Hôi miệng sau sinh là một vấn đề phổ biến nhiều mẹ bỉm gặp phải khiến họ trở nên ngại ngùng trong giao tiếp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân phụ nữ sau sinh dễ bị hôi miệng và các cách khử mùi hôi miệng sau sinh đơn giản, hiệu quả. Hãy cùng đọc và khám phá nhé!
Vì sao phụ nữ sau sinh thường bị hôi miệng
Đối với mỗi người phụ nữ được trải qua giai đoạn sinh nở và có một em bé để chăm sóc là điều hạnh phúc to lớn. Bên cạnh những niềm vui, các mẹ bỉm sau sinh cũng bắt đầu phải đối diện với vô số vấn đề, tiêu biểu như thừa cân, chưa về dáng, rụng tóc , da xấu đi… Một trong những vấn đề tế nhị mà nhiều mẹ sau sinh gặp phải là tình trạng hôi miệng. Nếu bạn thắc mắc vì sao sau sinh phụ nữ thường bị hôi miệng, hãy xem xét các nguyên nhân sau đây:
Do mất cân bằng hormone nội tiết
Ngay sau khi trải qua quá trình sinh con, lượng hormone estrogen và progesterone đã nhanh chóng sụt giảm và tình trạng này có thể kéo dài trong 3 – 6 tháng. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của người phụ nữ trong đó ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng răng miệng.
Rối loạn hormone nội tiết có thể gây kích ứng nướu dẫn tới chảy máu, sưng đau, răng trở nên nhạy cảm. Chất lượng nước bọt thay đổi làm cho vi khuẩn dễ phát triển gây hôi miệng.
Do vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng là thói quen mỗi ngày của từng người. Nếu như không làm sạch răng miệng thường xuyên và đều đặn thì các vụn thức ăn thừa xót lại trên răng sẽ là miếng mồi béo bở của vi khuẩn, chúng phân hủy các thức ăn này gây ra mùi hôi miệng khó chịu.
Bởi vậy, trong thời đại ngày nay bạn hãy bỏ qua những quan niệm kiêng khem như không được đánh răng nhiều ngày sau sinh. Điều này hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Do bị bệnh lý răng miệng trong thời gian thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai nếu như mẹ bầu gặp phải các vấn đề răng miệng như cao răng, sâu răng, viêm nướu… nhưng không thể điều trị cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng.
Do một số bệnh lý khác
Hôi miệng có thể là hậu quả của một số bệnh lý như viêm amidan, trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày… Chị em sau sinh bị rối loạn nội tiết tố, tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ cũng rất dễ mắc phải các bệnh lý này.
Các cách khử mùi hôi miệng tức thời tại nhà an toàn cho mẹ bỉm
Nếu bạn là một trong các mẹ bỉm đang bối rối bởi tình trạng hôi miệng mỗi ngày thì cũng đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay một số tips khử mùi hôi miệng nhanh chóng và an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Bạn hãy tham khảo và áp dụng nhé!
Đánh răng để loại bỏ mùi hôi miệng
Đánh răng là một hoạt động vệ sinh răng miệng hằng ngày hầu như ai cũng thực hiện. Đánh răng giúp lấy đi các vụn thức ăn thừa, làm sạch mảng bám trên bề mặt răng, loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Vì thế, đánh răng là cách hữu hiệu để khử mùi hôi miệng tức thời. Bạn cũng có thể lựa chọn những loại kem đánh răng có chứa hương thơm thảo dược tự nhiên như mùi bạc hà, trà xanh… để hơi thở được thơm tho.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng chứa chất sát khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi trong miệng. Ngoài ra, nước súc miệng còn hạn chế tình trạng khô miệng là nguyên nhân gây hôi miệng, sâu răng. Các nha sĩ thường khuyên dùng nước súc miệng sau khi đánh răng, xỉa răng hoặc ngay khi bạn cảm thấy hôi miệng.
Dùng xịt thơm miệng
Xịt thơm miệng là một sản phẩm được ưa chuộng, chỉ một vài nhát xịt là bạn có thể loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Xịt thơm miệng rất tiện lợi nhưng nó chỉ giúp giảm mùi hôi miệng tạm thời, hiệu quả kéo dài không lâu.
Tham khảo: List sản phẩm xịt thơm miệng hiệu quả
Nhai kẹo cao su xylitol
Kẹo xylitol không chứa đường giúp làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi miệng nhanh chóng. Đồng thời, nhai kẹo xylitol cũng có thể loại bỏ vi khuẩn có hại, tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp tinh thần thoải mái hơn.
Ngậm giấm táo
Giấm táo chứa thành phần axit lactic có tác dụng khử mùi hôi miệng rất hiệu quả. Ngoài ra, giấm táo còn phát huy khả năng làm sạch mảng bám, nhẹ nhàng tẩy trắng răng. Mỗi khi mẹ bỉm cảm thấy hơi thở có mùi hôi, hãy pha loãng 1 thìa giấm táo với 3 thìa nước và ngậm dung dịch trong miệng 3 phút sẽ thấy mùi hôi miệng giảm ngay tức thì.
Biện pháp lâu dài để xử lý và phòng ngừa hôi miệng sau sinh hiệu quả
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Bên cạnh những giải pháp tức thời giải quyết tình trạng hôi miệng, các mẹ bỉm chắc hẳn rất cần những cách cải thiện tình trạng hôi miệng sau sinh có hiệu quả lâu dài. Sau đây là hướng dẫn chi tiết những biện pháp xử lý dứt điểm mùi hôi miệng khó chịu:
Phần lớn các trường hợp hôi miệng thường đến từ nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém. Để ngăn chặn tình trạng này, các mẹ bỉm hãy duy trì thói quen làm sạch răng miệng toàn diện với các hoạt động sau:
- Đánh răng sau khi ăn, hoặc đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Luôn dùng tăm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong các kẽ răng hoặc các góc khuất trong hàm răng.
- Súc miệng thường xuyên trong ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng sát khuẩn.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày các hành động trên không chỉ giúp giải quyết tình trạng hôi miệng mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng phát sinh.
Cách ăn uống khoa học để giảm hôi miệng sau sinh
Khoang miệng là bộ phận đầu tiên tiếp xúc trực tiếp và tiêu thụ thức ăn. Vì thế thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng. Sau đây là một số lưu ý trong ăn uống giup giảm thiểu tình trạng hôi miệng và bảo vệ răng, nướu khỏe mạnh.
- Hạn chế các thực phẩm nặng mùi, nhiều gia vị như hành, tỏi, cà ri, rượu, cà phê… bởi chúng dễ lưu lại mùi trong miệng và hơi thở.
- Ăn ít thực phẩm chứa hàm lượng đường cao hoặc giàu tinh bột, đây là các thức ăn ưa thích của vi khuẩn gây hôi miệng và sâu răng.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng dẫn tới mùi hôi.
- Uống nhiều nước để không bị khô miệng dẫn tới mùi hôi.
- Ăn thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua để giảm mùi hôi miệng đồng thời có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Uống trà hoa cúc mỗi ngày có tác dụng chống hôi miệng và thư giãn tinh thần.
Xem thêm: 10 cách trị hôi miệng từ bên trong đơn giản nhất
Điều trị dứt điểm bệnh lý nguyên nhân gây miệng
Đối với các trường hợp mẹ bỉm bị hôi miệng gây ra bởi các bệnh lý như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản, viêm amidan… cần đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa và điều trị bệnh dứt điểm. Chỉ khi điều trị khỏi các bệnh lý nguyên nhân thì tình trạng hôi miệng cũng từ đó chấm dứt.
Đọc thêm: Cách trị hôi miệng từ dạ dày
Điều trị các bệnh lý nha khoa đang găp phải.
Như đã trình bày ở trên, hôi miệng thường đi kèm với một số vấn đề răng miệng phổ biến như cao răng, sâu răng, viêm nướu. Hôi miệng kéo dài do các bệnh lý răng miệng sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như mất răng, tiêu xương hàm nếu không điều trị kịp thời.
Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo bạn hãy đi khám tổng quát răng miệng và lấy cao răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần hoặc ít nhất 6 tháng/lần để kiểm soát và điều trị sớm các vấn đề đang tồn tại.
Như vậy, sau khi đọc bài viết này bạn có thể thấy hôi miệng sau sinh không phải là vấn đề quá khó xử lý. Trước tiên các mẹ bỉm hãy xem xét tình trạng hôi miệng của mình xuất phát từ nguyên nhân nào để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn luôn thoải mái với nụ cười tự tin và hơi thở thơm mát.