kém:
Mảng bám là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được loại bỏ đúng cách, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, tạo thành “pháo đài” bảo vệ vi khuẩn khỏi bàn chải đánh răng.
Chế độ ăn uống giàu carbohydrate:
Thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản như bánh mì, kẹo, mật ong, hoặc trái cây sấy khô làm tăng nguy cơ sâu răng. Thức ăn và đồ uống có tính axit cao cũng góp phần làm suy yếu men răng, tăng tốc độ mất khoáng.
Khô miệng:
Nước bọt giúp trung hòa axit và tái khoáng hóa men răng. Sự thiếu hụt nước bọt, do bệnh lý như tiểu đường, hội chứng Sjögren, sử dụng một số loại thuốc, hoặc thói quen thở bằng miệng, có thể dẫn đến sâu răng.
Tụt lợi:
Khi lợi tụt xuống, phần chân răng trở nên lộ ra và dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến sâu răng ở phần cổ và chân răng.
Trào ngược dạ dày thực quản:
Trong trường hợp này, axit từ dạ dày có thể lên tới miệng, làm suy yếu men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Rối loạn ăn uống:
Những người mắc chứng cuồng ăn hoặc chán ăn thường tự gây nôn mửa, làm tăng axit trong miệng và ảnh hưởng xấu đến răng.
Như vậy, để bảo vệ răng khỏi sâu răng, chúng ta cần chú trọng đến việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt và lựa chọn thực phẩm lành mạnh, cũng như quản lý các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến nước bọt và men răng. Điều này quan trọng hơn nhiều so với yếu tố di truyền mà chúng ta không thể thay đổi.
Kích thước của lỗ sâu không nói lên mức độ sâu răng
Kích thước của “lỗ” trên bề mặt răng không thể hiện chính xác mức độ sâu của tổn thương sâu răng. Điều này là do lớp men răng bên ngoài cứng cáp và chịu tổn thương chậm hơn so với các mô mềm hơn bên dưới. Trong nhiều trường hợp, có thể tồn tại vùng sâu răng lớn bên trong ngà răng và buồng tủy được che đậy bên lớp men răng trên bởi một lỗ sâu răng rất nhỏ.
Kích thước thực sự của vùng sâu răng chỉ có thể được nhìn thấy rõ ràng khi quan sát trên phim X-quang răng.
Cách để ngăn ngừa sâu răng
Để ngăn ngừa sâu răng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
1. Đánh răng hai lần mỗi ngày trong hai phút, sử dụng kỹ thuật đánh răng đúng cách. Hỏi đáp: Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không – Giải đáp của chuyên gia
2. Chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor từ 1350-1500 ppm. Fluor giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng và làm mạnh men răng.
3. Làm sạch kẽ răng mỗi ngày bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải đặc biệt để giảm nguy cơ sâu răng giữa các răng.
4. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate và thực phẩm chua, bởi chúng có thể tăng nguy cơ sâu răng.
5. Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn để kích thích sản xuất nước bọt, giúp làm sạch răng và trung hòa axit.
6. Thăm nha sĩ định kỳ 1-2 lần mỗi nămđể làm sạch răng một cách chuyên nghiệp.
7. Tham khảo ý kiến của nha sĩ về các biện pháp phòng ngừa khác phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn.
Nếu bạn thường xuyên bị sâu răng, có thể nên dùng thêm nước súc miệng có fluor. Đối với trẻ em, việc trám khe nứt trên răng nhai có thể giúp ngăn chặn sâu răng. Đây là những biện pháp hữu ích để duy trì sức khỏe răng miệng tốt và ngăn chặn sâu răng hiệu quả.
Hỏi đáp: Trám răng rồi có bị sâu lại không?
