Tình trạng bị sâu răng kèm theo hôi miệng là vấn đề nha khoa phổ biến bởi sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở có mùi. Vậy nếu nhổ răng sâu thì có hết hôi miệng không là một thắc mắc chung của nhiều người, hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tại sao sâu răng gây hôi miệng?
1. Vi khuẩn tích tụ
Mùi hôi miệng chính là các hợp chất sulfur có mùi khó chịu sinh ra từ phản ứng khi vi khuẩn hoạt động phân hủy thức ăn. Sâu răng thường tạo ra các lỗ rỗng trên răng khiến cho thức ăn dễ dàng tích lại vị trí đó và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn hoạt động mạnh sinh ra mùi hôi miệng.
2. Viêm tủy
Sâu răng mức độ nghiêm trọng thường dẫn đến viêm tủy và hoại tử tủy răng. Khi tủy răng bị chết bạn sẽ cảm thấy hôi miệng nặng nề hơn do tủy răng bị phân hủy. Nếu như tình trạng hôi miệng chỉ xuất phát từ nguyên nhân viêm tủy thì khả năng cao sau khi trị tủy xong, bạn sẽ hết bị hơi thở có mùi.
3. Viêm nướu
Vi khuẩn sâu răng thường lây lan tới các mô nướu sau đó chúng kết hợp với mảng bám quanh răng gây ra tình trạng viêm nướu. Viêm nướu là một trong những nguyên nhân khiến cho chứng hôi miệng trở nên tồi tệ hơn.
Tìm hiểu thêm: Có con sâu răng hay không?
Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?
Hôi miệng không phải là một bệnh lý răng miệng mà nó là triệu chứng hoặc kết quả của một vấn đề răng miệng khác hoặc là dấu hiệu cho thấy một số cơ quan trong cơ thể đang không khỏe mạnh. Sâu răng chỉ là một phần nguyên nhân gây ra hôi miệng nên không thể khẳng định sau khi nhổ bỏ răng sâu có hết hôi miệng không? Chúng ta cần xem xét các nguyên nhân khác để có phương hướng điều trị hôi miệng dứt điểm.
Chứng hôi miệng do các vấn đề về răng hoặc nướu khác
Cao răng và mảng bám là những sản phẩm của việc thức ăn thừa tích tụ lại trên bề mặt răng kết hợp với vi khuẩn, nước bọt. Mảng bám và cao răng là những môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.
Viêm nha chu cũng là một bệnh lý răng miệng phổ biến không kém bệnh sâu răng. Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng mãn tính khi các vi khuẩn có hại xâm nhập được vào các mô nha chu và hình thành các túi nha chu. Khi đó các biểu hiện của bệnh thường là sưng nướu, chảy máu nướu, tụt lợi, răng lung lay, áp xe có mủ và hôi miệng.
Mảng bám trên lưỡi hoặc nấm lưỡi cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng do nhiều vi khuẩn gây mùi trú ngụ tại đây.
Tìm hiểu thêm: Làm cho răng sâu tự rụng – có nên áp dụng không?
Chứng hôi miệng do bệnh tai mũi họng
Tai, mũi, họng là các cơ quan thông nhau, nên tình trạng hôi miệng đôi khi là một dấu hiệu của các bệnh lý tai mũi họng sau đây
Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh viêm nhiễm tại vị trí các xoang cạnh mũi tạo ra dịch nhầy tích tụ trong xoang mũi và khiến niêm mạc mũi bị sưng tấy. Khi đó người bệnh cảm thấy khó thở và thở nhiều bằng đường miệng dẫn tới khô miệng và hôi miệng. Hơn nữa, dịch mũi cũng chảy xuống họng và khoang miệng do phản ứng khịt và nuốt dịch mũi khiến khiến cho mùi hôi miệng trầm trọng hơn.
Viêm amidan hốc mủ là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng hôi miệng, do hoạt động của vi khuẩn vi rút hình thành các cục mủ và khi chúng vỡ ra sẽ gây tình trạng hôi miệng.
Viêm phế quản hay các bệnh về phổi khiến cho đờm nhầy tích tụ trong các phế nang, đờm nhầy chứa vi khuẩn gây mùi và khi ho hay thở sẽ phát ra mùi hôi.
Các bệnh lý tiêu hóa là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng dai dẳng ở nhiều người bao gồm
Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản xảy ra khi dịch dạ dày gồm axit, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Khi đó hơi thở của chúng ta thường có mùi hôi, mùi chua của dịch trào ngược. Dịch tiết trong dạ dày có tính axit cao dễ gây viêm niêm mạc thực quản và viêm họng cũng khiến tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.
Viêm loét dạ dày là bệnh lý khi các mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bệnh thường gây triệu chứng ợ hỏi, buồn nôn khiến hơi thở có mùi hôi nặng nề.
Bệnh về gan thường ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng đào thải độc tố của cơ thể nên các chất độc có mùi như nitơ urê, amoniac có thể đi tới các cơ quan khác như phổi khiến hơi thở có mùi.
Chứng hôi miệng do ăn uống các thực phẩm nặng mùi
Các loại thực phẩm có mùi nặng cũng dễ khiến hơi thở bị lưu mùi khó chịu, chúng bao gồm
- Thực phẩm có chứa nhiều lưu huỳnh: Tỏi, hành tây, hẹ, bắp cải,…
- Thực phẩm có chứa nhiều protein: Thịt đỏ, cá, trứng,…
- Thực phẩm lên men: Phô mai, sữa chua, dưa muối,…
- Đồ uống có ga: Nước ngọt có ga, bia,…
- Rượu bia: Rượu bia chứa cồn làm khô miệng và khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến hôi miệng.
- Cà phê: Cà phê có thể làm giảm tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng và hôi miệng.
- Thuốc lá: Người hút thuốc lá khi thở ra hơi thở thường có mùi hôi khó chịu.
Các biện pháp giảm thiểu chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng khiến cho hơi thở phát ra từ miệng không thơm tho không chỉ khiến bạn giảm đi tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội mà còn là dấu hiệu sức khỏe đang gặp vấn đề.
Vì vạy, trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến mình bị hôi miệng để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này. Nếu như bạn nghi ngờ bản thân đang mắc phải các bệnh lý nguy cơ gây hôi miệng như bệnh hô hấp, tiêu hóa… cần đi khám tổng quát để tìm ra bệnh và điều trị chuyên khoa.
Song song với đó, bạn có thể giảm thiểu chứng hôi miệng và cải thiện mùi hôi miệng bằng các phương pháp sau
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ cải thiện triệu chứng hôi miệng đáng kể. Vệ sinh răng miệng khoa học theo khuyến cáo từ chuyên gia bao gồm các lưu ý sau
Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần tối thiểu 2 phút, dùng kem đánh răng chứa fluoride và các thành phần giúp hơi thở thơm mát như bạc hà, trà xanh…
Khi đánh răng nên chú ý chải lưỡi bởi vi khuẩn và mảng bám tại lưỡi cũng góp phần gây hôi miệng.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn, mảng bám ở các khe kẽ răng sau khi ăn.
Súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng nha khoa hoặc nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, làm sạch khoang miệng.
Các dụng cụ vệ sinh răng miệng hiện đại như tăm nước hay bàn chải điện có khả năng làm sạch sâu nên cũng được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
- Top 10 viên ngậm thơm miệng được ưa chuộng nhất hiện nay
- 8 tuýp kem đánh răng thơm miệng giá cực mềm đáng thử
2. Chế độ ăn uống
Những lưu ý trong ăn uống giúp giảm thiểu chứng hôi miệng gồm có
Hạn chế ăn uống các thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành tây, tiêu, cà phê, hút thuốc lá, rượu bia…
Chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để thanh lọc cơ thể cho hơi thở thơm mát, trong lành.
Uống nhiều nước giúp duy trì độ ẩm trong khoang miệng, chống hôi miệng. Hơn nữa nước cũng giúp tăng cường hoạt động đào thải, bài tiết, tốt cho chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Đọc thêm: Cách khử mùi hôi miệng sau sinh an toàn
3. Khám nha khoa định kỳ
Các chuyên gia khuyến cáo nên đi khám nha ít nhất 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng. Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm sẽ tiến triển từng ngày và tổn hại đến sức khỏe răng miệng, vì vậy bạn đừng để đến khi có vấn đề răng miệng mới đi khám.
Trong những lần khám nha khoa định kỳ, bạn sẽ được kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, lấy cao răng và điều trị các vấn đề đang tồn tại. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được những lời khuyên chăm sóc răng miệng bổ ích từ chuyên gia.
4. Một số biện pháp khác
Từ bỏ thuốc lá, rượu bia không chỉ cải thiện tình trạng hôi miệng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể, phòng ngừa sâu răng, răng ố màu, giảm cao răng…
Duy trì tinh thần thoải mái, không bị stress kéo dài bởi khi căng thẳng kéo dài cơ thể sẽ tiết ra hormone có thể dẫn tới hôi miệng. Các biện pháp giảm căng thẳng có thể là các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc, tập thiền…
Trong các tình huống cấp bách hãy ngậm kẹo cao su xylitol, kẹo ngậm thơm miệng để kích thích tuyến nước bọt giúp khoang miệng đủ ẩm, giảm tình trạng hôi miệng.
Qua đây có thể nhận thấy rằng, các vấn đề răng miệng phổ biến trong đó có hôi miệng có thể được kiểm soát, phòng ngừa nếu chúng ta duy trì được thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Đồng thời biết cách chăm sóc, bảo vệ răng miệng. Hãy tham khảo những hướng dẫn trên đây từ chuyên gia của chúng tôi để không còn phải lo lắng, mất tự tin về hơi thở của mình.