Cao răng là vấn đề răng miệng phổ biến làm cho hàm răng trở nên vàng ố khiến nụ cười kém rạng rỡ tự tin. Không những thế cao răng còn tiềm ẩn nguy cơ gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu nếu không được loại bỏ kịp thời. Vậy làm thế nào để lấy cao răng? Cách lấy cao răng tại nhà bằng muối có nên áp dụng không, bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây:
Mục lục
Muối có lợi ích gì trong chăm sóc răng miệng?
Muối là một nguyên liệu nấu nướng không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Không chỉ là gia vị quan trọng, muối còn được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng với các tác dụng cụ thể như:
Giảm mảng bám, ngăn ngừa cao răng
Muối ăn có công thức hóa học là NaCl với tính chất sát trùng, kháng khuẩn giúp đánh bật các bỏ mảng bám trên bề mặt răng, từ đó ngăn ngừa cao răng hiệu quả.
Chống viêm nướu, sưng nướu
Khả năng sát khuẩn, chống viêm của muối giúp giảm nhanh tình trạng viêm nướu, sưng nướu và chảy máu chân răng.
Giảm nguy cơ sâu răng
Muối giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans – loại vi khuẩn trong khoang miệng có khả năng gây sâu răng.
Loại bỏ mùi hôi miệng
Với khả năng loại bỏ mảng bám thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong miệng, muối giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu cho hơi thở thơm tho.
Chữa loét miệng, đau họng
Muối có khả năng làm dịu và chữa lành vết thương nên có thể giảm nhanh tình trạng lở loét miệng. Bên cạnh đó muối còn làm thuyên giảm tình trạng đau rát, sưng họng và viêm amidan.
Các cách lấy cao răng tại nhà bằng muối được nhiều người lan truyền
Thực hư về hiệu quả lấy cao răng của muối chưa rõ như thế nào nhưng trước tiên hãy cùng xem qua một số mẹo làm sạch cao răng tại nhà bằng muối mà nha khoa Thúy Đức tổng hợp được tại các nguồn khác nhau trên internet.
Súc miệng nước muối
Súc miệng hàng ngày với nước muối là cách tiện lợi và dễ dàng nhất để làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám và cao răng. Đối với cách làm này, bạn hãy dùng muối ăn pha loãng theo tỷ lệ 0.9 % hoặc mua chai nước muối sinh lý tại hiệu thuốc để súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
Dùng muối và chanh
Chanh giàu axit tự nhiên giúp tăng cường hiệu quả làm sạch và kháng khuẩn cho răng miệng sạch giúp đánh bay cao răng.
Đầu tiên, bạn trộn 1/2 thìa cà phê muối với 1/2 thìa nước cốt chanh thành một hỗn hợp. Dùng bàn chải chẩm vào hỗn hợp muối chanh và chà lên các bề mặt răng và để yên trong 3 phút. Sau đó súc miệng với nước sạch và đánh răng như bình thường.
Lưu ý áp dụng phương pháp này mỗi tuần 1 lần để vừa đảm bảo hiệu quả làm sạch răng, vừa không gây bào mòn, tổn hại men răng.
Dùng muối và baking soda
Baking soda cũng là một loại muối vô cơ có khả năng tẩy rửa nhẹ giúp đánh bật các mảng bám và cao răng. Chúng ta thêm muối vào baking soda để tăng cường hiệu quả sát khuẩn, khử trùng răng miệng.
Ngoài ra baking soda cũng trung hòa axit trong khoang miệng bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Bạn chỉ cần hòa tan muối ăn và baking soda với một chút nước, dùng bàn chải lấy hỗn hợp và chải lên răng trong 2 phút rồi súc miệng lại với nước là xong.
Dùng muối và dầu dừa
Nếu muốn loại bỏ nhanh chóng cao răng cứng đầu bạn đừng bỏ qua dầu dừa. Đây là một nguyên liệu giúp làm mềm mảng bám khiến cho việc loại bỏ chúng trở nên dễ dàng hơn.
Với công thức này, bạn chỉ cần trộn 1 thìa dầu dừa cùng 1/2 thìa muối ăn rồi chà lên răng, để yên trong 3 phút rồi đánh răng lại bằng kem đánh răng như bình thường.
Dùng muối và vỏ cam
Sự kết hợp của muối và bột vỏ cam là một mẹo hay ho giúp làm sạch mảng bám, cao răng cho răng trắng bóng cùng hơi thở thơm tho.
Trước tiên, bạn cần gọt vỏ cam sao cho lấy được cả phần cùi của quả cam rồi mang phơi hoặc sấy khô vỏ cam sau đó xay thành bột mịn. Trộn thêm 1 thìa cà phê muối vào bột vỏ cam và thêm một chút dầu dừa sao cho hỗn hợp trở nên sệt.
Dùng đầu bàn chải đánh răng lấy hỗn hợp rồi chà nhẹ lên toàn bộ bề mặt răng cả bên trong và bên ngoài. Súc miệng thật sạch với nước, bạn sẽ cảm thấy răng miệng thật sạch sẽ, mảng bám giảm đi đáng kể.
Lưu ý khi chăm sóc răng bằng muối
Muối có tính kiềm cao nếu lạm dụng sử dụng quá liều lượng và liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu tới men răng.
Khi nướu bị viêm loét, nhiệt miệng hoặc niêm mạc miệng bị loét thì chỉ nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng. Hạn chế dùng muối chà lên răng hoặc kết hợp các nguyên liệu mạnh như axit, baking soda… để tránh gây kích ứng.
Lấy cao răng bằng muối có hiệu quả không?
Thực tế, cao răng là những lớp mảng bám tích tụ lâu ngày và bị vôi hóa. Nó cứng lại và bám chắc quanh chân răng. Để loại bỏ cao răng chỉ có thể sử dụng các thiết bị nha khoa lấy cao răng chuyên dụng. Những thiết bị này tạo ra rung động nhẹ để làm vỡ dần từng mảng cao răng và rơi ra ngoài.
Do vậy, việc chỉ súc miệng với nước muối đơn thuần hoặc kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác không đủ khả năng để làm sạch cao răng. Chúng ta chỉ có thể dùng muối thông qua các biện pháp đơn giản tại nhà để bảo vệ răng miệng nói chung và góp phần giảm thiểu nguy cơ hình thành cao răng.
Lời khuyên từ chuyên gia về việc lấy cao răng
Nếu cao răng được để lại lâu ngày mà không được xử lý, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, bao gồm:
- Viêm nướu (nhiễm trùng nướu): Cao răng là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra viêm nướu. Viêm nướu có thể phát triên thành viêm nha chu.
- Sưng nướu và đau và chảy máu: Mảng bám và cao răng có thể làm tăng áp lực lên nướu và mô xung quanh răng, gây ra sưng, đau và chảy máu nướu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
- Hôi miệng: Vi khuẩn tích tụ trên cao răng có thể gây hôi miệng.
- Mất răng: Nếu không được điều trị, viêm nướu và cao răng có thể dẫn đến mất răng vì nó có thể làm suy giảm mô nướu và hỗ trợ răng.
- Các bệnh khác: Các vi khuẩn bám trụ ở cao răng còn có thể gây ra các bệnh ở vùng mũi họng, bệnh tim mạch, các bệnh lý niêm mạch miệng.
Vì vậy, lấy cao răng thường xuyên là một phần quan trọng của chăm sóc răng miệng.
Cao răng thường hình thành và dày lên sau một khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng tùy từng người. Vì thế, để tránh cao răng chuyển lên các cấp độ 3, 4 và biến chứng sang các bệnh lý khác, bạn hãy duy trì lịch hẹn lấy cao răng được hướng dẫn bởi nha sĩ nhé.
Hỏi đáp: Lấy cao răng có đau không?
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi lấy cao răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Trước khi lấy cao răng, bạn nên:
- Chọn nha khoa uy tín, chuyên nghiệp, có đội ngũ bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng răng miệng, quy trình và chi phí lấy cao răng.
- Nên đánh răng sạch trước khi lấy cao răng để nha sĩ thao tác dễ dàng hơn.
Trong khi lấy cao răng, bạn nên:
- Thư giãn, không căng thẳng, không nên gồng cứng cổ và cơ thể.
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, mở miệng rộng và giữ nguyên tư thế.
- Nếu có cảm giác đau, khó chịu, nên nói cho bác sĩ biết để được điều chỉnh, không nên đẩy tay khi bác sĩ thao tác.
Sau khi lấy cao răng, bạn nên:
- Tránh ăn các thực phẩm quá lạnh, quá nóng, quá cay, quá chua, quá ngọt.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày
Hỏi đáp: Lấy cao răng xong có ăn uống được ngay không?
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa cao răng
Giữ việc sinh răng miệng thật tốt chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa cao răng. Sau đây là các hướng dẫn vệ sinh răng miệng khoa học nha khoa Thúy Đức khuyên bạn nên áp dụng hằng ngày:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Để làm sạch răng miệng kỹ lưỡng, mỗi lần đánh răng kéo dài ít nhất 2 phút.
- Chọn kem đánh răng chứa flouride giúp trám đầy các lỗ sâu li ti trên bề mặt răng, củng cố men răng chắc khỏe, giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.
- Dùng bàn chải mềm, chải kỹ các khe kẽ, mặt trong răng và chú ý làm sạch những răng ở ngóc ngách trong cùng. Áp dụng kỹ thuật chải răng đúng với các động tác chải xoáy tròn hoặc tới lui, không nên chải theo chiều ngang.
- Làm sạch răng sau mỗi bữa ăn bằng cách xỉa răng bằng chỉ nha khoa và súc miệng sát khuẩn. Thói quen này nhằm lấy đi các thức ăn thừa bám dính trên răng đồng thời loại bỏ vi khuẩn, chống hôi miệng.
- Uống nhiều nước để trung hòa axit trong khoang miệng, nhất là sau khi tiêu thụ các đồ ăn nhiều đường và tinh bột.
Trên đây là lý giải về hiệu quả của biện pháp làm sạch cao răng bằng muối cũng như hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng chuẩn. Mong rằng bạn có thể thêm chúng vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng của riêng mình. Cuối cùng, đừng quên đi lấy cao răng định kỳ bởi đây mới là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để loại bỏ cao răng và có một nụ cười tươi sáng.