Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của người Việt. Tỏi làm gia tăng hương vị cho món ăn và đặc biệt ăn tỏi rất tốt cho sức khỏe, giúp chống viêm, kiểm soát huyết áp… Tuy nhiên, có một vấn đề thường xuyên gặp phải khi chúng ta ăn tỏi đó là tình trạng hơi thở có mùi. Vậy nguyên nhân và cách trị hôi miệng khi ăn tỏi như thế nào, hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tại sao khi ăn tỏi thường bị hôi miệng?
Hôi miệng khi ăn tỏi không phải ngẫu nhiên mà là kết quả của các phản ứng hóa học khi tỏi bị nhai nát. Khi tỏi sống bị nghiền nát hoặc cắt nhỏ, các enzym sẽ chuyển đổi hợp chất alliin thành allicin. Allicin sau đó giải phóng ra bốn hợp chất bay hơi gồm diallyl disulfide, allyl methyl sulfide, allyl mercaptan và allyl methyl disulfide.
Trong bốn hợp chất này allyl methyl sulfide sẽ bị phân hủy chậm hơn trong cơ thể và là nguyên nhân chính khiến cho khoang miệng, hơi thở có mùi sau khi ăn tỏi.
Hợp chất allyl methyl sulfide sau khi ngấm vào máu và đi tới các cơ quan bài tiết nên mồ hôi và nước tiểu cũng có thể có mùi tỏi.
Tình trạng hôi miệng khi ăn tỏi có thể diễn ra trong vài giờ sau khi ăn hoặc lâu hơn tùy vào lượng tỏi bạn đã ăn. Hôi miệng do ăn tỏi đôi khi khiến bạn e ngại khi phải nói chuyện với người xung quanh. Để giảm mùi tỏi trong hơi thở sau khi ăn, bạn hãy tham khảo các mẹo nhỏ sau đây
Có thể bạn quan tâm: Có nên cạo lưỡi hàng ngày không?
Các cách trị hôi miệng khi ăn tỏi hiệu quả và dễ thực hiện
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước lọc giúp hòa tan các hợp chất gây mùi, giảm đi mùi tỏi nồng nàn trong miệng và hơi thở. Nước cũng cuốn đi các vụn thức ăn thừa đồng thời chống khô miệng. Từ đó hạn chế vi khuẩn gây mùi hôi miệng phát triển mạnh.
Uống sữa tươi
Uống sữa tươi để giảm hôi miệng sau khi ăn tỏi có lẽ nghe lạ lẫm nhưng lại thực sự có hiệu quả. Sữa tươi giúp giảm đáng kể nồng độ của các hợp chất lưu huỳnh gây mùi trong hơi thở.
Uống nước chanh
Chanh tươi có mùi thơm dễ chịu có thể át đi mùi tỏi hôi nồng sau khi ăn. Uống một cốc nước chanh tươi sau bữa ăn có tỏi sẽ giúp giảm mùi hôi và làm sạch cũng như làm trắng răng hiệu quả.
Uống trà xanh
Trà xanh là thức uống ưa thích của nhiều người, nó không chỉ ngon mà còn rất tốt cho răng miệng và sức khỏe. Nước trà xanh có khả năng sát khuẩn, chống hôi miệng và giảm viêm, sưng, chảy máu nướu.
Nhai rau mùi tây
Rau mùi tây cũng là một loại rau gia vị có hương thơm tươi mát, có thể dùng mùi tây để che đi mùi tỏi trong hơi thở trong trường hợp khẩn cấp. Vì thế, sau khi ăn tỏi, bạn nên nhai một vài nhánh rau mùi tây tươi để xua đi mùi tỏi khó chịu.
Nhai lá bạc hà
Cũng giống như rau mùi tây, lá bạc hà là một loại thảo mộc có hương vị the mát dễ chịu. Nhai một chút lá bạc hà tươi giúp giảm nhanh mùi hôi trong hơi thở cho bạn tự tin giao tiếp ngay.
Ăn trái cây và rau tươi
Hầu hết các loại trái cây tươi và rau xanh đều có tác dụng át đi mùi tỏi trong hơi thở. Vì thế, bạn hãy kết hợp ăn các món rau tươi như rau diếp, salad và ăn trái cây sau một bữa ăn có tỏi để hơi thở trong lành, thơm mát.
Dùng giấm táo
Giấm táo chứa axit lactic có tác dụng khử mùi và làm sạch răng miệng hiệu quả, có thể ứng dụng để làm giảm mùi tỏi sau khi ăn. Để sử dụng giấm táo trị hôi miệng do ăn tỏi, bạn cần pha loãng 1 thìa giấm táo với một cốc nước nhỏ rồi súc miệng kỹ hai đến ba lần.
Nhai kẹo cao su
Một cách nhanh gọn để cứu cánh cho hơi thở nồng nàn sau khi ăn tỏi đó là nhai kẹo gum không đường. Nhai những loại kẹo này giúp kích thích tiết nước bọt chống khô miệng, hôi miệng. Đồng thời, hương liệu trái cây hay thảo mộc của kẹo cao su sẽ át đi mùi tỏi khó chịu hiệu quả.
Súc miệng nước gừng
Gừng cũng là một gia vị quan trọng như tỏi nhưng tinh dầu gừng ấm nóng và có mùi dễ chịu hơn tỏi. Nếu bạn sợ hơi thở của mình có mùi tỏi khó ngửi, hãy đun sôi một cốc nước lọc rồi thả 4 – 5 lát gừng tươi thái mỏng vào. Sau khi nước gừng nguội bạn lấy nước này súc miệng nhiều lần sẽ thấy hiệu quả khử mùi hôi miệng rất tốt.
Xem thêm: 4 cách trị hôi miệng tại nhà bằng gừng
Dùng xịt thơm miệng
Chai xịt thơm miệng là một sản phẩm thường được thiết kế dạng bỏ túi để chúng ta mang theo sử dụng mỗi khi hơi thở có mùi. Dùng xịt thơm miệng sau mỗi bữa ăn có tỏi để không cần bận tâm về việc hơi thở bị nặng mùi.
Tham khảo: 7 loại xịt hôi miệng hiệu quả nhất hiện nay
Đánh răng thật sạch chú ý chải lưỡi
Chải răng là thao tác vệ sinh răng miệng giải quyết được rất nhiều vấn đề bao gồm làm sạch bề mặt răng, khe kẽ răng, nướu và khử mùi hôi miệng. Vì thế, sau mỗi bữa ăn có tỏi, bạn nên đánh răng một lần để khử sạch mùi tỏi còn lưu lại trong miệng.
Khi đánh răng, chúng ta cần chú ý chải cả mặt lưỡi bởi bề mặt lưỡi là nơi trú ngụ của mảng bám và rất nhiều vi khuẩn gây mùi.
Súc miệng thường xuyên
Nước súc miệng là sản phẩm vệ sinh răng miệng có các công dụng như sát khuẩn khoang miệng, loại bỏ mảng bám, chống viêm nướu… Súc miệng sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi ăn tỏi sẽ trả lại cho bạn hơi thở thơm mát tự nhiên.
Có nên ăn nhiều tỏi sống hay không?
Chúng ta có thể thấy ăn tỏi sống thường để lại mùi hăng và nồng hơn trong hơi thở hơn tỏi chín. Hơn nữa các chuyên gia sức khỏe cũng có một số lời khuyên trong việc sử dụng tỏi làm thức ăn.
Thứ nhất, tỏi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ nên ăn với mức độ hợp lý. Ăn quá nhiều tỏi sống liên tục có sẽ “lợi bất cập hại”. Tỏi có tính cay nóng sẽ dễ gây ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày nếu sử dụng quá nhiều.
Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày cũng không nên ăn nhiều tỏi, đặc biệt là tỏi sống vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Ăn tỏi sống quá nhiều có nguy cơ gây kích ứng da dẫn đến phát ban, mẩn đỏ, sưng phù ở người có cơ địa da nhạy cảm.
Người bị huyết áp thấp cũng nên hạn chế ăn nhiều tỏi bởi tỏi chứa chất gây hạ huyết áp và chóng mặt.
Người mới phẫu thuật nên kiêng tỏi bởi tỏi dễ làm tăng nguy cơ chảy máu khiến vết thương lâu lành.
Ăn nhiều tỏi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của gan bởi tỏi chứa allicin – hợp chất này nếu tích tụ quá nhiều trong gan sẽ gây tổn thương gan.
Nhìn chung, dù rất thích ăn tỏi bạn cũng chỉ nên ăn với một lượng nhỏ, tránh ăn quá nhiều một lúc để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, thay vì ăn tỏi sống sẽ khiến hơi thở nồng mùi hơn, bạn hãy chế biến chín tỏi như chiên, nướng, ngâm giấm tỏi sẽ giảm mức độ mùi hơi thở hơn sau khi ăn.
Trên đây là tổng hợp những mẹo trị hôi miệng khi ăn tỏi hiệu quả nhất và cũng rất dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu và áp dụng. Bạn hãy thử ngay khi nếu muốn hơi thở thơm tho, tươi mát sau khi ăn tỏi bạn nhé!
Đọc tiếp bài viết: Nguyên nhân, cách khử mùi hôi miệng sau sinh an toàn