Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến có thể gặp phải ở mọi độ tuổi và trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng nhất. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề sâu răng của trẻ 4 tuổi bởi độ tuổi này các bé đang ở giai đoạn mọc răng vĩnh viễn thay cho răng sữa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ nhỏ hay bị sâu răng, tác hại và cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi như thế nào trong nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân trẻ 4 tuổi thường bị sâu răng
Trẻ em bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng tháng tuổi thứ 7 – 8 và các răng sẽ mọc dần và kết thúc quá trình mọc răng sữa khi trẻ được khoảng 2 – 3 tuổi. Sau đó, những chiếc răng sữa sẽ bị lung lay và gãy rụng cho răng vĩnh viễn mọc lên vào lúc trẻ được 6, 7 tuổi.
Trẻ 4 tuổi thường bị sâu răng bởi ở giai đoạn này, trẻ rất thích thú với các món ăn ngọt và đòi ăn thường xuyên. Trong khi đó, việc vệ sinh răng miệng có thể bé chưa chủ động và tự giác được mà cần bố mẹ nhắc nhở thường xuyên.
Như vậy, nếu như bé ăn nhiều đồ ngọt và không kịp thời vệ sinh răng sạch sẽ, đường trong thức ăn sẽ chuyển thành axit gây bào mòn men răng khiến cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây sâu răng.
Đọc thêm: Nghiên cứu về nguy cơ bị sâu răng ở trẻ em do ăn đồ ngọt
Có nhiều bé bị men răng kém bẩm sinh do thiếu các khoáng chất như canxi, flour… cũng dễ bị sâu răng hơn các bé khác.
Hơn nữa, đôi khi bố mẹ cũng chủ quan về tình trạng răng miệng của bé trong giai đoạn này vì cho rằng răng sữa bị sâu hỏng thì sau này cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Điều này là quan niệm sai lầm khiến cho tình trạng sâu răng của các bé kéo dài và lây lan, có những bé bị sâu răng đến nỗi sún cả hàm răng, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của bé. Sau đây là các tác hại cụ thể của bệnh sâu răng ở trẻ em:
Tác hại của bệnh sâu răng ở trẻ em?
Ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, tiêu hóa của bé
Trẻ em 4 tuổi đang ở độ tuổi phát triển vượt trội về thể chất và trí não, nếu bị sâu răng sẽ khiến cho chất lượng ăn nhai và tiêu hóa của cơ thể bị kém đi. Từ đó ảnh hưởng tới hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn và gián tiếp ảnh hưởng đến mức độ phát triển thể chất, trí tuệ của bé.
Răng sâu, sún răng khiến hàm răng xấu xí
Các bé trong độ tuổi này đã ý thức được xấu đẹp về ngoại hình nên răng sâu quá nhiều khiến hàm răng xấu xí, sẽ khiến các bé phát sinh tâm lý e ngại với bạn bè đồng trang lứa.
Gây mất răng, rụng răng sớm và các bệnh viêm lợi, chảy máu nướu
Vi khuẩn gây sâu răng có thể xâm nhập xuống nướu dẫn tới viêm, sưng, chảy máu nướu. Nếu bé bị sâu răng nặng có thể phải nhổ răng, hoặc răng sữa gãy rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi
Như vậy, vấn đề sâu răng của trẻ 4 tuổi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tâm lý của trẻ, nên các bậc phụ huynh cần quan tâm đúng mức đến tình trạng răng miệng của bé. Nếu bé bị sâu răng cần cho bé đi khám nha khoa ngay để được xử lý kịp thời. Các phương pháp chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi sẽ được bác sĩ nha khoa khám và tư vấn thực hiện dựa trên mức độ sâu răng của bé.
Các phương pháp chữa sâu răng thường áp dụng cho trẻ bao gồm:
1. Dùng thuốc trị răng sâu
Thuốc trị sâu răng cho trẻ em thường là các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc sát khuẩn giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, ngăn ngừa bệnh sâu răng nặng thêm. Thuốc trị sâu răng sẽ phát huy hiệu quả với các trường hợp bé mới chớm bị sâu răng và không bị đau.
Thuốc chữa sâu răng phổ biến là các loại thuốc như metronidazol, spiramycin, paracetamol, alphachymotrypsin hay efferalgan,…
2. Trám răng
Kỹ thuật trám răng giúp làm mịn bề mặt răng sâu, ngăn chặn sâu răng tiếp tục sâu răng tiếp tục ăn mòn răng. Đồng thời, trám răng cũng giúp phục hình thẩm mỹ cho răng. Quy trình trám răng cho bé cũng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, ít gây đau đớn nên bố mẹ hãy yên tâm cho bé đi khám và chữa sâu răng sớm.
Có thể bạn quan tâm: Chi phí hàn trám răng sâu giá bao nhiêu tiền?
3. Nhổ răng sữa
Một số trường hợp các bé bị sâu răng nghiêm trọng dẫn tới viêm tủy, răng đau nhức, ê buốt hoặc răng lung lay, nhiễm trùng ổ chân răng… có thể bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
Hiện nay với công nghệ hiện đại, việc nhổ răng cho bé không quá phức tạp và không gây nhiều đau đớn. Hơn nữa, răng sữa sau khi bị nhổ sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nên không cần phải trồng răng như người trưởng thành.
Đọc thêm: Răng bị sâu lỗ to có nghiêm trọng không? Điều trị thế nào?
Lời khuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa sâu răng
1. Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ
Các bé 4 tuổi đã có thể tự làm vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu không có sự giám sát, nhắc nhở của người lớn chưa chắc các bé đã thực hiện đúng cách. Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ nhỏ nên chú ý:
Cho bé chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần chải răng ít nhất 2 phút, cần hướng dẫn trẻ cầm bàn chải và chải răng đúng kỹ thuật. Khi chải răng cần hướng dẫn bé chải đều khắp các mặt của răng theo hình chữ C để đảm bảo loại bỏ tối đa mảng bám trên răng.
Khi đánh răng, bố mẹ hãy nhắc trẻ chải lưỡi để phòng tránh nguy cơ nấm lưỡi, hôi miệng và vi khuẩn tích tụ ở mảng bám trên lưỡi lan tới răng, gây sâu răng.
Bố mẹ nên hướng bé nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sâu răng bằng các câu chuyện, trò chơi khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên thú vị, bé mong chờ thực hiện mỗi ngày.
Chọn cho bé bàn chải có lông chải phù hợp, bàn chải có hình thù, họa tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu cùng với một loại kem đánh răng cho trẻ, giàu thành phần flour, có mùi thơm và không gây cay khi đánh răng.
Bé 4 tuổi đã có thể dùng tăm chỉ nha khoa được, bố mẹ hãy hướng dẫn bé dùng chỉ nha khoa để vệ sinh các khe, kẽ răng giúp làm sạch thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn, việc này giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Cho bé dùng nước súc miệng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng và chống hôi miệng.
Tham khảo: Thông tin về 7 xịt chống sâu răng cho bé hot nhất hiện nay
2. Lưu ý trong ăn uống giúp bé ngừa sâu răng
Đối với các bé nhỏ tuổi thì việc kiểm soát ăn uống để ngăn ngừa sâu răng là cực kỳ cần thiết. Phần lớn nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là do thói quen ăn bánh kẹo, đồ ngọt mà bé yêu thích.
Bố mẹ cần hạn chế cho bé ăn nhiều các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhiều đường bởi chúng không chỉ có thể ảnh hưởng đến men răng của bé mà những đồ ăn này cũng không hề tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ nhiều, chúng dễ khiến bé bị béo phì và nhiều bệnh lý khác.
Bên cạnh đó, việc bổ sung những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của răng cũng là việc cần ưu tiên. Răng của bé đang trong độ tuổi phát triển, nếu muốn một hàm răng vĩnh viễn có men răng khỏe mạnh, ngay từ khi bé còn răng sữa, bố mẹ hãy tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, photpho, magie, vitamin A, C…
Qua những chia sẻ trên đây, đội ngũ chuyên gia của Nha khoa Thúy Đức muốn nhấn mạnh rằng các bậc phụ huynh không nên chủ quan trước tình trạng sâu răng của các bé nhỏ vì nghĩ rằng đó mới là răng sữa. Bố mẹ cần cho bé đi khám nha khoa ngay khi răng sữa có dấu hiệu bị sâu để xử lý kịp thời, tránh để tình trạng sâu răng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bé.