Bạn đang bị nhiệt miệng và cảm thấy khó chịu? Bạn muốn tìm một loại nước uống vừa giúp thanh nhiệt cơ thể, vừa làm dịu các vết loét? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và gợi ý những loại nước uống top đầu cho người bị nhiệt miệng nhé.
Mục lục
- Nhiệt miệng uống nước nhân trần
- Nhiệt miệng uống nước rau má
- Nhiệt miệng uống nước rau diếp cá
- Nhiệt miệng uống bột sắn dây
- Nhiệt miệng uống nước đậu đen rang
- Nhiệt miệng uống nước la hán quả
- Nhiệt miệng uống trà lá dứa
- Nhiệt miệng uống nước gạo lứt rang
- Nhiệt miệng uống trà sâm bí đao
- Nhiệt miệng uống nước nha đam
- Nhiệt miệng uốn trà atiso
- Một số loại nước thanh nhiệt khác bạn có thể tham khảo
Nhiệt miệng uống nước nhân trần
Cách làm nước nhân trần:
Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm nhân trần tươi hoặc khô, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun sôi với nước. Sau đó, để nguội và thưởng thức. Vị đắng nhẹ của nhân trần sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều
Lưu ý: Không nên uống quá nhiều nhân trần hàng ngày. Do nhân trần có tác dụng lợi tiểu, có khả năng đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài, tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn dễ mất nước và mệt mỏi.
Có thể bạn muốn biết: Phân biệt nhiệt miệng với các dạng loét khác
Nhiệt miệng uống nước rau má
Nguyên liệu:
- Rau má tươi: 500g
- Đường (tuỳ theo khẩu vị)
- Nước lọc: 1 lít
Cách làm:
- Nhặt bỏ lá úa, rễ, rửa sạch rau má với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho rau má vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước lọc. Xay nhuyễn hỗn hợp.
- Lọc: Dùng rây lọc để lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã.
- Pha chế: Cho nước cốt rau má vào bình, thêm đường vừa miệng và khuấy đều. Cho đá vào và thưởng thức.
Lưu ý khi uống nước rau má:
- Mặc dù rau má có nhiều lợi ích nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
- Nên hạn chế uống nước rau má vì có thể làm giảm huyết áp.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bị lạnh bụng nên hạn chế sử dụng. - Nên bảo quản nước rau má trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong ngày.
Đọc theme: Thường xuyên thấy nhiệt miệng – có thể là dấu hiệu các bệnh sau
Nhiệt miệng uống nước rau diếp cá
Rau diếp cá không chỉ là một loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc quý giá, đặc biệt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Nguyên liệu:
- Rau diếp cá tươi: 500g
- Đường (tuỳ thích)
- Nước lọc: 1 lít
Cách làm:
- Nhặt bỏ lá úa, rễ, rửa sạch rau diếp cá với nước muối loãng. Ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho rau diếp cá vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước lọc. Xay nhuyễn hỗn hợp.
- Dùng rây lọc để lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã.
- Cho nước cốt rau diếp cá vào bình, thêm đường vừa miệng và khuấy đều. Cho đá vào và thưởng thức.
Lưu ý khi uống nước rau diếp cá:
- Mặc dù rau diếp cá rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
- Người huyết áp thấp: Nên hạn chế uống nước rau diếp cá vì có thể làm giảm huyết áp.
- Người bị lạnh bụng: Nên hạn chế sử dụng.
Nên bảo quản nước rau diếp cá trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong ngày.
Xem thêm: Những cách cải thiện nhiệt miệng khác từ rau diếp cá
Nhiệt miệng uống bột sắn dây
Bột sắn dây có công dụng thanh nhiệt vì nó có tính mát, giúp làm mát cơ thể và giải độc. Theo Đông y, bột sắn dây còn có thể chữa sốt, cảm nóng, khát nước và ban sởi. Ngoài ra, bột sắn dây còn giúp giảm mụn, làm đẹp da và hỗ trợ tiêu hóa.
Cách pha nước bột sắn dây đúng cách:
Nguyên liệu:
- 1 muỗng canh bột sắn dây
- 1 ly nước sôi
- 1 muỗng canh nước cốt chanh (không bắt buộc)
- Đường (tùy khẩu vị)
Cách pha:
- Cho bột sắn dây vào ly thủy tinh.
- Đổ nước sôi vào từ từ, vừa đổ vừa khuấy đều để bột không bị vón cục và chín đều.
- Thêm nước cốt chanh và đường nếu muốn, khuấy đều là có thể thưởng thức ngay.
Lưu ý khi uống bột sắn dây:
- Không nên uống quá 1 ly mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.
- Nên uống chín: Pha bột sắn dây với nước sôi để đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề về tiêu hóa.
- Không nên uống với quá nhiều đường: Chỉ nên thêm một chút đường để tránh tăng lượng calo không cần thiết.
- Không nên pha với mật ong: Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng có thể làm giảm hiệu quả của bột sắn dây.
Nhiệt miệng uống nước đậu đen rang
Chuẩn bị
- 100 gam đậu đen loại đậu xanh lòng
- Rây lọc, chảo
Cách thực hiện như sau
- Bước 1: Rửa sạch đậu đen, loại bỏ những hạt nổi trên mặt nước.
- Bước 2: Vớt đậu đen đợi cho ráo nước thì cho vào chảo rang nóng cho tới khi dậy mùi thơm. Lưu ý đảo đều tay, ban đầu nên rang với lửa lớn sau đó vặn lửa nhỏ lại, rang khoảng 10-15 phút. Nếu bạn muốn rang cho lần sau thì có thể rang nhiều đậu hơn, sau đó bảo quản vào các hũ thủy tinh để dùng dần.
- Bước 3: Đun sôi đậu đã rang cùng với 1 lít nước. Khi đã sôi đun thêm 5 phút sau đó tắt bếp và ủ trong 10 phút.
Bước 4: Sử dụng rây lọc, lọc lấy phần nước và nên uống khi còn ấm.
Nhiệt miệng uống nước la hán quả
La hán quả là một loại thảo mộc mọc hoang ở phía nam Trung Quốc và phía bắc Thái Lan.
La hán quả có vị ngọt thanh mát, tính lạnh, rất phù hợp để giải nhiệt cơ thể. Khi bị nhiệt miệng, việc uống nước la hán sẽ giúp làm dịu cơn khát, giảm cảm giác nóng rát trong miệng.
Trong thành phần của quả la hán chứ rất nhiều protein, vitamin, khoáng chất như kali, mangan,… và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong quả la hán có chứa đường như fructose, glucose,… nhưng với hàm lượng thấp nên không ảnh hưởng đến những người bị bệnh tiểu đường.
Cách nấu quả la hán cơ bản
Nguyên liệu:
- 1 quả la hán
- 1,5 lít nước
- 3 nhánh lá dứa (tùy chọn)
- Đường phèn (tùy khẩu vị)
Cách làm:
- Rửa sạch quả la hán, bóc vỏ và cắt thành từng lát mỏng.
- Đun sôi 1,5 lít nước, sau đó cho lát la hán quả và lá dứa vào nồi. Đun trên lửa vừa khoảng 10 phút.
- Tắt bếp, đậy nắp và ủ thêm 10 phút. Lọc bỏ xác la hán quả và lá dứa, cho ra ly và thêm đường phèn nếu muốn.
Lưu ý khi uống nước la hán:
- Chỉ nên sử dụng 1-2 quả la hán mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nước la hán không nên được sử dụng thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
- Không nên sử dụng nước la hán cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
- Những người có cơ địa lạnh hoặc mẫn cảm nên hạn chế uống nhiều nước la hán.
Nhiệt miệng uống trà lá dứa
Nếu bạn muốn giải nhiệt ngày hè, detox, thanh nhiệt, giải trừ nhiệt miệng hãy thử làm trà lá dứa nhé!
Nguyên liệu:
- 2 nhánh sả
- 2 lá dứa
- 2 lít nước lọc
Sơ chế nguyên liệu:
Sả: Rửa sạch, đập dập và cắt khúc dài khoảng 1-1,5 cm.
Lá dứa: Rửa sạch, cắt thành các đoạn nhỏ.
Nấu trà:
- Đun sôi 2 lít nước trong nồi.
- Sau khi nước sôi, cho sả và lá dứa vào nồi, tiếp tục đun trên lửa vừa khoảng 5-7 phút cho đến khi nước có màu vàng nhạt và mùi thơm lan tỏa.
- Sau khi đun xong, lọc bỏ xác sả và lá dứa, chỉ giữ lại phần nước trà.
Tìm hiểu thêm: Bị nhiệt miệng mấy ngày thì khỏi?
Nhiệt miệng uống nước gạo lứt rang
Nguyên liệu:
- Gạo lứt: 100 gram (khoảng 1/2 bát con)
- Nước: 1 lít
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
Cách làm:
- Rang gạo lứt trên chảo khô với lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi gạo chuyển màu vàng nâu, có mùi thơm đặc trưng.
- Cho gạo lứt đã rang vào nồi, đổ 1 lít nước vào. Thêm 1/2 muỗng cà phê muối.
- Đun sôi hỗn hợp trên lửa vừa.
- Hạ lửa nhỏ nhất, đun liu riu khoảng 30-40 phút cho gạo nhừ và nước có vị ngọt thanh.
- Dùng rây lọc lấy phần nước, bỏ phần xác gạo.
- Để nước gạo lứt nguội hoàn toàn trước khi uống.
Nhiệt miệng uống trà sâm bí đao
Nguyên liệu:
- Bí đao: 1,5-2kg
- La hán, táo đỏ, thục địa: mỗi loại 15-30g
- Mía: 3 khúc
- Lá dứa: 1 bó
- Đường phèn: 100g
- Muối: 1/4 tsp
- Nước: 4 lít
Cách làm:
- Rửa sạch bí đao, cắt bỏ ruột và vỏ. Cắt bí đao thành miếng vừa ăn. Các nguyên liệu khác rửa sạch, cắt nhỏ (nếu cần).
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước vào. Đun sôi, hạ lửa nhỏ, đun thêm 30-40 phút.
- Lọc bỏ bã, để nguội.
- Cho vào bình, bảo quản trong tủ lạnh.
Nhiệt miệng uống nước nha đam
Mùa hè nóng bức, một ly nước nha đam mật ong mát lạnh sẽ giúp bạn giải nhiệt tức thì. Để tự làm món đồ uống này tại nhà, bạn chỉ cần chuẩn bị 2 nhánh nha đam tươi, 50g mật ong và 1,5 lít nước lọc.
Đầu tiên, bạn gọt vỏ nha đam, cắt thành miếng vuông nhỏ, ngâm qua nước muối để loại bỏ nhớt. Sau đó, cho nha đam vào nồi nước sôi trong khoảng 3 phút. Cuối cùng, bạn cho mật ong vào khuấy đều và thưởng thức. Vị ngọt thanh của nha đam kết hợp với vị thơm của mật ong sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời.
Nhiệt miệng uốn trà atiso
Nguyên liệu:
- 15-20g bông atiso khô
- 1,5-2 lít nước
- Đường phèn (tùy thích)
Cách làm:
- Rửa sạch bông atiso.
- Cho atiso vào ấm, đổ nước vào, đun sôi trong 15-20 phút.
- Cho đường phèn vào, khuấy đều.
- Để nguội hoặc thêm đá.
Lưu ý:
- Trà atiso đỏ có tính axit, nếu uống quá nhiều có thể gây hại cho dạ dày, dẫn đến tình trạng đau bụng hoặc khó chịu tiêu hóa. Chỉ nên uống với lượng vừa phải (khoảng 1-2 ly mỗi ngày).
- Một số nghiên cứu cho rằng atiso đỏ có thể ảnh hưởng đến hormone và gây co thắt tử cung, vì vậy, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Người huyết áp thấp nên hạn chế để tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
- Atiso đỏ có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, nếu kết hợp với thuốc lợi tiểu có thể gây mất cân bằng điện giải hoặc mất nước.
Một số loại nước thanh nhiệt khác bạn có thể tham khảo
- Nước râu ngô
- Nước lá vối
- Nước bồ công anh
- Nước bông mã đề
Ngoài việc uống nước thanh nhiệt, còn rất nhiều cách khác giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi nhiệt miệng. Bạn muốn biết thêm những mẹo nhỏ đơn giản nhưng hiệu quả? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết tiếp theo nhé! Đọc chi tiết: Bị nhiệt miệng làm gì cho nhanh khỏi?