Bị chảy máu chân răng thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Trước tiên bạn tìm cách chữa chảy máu chân răng tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ dưới đây. Nếu không thuyên giảm hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị ngay nhé.
Mục lục
1/ Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì?
Nhiều người bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa nhưng thường bỏ qua vì cho rằng điều này rất bình thường. Tuy nhiên các bác sĩ nhận định, chảy máu chân răng thường xuyên là dấu hiệu cho thấy nướu răng của bạn đang gặp vấn đề.
– Viêm lợi
Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng, viêm, tổn thương dẫn đến chảy máu. Nguyên nhân chính do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, không loại bỏ được hết thức ăn thừa, cao răng bám quanh chân răng. Mặt răng tích tụ nhiều cặn thức ăn, không được đi định kỳ sẽ càng gây viêm lợi chảy máu.
– Sâu răng
Sâu răng thường xuất hiện ở phần kẽ răng khi bàn chải khó tiếp cận, lâu ngày làm thức ăn đọng lại. Ở vị trí này dễ bị viêm lợi, nhiễm trùng chân răng gây chảy máu lợi. Người bị sâu răng thường có xu hướng tránh nhai ở bên sâu răng do gây đau, ê buốt. Nhưng việc này càng mảng bám cao răng tích tụ nhiều hơn gây chảy máu.
– Thiếu vitamin C, K
Vitamin C, K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể. Nếu bạn bị thiếu hụt chất này lúc bị thương dễ chảy máu và khó ngừng hơn. Người bị thiếu hụt vitamin C, K có thể do dùng kháng sinh dài ngày làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn kém thiếu hụt vitamin C, K tự sinh.
– Thay đổi nội tiết tố
Tùy vào từng giai đoạn khác nhau, hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi thất thường. Điển hình là tuổi dậy thì, khi mang thai hay giai đoạn mãn kinh. Hoặc bạn sử dụng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố khác cũng gây ra tình trạng tương tự.
– Bệnh lý về gan
Gan vẫn được biết tới là cơ quan nội tạng lớn có chức năng đông máu rất quan trọng. Nếu bị mắc bệnh gan hoặc nghiện bia rượu quá mức sẽ làm suy giảm chức năng gan. Từ đó chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn.
– Bệnh tiểu đường
Bị viêm lợi, chảy máu chân răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Nếu thấy tình trạng diễn ra thường xuyên, bạn cần đi khám ngay để sớm phát hiện bệnh này và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.
– Các bệnh ung thư
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, đa u tủy. Ngoài ra, một số người bị chảy máu chân răng do điều trị xạ trị ung thư, HIV,…
Xem thêm: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?
2/ Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà
Dùng gạc để cầm máu
Nếu thấy hiện tượng bị chảy máu chân răng, bạn dùng ngay một miếng gạc ẩm, sạch. Sau đó áp lên vùng nướu tổn thương. Điều này ngăn máu chảy nhiều hơn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Khi tình trạng đã tốt lên, bạn súc miệng sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước muối ấm.
Còn trường hợp bạn có bệnh lý về đông máu, miễn dịch yếu và thấy máu vẫn chưa ngừng thì cần đến gặp bác sĩ để xử lý.
Chườm lạnh
Chườm lạnh bằng đá được đánh giá rất tốt giúp xoa dịu cảm giác đau nhức hoặc chảy máu chân răng hiệu quả. Hơi lạnh sẽ thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn, làm tê liệt tạm thời khu vực được chườm. Nhờ đó bạn cảm thấy dễ chịu, hạn chế tình trạng bị sưng đau.
Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn dùng vài viên đá vào tấm khăn sạch. Sau đó chườm phía ngoài vùng da có răng đang bị chảy máu, sưng đau. Thực hiện khoảng 5- 10 phút đến khi cầm máu.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng chuyên dụng có chứa thành phần như Chlorohexidine hoặc Hydrogen peroxide vừa làm sạch kháng khuẩn, vừa ngăn ngừa chảy máu răng hiệu quả. Trong thời điểm nhạy cảm này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem sử dụng loại nào phù hợp nhất. Đồng thời sử dụng đúng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả chăm sóc răng miệng.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm cũng là thói quen chăm sóc răng miệng mà nhiều người đang áp dụng. Chúng có thể kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám trong khoang miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, cảm giác sưng đau, chảy máu cũng nhanh chóng thuyên giảm.
Bạn nên súc miệng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm khoảng 2- 3 lần/ngày. Sau đó súc lại lần nữa bằng nước sạch.
Sử dụng một số mẹo dân gian
Từ xưa cha ông đã biết sử dụng một số nguyên liệu quen thuộc để chữa chảy máu chân răng hiệu quả. Ví dụ như dùng lá ổi, trà xanh, mật ong,…
– Trà xanh
Trong trà xanh có chứa hợp chất tanin rất dồi dào. Nhờ đó giúp chống viêm, kháng khuẩn, xoa dịu các triệu chứng đau nhức, hạn chế chảy máu chân răng và giữ cho khoang miệng thơm tho, sạch sẽ. Tùy vào điều kiện, bạn có thể thực hiện theo hai cách.
- Cách 1: Bạn pha trà xanh với nước ấm để súc miệng hằng ngày.
- Cách 2: Sau khi uống trà xanh xong, bạn giữ phần túi lọc rồi đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị sưng viêm, chảy máu.
– Trà xanh kết hợp mật ong
Trà xanh khi kết hợp với mật ong sẽ tăng hiệu quả tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương ở răng nướu nhanh chóng.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha nước trà xanh với 2 thìa café mật ong. Sau đó dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc súc miệng trong 2- 3 phút. Cuối cùng vẫn thực hiện các bước đánh răng như bình thường. Bạn áp dụng mẹo này 2 lần/ngày vào sáng và tối.
– Lá ổi
Tương tự như trà xanh, lá ổi cũng chứa thành phần tanin với đặc tính chống oxy hóa cao giúp kháng khuẩn, chống viêm, chảy máu chân răng.
Bạn lấy một vài lá ổi rồi rửa sạch. Sau đó nhai kỹ và bỏ đi phần bã. Cuối cùng thì súc miệng lại với nước ấm. Hoặc bạn giã nát lá ổi và đắp lên vùng răng bị trầy xước cũng giúp cầm máu tốt hơn.
– Nha đam
Nha đam nổi bật với khả năng sát khuẩn, kháng viêm có thể làm giảm triệu chứng sưng đau, chảy máu chân răng hiệu quả.
Nếu bị chảy máu chân răng, bạn dùng 1 ít gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng răng bị tổn thương. Để khoảng 5- 10 phút. Sau đó súc miệng lại sạch sẽ bằng nước ấm.
Bổ sung vitamin C và K
Thiếu vitamin C, K cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn. Bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin trong chế độ ăn hằng ngày.
- Những thực phẩm giàu vitamin C gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, ổi, xoài, dâu tây, bắp cải, bông cải xanh,…
- Những thực phẩm giàu vitamin K gồm: cà rốt, dưa chuột, rau cần tây, cải bó xôi, mùi tây, măng tây,…
Có thể bạn quan tâm: Chân răng nổi cục trắng là bị làm sao?
Sử dụng một số bài thuốc Đông y
Theo Đông y, chảy máu chân răng là do hỏa nhiệt quá thịnh hoặc do khí không đủ nên các thầy thuốc sẽ xem xét tình trạng nướu răng cùng dấu hiệu kèm theo, mạch, lưỡi để quyết định biện pháp khắc phục.
Dưới đây là một số bài thuốc thảo dược thích hợp làm nước súc miệng chữa chảy máu chân răng:
- Bài thuốc 1: Dùng 12g địa cẩm thảo, 15g vỏ rễ cây sói rừng, 15g rễ cây địa hoàng
- Bài thuốc 2: Dùng 30g cỏ tháp bút, 60g cỏ nhọ nồi
- Bài thuốc 3: Dùng 30g bổ cốt chỉ
- Bài thuốc 4: Dùng 30g thạch cao, 15g ngũ bột tử, 15g hoàng bá, 6g keo cao
- Bài thuốc 5: Dùng 15g kim ngân hoa, 15g rễ cam thảo
- Bài thuốc 6: Dùng 3g tế tân, 20g hạt tiêu xuyên, 10g thăng ma
Bạn đun mỗi bài thuốc với 500ml nước trong 20 phút. Sau đó lấy dung dịch để súc miệng hằng ngày.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ giúp bạn phòng ngừa được chảy máu chân răng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khi thực hiện, bạn chú ý những điều sau:
– Đánh răng
Đầu tiên hãy chọn bàn chải đánh răng lông mềm, nhỏ để đi sâu được vào các kẽ răng. Sau khoảng 2- 3 tháng thì nên thay bàn chải một lần. Sau khi đã có bàn chải, tiếp theo là tìm loại kem đánh răng chứa Fluoride giúp làm sạch, ngăn ngừa sâu răng.
Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, mỗi lần đánh trong khoảng 2 – 3 phút. Chải răng nhẹ nhàng cả mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai và nhớ làm sạch cả lưỡi.
Xem thêm: Sốt xuất huyết có nên đánh răng không?
– Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa ngày càng được nhiều người sử dụng với khả năng loại bỏ thức ăn thừa bị mắc ở kẽ răng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Bạn dùng đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm, cuộn vòng quanh 2 ngón tay giữa và kéo căng tạo khoảng 4cm. Sau đó dùng đoạn chỉ đặt vào trong kẽ răng, di chuyển lên xuống để loại bỏ vụn thức ăn. Bạn thực hiện đến khi làm sạch toàn bộ răng miệng.
Lưu ý dùng hay ngón tay để uốn chỉ nha khoa theo hướng mong muốn, không nên đè quá mạnh vì dễ cọ xát làm tổn thương nướu.
– Nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng là công đoạn cuối cùng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám. Bạn nên tìm sản phẩm không chứa alcohol. Đầu tiên hãy lấy một lượng nước súc miệng vừa đủ. Sau đó ngậm trong khoang miệng từ 20- 30s. Thời gian này đủ giúp nước súc miệng tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó nhổ hết nước súc miệng và làm sạch lại khoang miệng. Lưu ý không nên ăn sau khi súc miệng khoảng nửa giờ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng. Để hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng tại nhà, bạn cần lên thực đơn đầy đủ các chất bổ dưỡng sau:
– Thực phẩm chứa protein (chất đạm)
Protein đóng vai trò quan trọng hình thành xương hàm trên, hàm dưới, mô quanh răng, khung của men và ngà răng. Chất dinh dưỡng này có nhiều nhất trong các loại thực phẩm như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua, gạo, mì, lạc,…
– Thực phẩm chứa canxi
Canxi chiếm khoảng 1,5- 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng. Răng và xương hàm cấu tạo chủ yếu từ canxi. Vậy nên để bảo vệ răng miệng hiệu quả, bạn chú ý thực phẩm gồm: rau họ cải (cải thìa, cải xanh, cải chip), rau chân vịt, súp lơ xanh, cá, trứng, cua, tôm, nghêu, sữa, phô mai,…
– Thực phẩm chứa vitamin
- Vitamin A có trong: cà rốt, đu đủ, gấc, ngũ cốc, rau xanh,…
- Vitamin D có trong: gan, cá hồi, cá thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng, thịt lợn, sữa chua,…
- Vitamin B1 có trong: thịt lợn, thịt gà, trứng vịt, đỗ xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt,..
- Vitamin B2 (riboflavin) có trong: động vật, sữa, các loại rau, đậu,…
- Vitamin B3 (nicacin) có trong: thịt, cá, gia cầm, các loại hạt, trứng,…
- Vitamin B6 (pyridoxin) có trong: thận lợn, gan, sữa, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, cá, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, đậu nành, đậu hạt, lạc, cà rốt, cải bắp, súp lơ, chuối, dưa hấu,…
– Thực phẩm chứa flour
Four có tác dụng ngấm vào men răng giúp hàm răng trở nên cứng chắc hơn, ngăn cản sự phá hủy axit trong thức ăn. Các thực phẩm giàu flour bao gồm: cá, sữa tươi, trứng, gan,…
– Thực phẩm chức lipid (chất béo)
Chất béo có nhiều trong dầu thực vật, mỡ lợn, bơ, cá, phomat, socola, lòng đỏ trứng. Lipid đóng vai trò cung cấp năng lượng và rất cần cho cấu trúc màng tế bào, giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thu vitamin A, E, K,…
Giảm bớt căng thẳng
Các nhà khoa học đã chứng minh, khi bạn lo lắng và căng thẳng kéo dài thì hệ miễn dịch suy yếu rõ rệt. Từ đó cũng dễ làm cho chân răng bị chảy máu. Lời khuyên ở đây là bạn nên sắp xếp, điều tiết lại lượng công việc, dành chút thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Loại bỏ những thói quen xấu
Một số thói quen xấu làm cho tình trạng chảy máu chân răng nhiều hơn. Ví dụ như dùng tăm xỉa răng, hút thuốc lá, dùng bàn chải lông cứng, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, ăn nhiều thức ăn cay, nóng hoặc cứng gây tổn thương lợi,… Nếu đang có những thói quen không tốt này, hãy cải thiện ngay giúp sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn.
3/ Chảy máu chân răng khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhiều người băn khoăn không biết chảy máu chân răng khi nào cần gặp bác sĩ. Nếu bạn thấy chân răng bị chảy máu diễn ra dai dẳng, thường xuyên mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm. Đi kèm với đó là dấu hiệu bị sưng tấy, đau nhức dữ dội, nóng sốt,… Lúc này, bạn cần tìm đến nha khoa uy tín để được khám chữa hiệu quả.
Mọi người tuyệt đối không được chủ quan bởi tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý. Nếu càng để lâu thì bệnh càng nghiêm trọng, thậm chí có thể mất răng, điều trị phức tạp và tốn chi phí.
Sau khi đã được thăm khám cẩn thận, tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
– Chảy máu chân răng do viêm nướu ở giai đoạn nhẹ: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Khi đó vi khuẩn sẽ không còn môi trường để trú ngụ, nướu răng dần khỏe mạnh và tình trạng chảy máu cũng chấm dứt.
– Chảy máy chân răng và viêm nướu đã tiến triển sang giai đoạn nặng viêm nha chu: Bác sĩ thực hiện các thao tác điều trị kết hợp như cạo vôi, nạo túi mủ, làm sạch gốc răng, ghép thêm vạt lợi (nếu cần) để nướu răng nhanh hồi phục săn chắc.
– Răng bị sâu hỏng, chấn thương dẫn đến chảy máu chân răng: Tùy theo tình trạng, mức độ tổn thương có ảnh hưởng đến tủy hay không, bác sĩ sẽ chọn điều trị bằng cách trám răng, chữa tủy, bọc sứ.
Việc tìm kiếm một nha khoa uy tín để điều trị chảy máu chân răng cũng rất quan trọng. Nha khoa Thúy Đức đã trải qua hơn 18 năm thành lập và phát triển với xuất phát điểm là bác sĩ Phạm Văn Việt – Nguyên trưởng khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
Từ đó đến nay, chất lượng chuyên môn vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Các bác sĩ điều trị chảy máu chân răng có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều năm và đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật đời mới, công nghệ máy móc hiện đại tiên tiến hỗ trợ quá trình điều trị nha chu được hiệu quả nhất.
Để đặt lịch khám tại nha khoa Thúy Đức, Quý khách vui lòng gọi số HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây ĐĂNG KÝ
NHA KHOA THÚY ĐỨC – BÁC SĨ ĐỨC AAO
Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật