Tụt lợi là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Khi bị tụt lợi chân răng sẽ bị lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ và khiến người bị tụt lợi cảm thấy khó chịu, ê buốt chân răng. Điều này để lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Vậy tình trạng tụt lợi do nguyên nhân nào? Tụt lợi có thể tự khỏi được không? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Mục lục
Thế nào là tình trạng tụt lợi?
Tụt lợi hay còn có tên gọi khác là tụt nướu. Biểu hiện của tụt lợi là phần nướu bao quanh chân răng có xu hướng dịch chuyển dần xuống phía cuống răng. Lợi bị co dần lên trên làm cho phần thân răng bị lộ ngày càng rõ ra bên ngoài. Lúc này giữa hai chân răng sẽ xuất hiện kẽ hở, chân răng trở nên dài hơn bình thường. Tình trạng tụt lợi sẽ đi kèm với các triệu chứng gây khó chịu như lợi bị sưng đỏ, chảy máu chân răng kèm hôi miệng, răng bị lung lay,…
Nguyên nhân dẫn tới tụt lợi là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tụt lợi, dưới đây là những nguyên nhân chính:
Nguyên nhân do bệnh lý răng miệng
Khi bạn ăn uống không vệ sinh kỹ, các mạnh vụn thức ăn sẽ bị mắc kẹt trong kẽ răng. Thời gian lâu dần sẽ hình thành nên mảng bám quanh chân răng, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Từ đó dẫn tới tình trạng sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm lợi và nguy cơ bị tụt lợi rất lớn.
Nguyên nhân do sinh lý
- Tuổi tác càng cao thì hệ miễn dịch càng bị suy giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bị tụt lợi.
- Ở đối tượng phụ nữ, quá trình thay đổi nội tiết tố diễn ra khi mang thai, trong giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh có thể làm cho lợi bị nhạy cảm, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và làm cho lợi bị tụt.
Các nguyên nhân khác
- Sử dụng bàn chải không thích hợp, đánh răng không đúng cách, dùng lực đánh răng quá mạnh là một trong những nguyên nhân làm cho nướu bị tổn thương, dẫn tới tụt lợi.
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh viêm nướu Scorbut và tụt lợi chính là một trong những biến chứng nguy hiểm mà Scorbut gây ra.
- Các thói quen xấu: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tụt lợi. Trong thuốc lá có các chất khiến hệ miễn dịch bị suy giảm như Monoxide Carbon, Nicotine, Acid Cyanhydric. Khi hệ miễn dịch không còn khỏe mạnh, người hút thuốc lá sẽ rất dễ bị mắc các bệnh răng miệng trong đó có tụt lợi.
Đọc thêm: Lợi chân răng bị trắng là bị làm sao?
Các triệu chứng khi bị tụt lợi
Khi bị tụt lợi bạn sẽ bắt gặp các triệu chứng như sau:
- Bị đau nhức hoặc khó chịu ở vùng lợi, khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa rất dễ bị chảy máu chân răng.
- Ở phần nướu lợi gần chân răng sẽ xuất hiện các khe hở, chân răng lộ ra nhiều, lợi bị sưng đỏ là các triệu chứng thường hay gặp.
- Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh, răng và lợi sẽ bị nhạy cảm hơn, rất dễ bị ê buốt, kể cả khi ăn đồ ăn chua hoặc cay.
- Hơi thở có mùi khó chịu gây mất tự tin khi giao tiếp
Tụt lợi gây ra những ảnh hưởng gì?
Mặc dù tụt lợi không hề nguy hiểm, tuy nhiên nó để lại những hậu quả không tốt như:
- Làm mất thẩm mỹ khuôn mặt: Tụt lợi làm cho chân răng bị lộ ra ngoài, răng trở nên dài hơn, kẽ răng bị thưa làm cho nụ cười trở nên thiếu tự nhiên.
- Răng trở nên nhạy cảm hơn: Khi lợi bị co lên trên, chân răng lộ hẳn ra ngoài sẽ làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt khi ăn hoặc uống đồ ăn cay nóng, chua sẽ có cảm giác ê buốt vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó nếu tình trạng chân răng bị lộ lâu quá sẽ dẫn tới hiện tượng mòn chân răng, răng trở nên yếu đi nhanh chóng và rất dễ bị mất răng.
- Gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm: Khi lợi bị tụt, kẽ răng bị thưa ra, các mảnh vụn thức ăn thừa không được làm sạch sẽ hình thành mảng bám, gây hôi miệng, viêm lợi và nhiều bệnh lý răng miệng khác. Đặc biệt nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn.
Tụt lợi có thể tự khỏi được không?
Những người bị tụt lợi chân răng đều có suy nghĩ liệu tình trạng này có thể tự khỏi được không? Theo các bác sĩ nha khoa, tụt lợi không thể nào tự khỏi được, bởi lẽ nướu không có khả năng tự phục hồi và bồi đắp lại như lúc ban đầu.
Có thể nói mặc dù tụt lợi là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp và không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chữa trị tụt lợi kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống và mang tới nhiều hệ lụy không tốt.
Tụt lợi được điều trị như thế nào?
Đối với trường hợp tụt lợi nhẹ
Nếu lợi chỉ bị tụt nhẹ, bạn không thấy có cảm giác bị ê buốt hay đau nhức thì chỉ cần chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh răng miệng, thay đổi lại cách đánh răng, lưu ý chải nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó sử dụng thêm thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm theo chỉ định của bác sĩ là được.
Đối với trường hợp tụt lợi nặng
Khi lợi bị tụt nghiêm trọng ở nhiều răng, phần lợi bị viêm đỏ nặng, chân răng lộ ra ngày càng nhiều thì ngoài việc tới nha khoa lấy cao răng thì phẫu thuật là cách điều trị tốt nhất đối với trường hợp này. Có 3 phương pháp phẫu thuật tụt nướu với các ưu nhược điểm như sau:
- Phẫu thuật vạt tại chỗ tụt nướu, được chia nhỏ thành các phương pháp như phẫu thuật vạt trượt về phía cổ răng, vạt trượt bên, vạt nhú lợi kép, vạt xoay chếch, vạt bán nguyệt,…
- Phẫu thuật sử dụng mô ghép rời tự thân: Đây là kỹ thuật sử dụng mô ở phần khác trong miệng để cấy vào phần bị tụt nướu, được chia thành các phương pháp nhỏ như ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân,…
- Phẫu thuật sử dụng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ như dùng biểu mô không tế bào, tái sinh mô,…
Để biết phương pháp điều trị nào thích hợp cho tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ phải thăm khám cụ thể tụt lợi và các bệnh lý răng miệng khác nếu có. Nếu bạn còn gặp phải các vấn đề khác về răng miệng, cần phải điều trị lần lượt từng vấn đề sau đó chăm sóc và phục hồi dần.
Bên cạnh đó thì bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một phương pháp được sử dụng để khắc phục tụt nướu, kết hợp răng có khuyết điểm về mặt thẩm mỹ như bị nhiễm màu mà không thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng thông thường.
Tìm hiểu thêm: Cười hở lợi phải điều trị thế nào?
Cần làm gì để phòng ngừa bị tụt nướu?
Nguyên nhân gây tụt nướu phần lớn là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, không lấy cao răng thường xuyên. Đa phần những người bị tụt nướu chỉ cần làm sạch cao răng, mảng bám và sử dụng thuốc bôi điều trị là được, tuy nhiên để ngăn ngừa không bị tái phát thì cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý ngay tại nhà hàng ngày.
Đánh răng ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ
Lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu cọ mềm sẽ giúp làm sạch được nhiều vị trí răng trong miệng, đồng thời hạn chế tối đa làm tổn thương nướu. Đây là phương pháp vệ sinh răng miệng cơ bản nhất giúp loại bỏ vụn thức ăn bám vào kẽ răng gây tụt nướu.
Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng
Việc sử dụng kết hợp cả chỉ nha khoa và nước súc miệng bên cạnh đánh răng hàng ngày sẽ giúp bạn làm sạch răng một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt với những bạn bị tụt nướu thì chỉ nguyên đánh răng sẽ rất khó để làm sạch toàn bộ răng.
Đi lấy cao răng định kỳ
Chỉ nguyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ là chưa đủ, sự lắng đọng các chất trong miệng vẫn xảy ra, lâu ngày sẽ hình thành cao răng. Khi cao răng bám nhiều sẽ đẩy lợi và nướu bám vào chân răng từ đó gây ra tụt lợi. Chính vì vậy bạn cần đi lấy cao răng định ký 6 tháng/ lần và khám sức khỏe răng miệng toàn diện để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng gặp phải.
Địa chỉ điều trị tụt lợi uy tín tại Hà Nội
Để ngăn ngừa và điều trị tình trạng tụt lợi chân răng một cách an toàn và hiệu quả, các bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín ngay từ đầu. Tại Hà Nội, Nha khoa Thúy Đức là một trong những nha khoa được nhiều khách hàng tin tưởng với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các vấn đề về bệnh lý răng miệng.
Tại sao nên lựa chọn nha khoa Thúy Đức?
- Nha khoa được thành lập từ năm 2006, với kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực nha khoa, hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn mỗi năm.
- Đội ngũ bác sĩ tại Thúy Đức đều tốt nghiệp tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội. Trong đó có bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, bác sĩ Lê Vân đã có kinh nghiệm điều trị hơn 10 năm.
- Trang thiết bị máy móc hiện đại, liên tục cập nhật công nghệ mới từ nước ngoài: máy chụp X-quang Vatech Pax-i, máy CT Cone Beam,… giúp quá trình kiểm tra được chính xác nhất, từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị dễ dàng hơn.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Trên đây là những kiến thức về bệnh lý tụt lợi và cách khắc phục hiệu quả. Có thể nói vệ sinh răng miệng đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy bạn hãy học cách chăm sóc đúng cách và thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ