Bọc răng sứ và niềng răng là hai phương pháp thẩm mỹ được quan tâm hàng đầu hiện nay giúp hàm răng trở nên trắng đều như ý. Tuy nhiên, một số khách hàng sau khi bọc răng sứ vẫn có nhu cầu niềng răng nhưng không biết bọc răng sứ có niềng răng được không? Tìm hiểu ngay câu trả lời đầy đủ nhất dưới đây bạn nhé.
Mục lục
Bọc răng sứ có niềng được không?
Theo các chuyên gia, sau khi bọc răng sứ vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thực hiện và mang lại hiệu quả tối đa. Sau khi bác sĩ trực tiếp thăm khám, chụp phim X-quang rõ ràng mới quyết định bọc răng sứ có chỉnh sửa được không.
Nếu bạn chỉ bọc răng sứ cho một hoặc một vài chiếc thì vẫn có thể niềng răng được. Bác sĩ sẽ gắn các mắc cài hoặc máng niềng răng lên răng sứ. Mục đích là tác động lực đồng thời lên cả răng sứ và răng thật bên trong làm chân răng dịch chuyển từng chút theo ý muốn.
Bên cạnh đó, sau khi bọc răng sứ muốn niềng răng, tình trạng răng miệng của bạn cũng phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau mới thành công:
- Phần mão sứ còn cứng cáp, không bị nứt, sứt mẻ hay lung lay
- Phần cùi răng thật phải khỏe mạnh. Điều này rất quan trọng vì như vậy mới chịu được lực siết của khí cụ niềng. Nếu cùi răng thật đã yếu, bạn vẫn cố tình muốn niềng răng thì chỉ trong thời gian ngắn, răng sứ, răng thật có nguy cơ rụng hoặc lung lay.
Nếu trường hợp bạn đã bọc sứ toàn hàm thì có thể không cần phải đi niềng răng. Vì ngay thời điểm bọc răng, bác sĩ đã tính toán đặt vị trí các răng sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai tốt nhất. Ngoài ra, khi làm cầu răng sứ bạn cũng không thể niềng răng được vì răng đã được cố định chắc chắn trong xương hàm.
Trường hợp nào bọc sứ mà vẫn niềng được?
Muốn xác định có thể bọc răng sứ cả hàm hay không thì cần sự thăm khám cụ thể của bác sĩ. Thông thường, việc xác định sau khi bọc răng sứ có niềng được không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Mô răng còn lại có nhiều không
Bọc răng sứ đồng nghĩa bạn sẽ cần mài đi một tỷ lệ nhỏ với cùi răng thật. Trường hợp răng còn lại sau mài vẫn còn nhiều thì cơ hội để niềng răng sẽ cao hơn. Vì khi niềng răng, bác sĩ cần gắn mắc cài lên từng chiếc răng sứ hoặc sử dụng khay niềng. Thông qua lực siết các răng giúp chúng dịch chuyển chuẩn với khung hàm. Cũng bởi truyền lực qua răng sứ khác với răng thật nên sẽ bị giới hạn di chuyển. Trong quá trình kéo răng, răng sứ có thể bị bật ra. Thậm chí sau khi niềng, bạn phải lại toàn bộ răng sứ đã làm trước đó. Vậy nên việc đánh giá lượng mô răng còn lại là rất quan trọng.
– Răng sứ có làm kín khít đúng tiêu chuẩn hay không
Trong quá trình niềng răng, nếu răng sứ trước đó không được dán khít hoặc dính đủ tốt thì dễ bị bật ra. Bên cạnh đó, răng kín khít cũng đảm bảo cho mô răng thật ở phía trong đủ chắc khỏe sau khi kết thúc chỉnh nha. Muốn đánh giá độ kín khít của răng sứ, bác sĩ sẽ dùng cây thăm khám, rà vùng chân răng sứ xem có liên tục hay không. Nếu thấy khe hở, vùng bị sâu răng, bạn có thể cần làm lại chiếc răng sứ tốt hơn mới bắt đầu niềng răng được.
– Các răng có bị cứng khớp hay không
Trước khi thực hiện, bác sĩ cũng sẽ đánh giá chất lượng của răng xem răng đã lấy tủy hay chưa. Việc lấy tủy cũng là một trong những khó khăn khi niềng răng. Vì sau khi lấy tủy, răng không còn độ rắn chắc để sử dụng các khí cụ. Có trường hợp đã lấy tủy ở nhiều răng, răng bị mài cụt thì việc niềng răng khó thành công hơn.
– Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch
Trong trường hợp răng bị hô, móm nặng phải kéo răng với quãng dài, bác sĩ cần xem xét có thực hiện được không. Để sau khi điều trị, bạn có được chân răng khỏe mạnh trong xương hàm mà không bị tiêu chân hay bật chân răng ra khỏi xương.
Khi nào nên niềng răng, khi nào nên bọc răng sứ?
Để tránh việc phải đi thẩm mỹ răng nhiều lần mất thời gian và tiền bạc, bạn nên tìm hiểu rõ những trường hợp nào nên niềng răng, trường hợp nào nên bọc răng sứ.
Khi nào nên niềng răng?
– Răng hô
Răng hô hay răng vẩu là tình trạng xương, răng hoặc cả hai khớp hàm trên đều nhô về phía trước so với răng hàm dưới. Điều này gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Răng hô cũng được chia thành nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Bạn cần đến thăm khám cụ thể tại nha khoa uy tín. Sau đó bác sĩ sẽ xác định xem bạn nên điều trị bằng phương pháp niềng răng nào là phù hợp nhất.
– Răng móm
Răng móm hay còn gọi “khớp cắn ngược” cũng là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Khớp cắn chuẩn của người thường hàm trên sẽ che phủ 1/3 răng hàm dưới. Nhưng với người bị móm thì răng hàm trên nằm thụt vào trong so với răng hàm dưới.
– Răng khấp khểnh, chen chúc
Răng khấp khểnh, chen chúc thường không nằm đúng trên cung hàm mà có xu hướng mọc xiên lệch theo đủ các hướng khác nhau. Nó khiến cho bạn gặp phải rất nhiều phiền toán. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn gây khó khăn cho vấn đề vệ sinh hàng hàng.
– Răng sai khớp cắn
Răng sai khớp cắn thường được chia thành nhiều tình trạng khác nhau như khớp cắn ngược, khớp cắn hở, khớp cắn sâu, khớp cắn đối đỉnh,… Việc sai lệch khớp cắn làm bạn mất tự nhiên khi giao tiếp, giảm khả năng ăn nhai cũng như phát âm không được “tròn vành rõ chữ”.
– Kéo khoảng mất răng
Niềng răng cũng có thể giúp bạn thay thế những răng đã mất bằng răng thật. Ví dụ như kéo răng khôn thay cho vị trí của răng hàm số 7 nếu lỡ may răng số 7 không thể giữ lại.
– Răng thưa
Răng thưa là tình trạng các răng mọc xa nhau, không khít sát trên cung hàm. Khuyết điểm ày cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và liên quan trực tiếp đến việc ăn nhai.
Niềng răng sẽ can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương và răng nhờ khí cụ chuyên dụng. Phương pháp này được thực hiện nhằm đưa các răng về đúng vị trí, khớp cắn chuẩn, hỗ trợ cho hoạt động nghiền nát thức ăn, giúp khuôn mặt hài hòa, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Khi nào nên bọc răng sứ?
– Răng sâu nặng
Trường hợp răng sâu quá lớn, đã lấy tủy mà phương pháp trám răng thông thường không có tác dụng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng chân răng. Nếu chân răng vẫn vững chắc có thể chọn bọc răng sứ để ngăn chặn tình trạng sâu răng. Phần răng sứ bọc bên ngoài vừa bảo vệ cùi răng thật, tránh tác động bên ngoài, vừa ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn một cách triệt để.
– Răng hư, răng chữa tủy
Răng hư, răng đã chết tủy thường giòn và dễ gãy do không được tiếp thêm chất dinh dưỡng. Bọc răng sứ lúc này chính là cách bảo vệ răng thật tốt nhất.
– Răng không đều
Với trường hợp răng mọc không đều, mọc nghiêng, mọc lệch ở mức độ nhẹ, bọc răng sứ sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng trắng đều đẹp, thẩm mỹ nhất.
– Răng hô, móm
Trường hợp răng bị hô, móm ở mức độ nhẹ, nguyên nhân xuất phát từ răng chứ không phải do xương hàm thì bọc sứ cho răng hô, móm có thể giải quyết tốt tình trạng trên.
– Răng thưa, hở kẽ
Nếu răng của bạn thưa, hở kẽ mức độ nhẹ thì cũng không cần quá lo lắng khi đã có công nghệ bọc răng sứ mới nhất. Nó giúp che đi các kẽ hở giữa các răng, không gây trở ngại trong vấn đề ăn uống, thẩm mỹ.
– Răng ố vàng, nhiễm màu nặng
Nghiện thuốc lá, rượu, bia, café, trà, ăn uống nhiều thực phẩm chứa màu đậm, không chú ý vệ sinh răng miệng, răng bị nhiễm màu tetracyclin do sử dụng thuốc kháng sinh khiến răng bị nhiễm màu nặng. Với trường hợp ở trên, tẩy trắng răng không cho tác dụng tuyệt đối mà chỉ có thể thay thế bằng phương pháp bọc răng sứ.
Đọc thêm: Có thể tẩy trắng cho răng sứ được không?
Phương pháp niềng răng phù hợp nhất sau khi làm răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, nhiều người băn khoăn không biết đâu là phương pháp niềng răng mang lại hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, niềng răng được chia làm 2 nhóm chính: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign.
– Niềng răng mắc cài: Sử dụng mắc cài bằng chất liệu kim loại hoặc sứ, pha lê gắn lên bề mặt răng kết hợp với khí cụ khác tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
– Niềng răng trong suốt Invisalign: Sử dụng chuỗi khay niềng trong suốt được thiết kế cho từng cá nhân dựa theo dấu hàm của từng người và dùng ở từng giai đoạn khác nhau khi chỉnh nha. Các khay niềng đánh số thứ tự từ 1 cho đến khay cuối cùng. Thông thường, một người cần khoảng 20- 48 khay khác nhau. Đặc biệt, bạn có thể tháo khay niềng dễ dàng trước khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
Như vậy bạn có thể thấy, niềng răng mắc cài phức tạp hơn so với niềng răng trong suốt cả về cấu tạo lẫn quá trình chăm sóc. Theo các chuyên gia, nếu đã bọc răng sứ bạn nên chọn phương pháp niềng răng trong suốt là thích hợp hơn cả.
Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng khay niềng ôm sát khít vào từng chiếc răng, việc tháo lắp cũng dễ dàng, bề mặt khay nhẵn mịn nên không gây xước, hư hại răng sứ. Ngoài ra, khay niềng còn giúp cả răng sứ và cùi răng thật dịch chuyển dễ dàng hơn. Răng sứ không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn bền đẹp sau quá trình niềng. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được việc phải tháo hay lắp lại răng sứ về sau.
Còn nếu sử dụng niềng răng mắc cài, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như: mắc cài làm xước bề mặt răng sứ, lực siết của mắc cài quá mạnh dễ khiến mão răng bung ra. Bên cạnh đó, nguy cơ phải làm lại răng sứ sau khi niềng tương đối cao, dễ gây tốn kém. Vì vậy, để an toàn và tiết kiệm thì niềng răng Invisalign vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất.
Những điều cần lưu ý khi niềng răng bọc răng sứ
Muốn quá trình niềng răng sau khi bọc răng sứ diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây:
– Trước tiên, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng. Sau đó nghe bác sĩ tư vấn xem trường hợp của mình sau khi bọc răng sứ có niềng răng được không.
– Sau khi niềng răng, bạn chú ý vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Chải răng đều đặn 2-3 lần/ngày với đầu bàn chải mềm, kem đánh răng chứa Florua. Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn còn sót lại.
– Bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột hay các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi,… nhằm làm giảm sự tác động đến men răng.
– Bạn không nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa yếu tố sẫm màu như café, rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng dễ làm xỉn men răng.
– Bạn không nên ăn các đồ quá cứng, dai vì đều làm tổn hại đến men răng.
– Nên áp dụng chế độ ăn uống chứa nhiều vitamin, chất xơ từ rau củ quả, protein từ thịt, cá,… để gia tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây hại, phòng ngừa sâu răng từ bên trong.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ