Hôi miệng là vấn đề răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống. Mùi hôi miệng có thể trở thành rào cản trong giao tiếp và cuộc sống hằng ngày cũng như ảnh hưởng đến sự tự tin. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 cách trị hôi miệng từ bên trong trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị hôi miệng, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:
- Thức ăn: Sự phân hủy các thức ăn trong khoang miệng, đặc biệt các loại thức ăn nặng mùi như hành, tỏi… có thể khiến hơi thở của bạn nặng mùi hơn.
- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh răng miệng và bệnh đường hô hấp, do đó thường gặp tình trạng hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Không vệ sinh răng đúng cách có thể khiến các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khiến hơi thở có mùi thôi.
- Bị khô miệng: Khô miệng do bệnh lý hoặc khô miệng tự nhiên trong lúc ngủ có thể khiến hơi thở có mùi.
- Mắc bệnh răng miệng: Các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu… thường đi kèm với sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và gây ra hôi miệng.
- Bọc răng sứ cũng có thể gây hôi miệng, tìm hiểu chi tiết nguyên nhân trong bài: Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?
- Bệnh đường hô hấp: Những bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… không chỉ khiến người bệnh gặp các triệu chứng như ho, đau họng, ngứa họng mà còn có thể bị hôi miệng.
- Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, tắc nghẽn ruột… có thể đi kèm với dạ dày trào ngược lên miệng mang theo thức ăn chưa được tiêu hóa hết và acid dịch vị. Các acid này sẽ gây kích thích, tổn thương niêm mạc miệng và dẫn tới mùi hôi miệng.
Tìm hiểu thêm: Tại sao trẻ 1 tuổi bị hôi miệng? Cách điều trị và phòng ngừa
2. Tìm hiểu 10 cách trị hôi miệng từ bên trong hiệu quả
Căn cứ vào các nguyên nhân hôi miệng phổ biến kể trên thì có vô số cách bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để trị hôi miệng từ bên trong, cách làm cũng rất đơn giản.
2.1. Uống nhiều nước
Một trong những biện pháp trị hôi miệng từ bên trong đơn giản nhất là uống nhiều nước mỗi ngày. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ cần bạn uống một cốc nước có thể loại bỏ đến 60% các chất gây hôi miệng. Không chỉ vậy, hơi thở có mùi do khô miệng cũng có thể nhanh chóng được giải quyết bằng việc cung cấp nước cho cơ thể kịp thời, điều này sẽ giúp điều tiết nước bọt và kiểm soát các vi khuẩn gây mùi tại khoang miệng.
2.2. Súc miệng với nước muối
Nước muối loãng từ lâu đã là biện pháp bảo vệ răng miệng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ hiệu quả và tốn kém ít chi phí. Muối có khả năng kháng khuẩn tốt, sẽ giúp bạn làm sạch mảng bám còn sót lại, làm sạch bề mặt lưỡi và loại bỏ các vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Hơn nữa, nước muối loãng có tính kiềm nhẹ, sẽ giúp tăng độ kiềm trong khoang miệng và hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn.
Hỏi đáp: Lấy cao răng tại nhà bằng muối có hiệu quả không?
2.3. Ăn sữa chua
Sữa chua chứa nhiều men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa và sức khỏe răng miệng. Theo những nghiên cứu đã được thực hiện, những người ăn sữa chua thường xuyên trong 6 tuần làm giảm tới 80% lượng chất hydro sulfur gây mùi khó chịu ở miệng. Do đó, ăn sữa chua mỗi ngày là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn loại bỏ hơi thở có mùi.
2.4. Dùng giấm táo
Giấm táo có tính acid nhẹ, mang đến tác dụng cân bằng độ pH trong khoang miệng, từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi. Không chỉ vậy, mùi của giấm táo còn tạo cảm giác thơm mát cho khoang miệng của bạn. Cách sử dụng giấm táo trị hôi miệng tại nhà đơn giản như sau:
Pha loãng 1 thìa giấm táo với một cốc nước, dùng để đánh răng và súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trong miệng. Không nên sử dụng giấm táo nguyên chất chưa được pha loãng vì ở nồng độ cao giấm táo có thể gây tổn thương men răng và các mô mềm trong miệng. Thực hiện súc miệng với giấm táo 2 – 3 lần/tuần, không nên áp dụng mỗi ngày để tránh ảnh hưởng xấu đến men răng.
2.5. Dùng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm gió hoặc tràm trà và đã được áp dụng rộng rãi trong đông y. Tinh dầu tràm thường được sử dụng trong điều trị cảm lạnh, trị ho, kháng khuẩn, chống muỗi, đuổi kiến, giảm cảm giác đầy bụng. Các nghiên cứu đã cho thấy tinh dầu tràm trà có khả năng diệt khuẩn đến 90% và giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả, mang đến mùi thơm dễ chịu.
Cách sử dụng tinh dầu tràm để trị hôi miệng từ bên trong rất đơn giản. Bạn cần pha 2 – 4 giọt tinh dầu tràm vào kem đánh răng, đánh răng kỹ trong 2 – 5 phút rồi súc miệng. Thực hiện biện pháp này hằng ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để giúp hơi thở thơm mát hơn.
2.6. Sử dụng đinh hương
Đinh hương là cây thảo mộc phổ biến trong y học cổ truyền với hương thơm, vị cay, tính ôn. Đinh hương được sử dụng để điều trị bệnh đau bụng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau răng, ê buốt. Để trị hôi miệng từ bên trong bằng đinh hương, bạn chỉ cần ngậm hoặc nhai một vài nhánh đinh hương trong ngày. Không nên sử dụng tinh dầu đinh hương hoặc bột đinh hương vì ở nồng độ cao chúng có thể gây bỏng.
Tham khảo thêm:7 sản phẩm xịt hôi miệng hiệu quả nhất hiện nay
2.7. Dùng chanh và muối
Chanh và muối là những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm giúp trị hôi miệng từ bên trong cực hiệu quả. Với thành phần chứa acid ascorbic, chanh giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Ngoài ra, chanh còn hỗ trợ giảm tình trạng khô miệng, kích thích tiết nhiều nước bọt để làm sạch răng miệng.
Bạn có thể dùng nước chanh để đánh răng bằng cách vắt một vài lát chanh lấy nước cốt, trộn nước cốt chanh với muối hoặc kem đánh răng rồi dùng để đánh răng trong 2 – 5 phút. Sau đó súc miệng sạch với nước lọc.
Đồng thời, bạn cũng có thể pha một thìa nước cốt chanh với nước ấm rồi dùng dung dịch này để súc miệng trong 30 giây để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng.
2.8. Dùng lá ổi
Lá ổi được biết đến với khả năng thải độc, thường được dùng để chữa tiêu chảy, trị hôi miệng. Trong thành phần lá ổi có chứa 10% tannin là chất có tác dụng làm trắng, làm sạch mảng bám tại các kẽ răng. Bạn có thể trị hôi miệng từ bên trong bằng cách nấu nước lá ổi để súc miệng hoặc nhai trực tiếp lá ổi trong miệng.
Tham khảo: Những cách trị hôi miệng từ dạ dày
2.9. Sử dụng gừng tươi
Dùng là nguyên liệu trị hôi miệng có sẵn trong gian bếp của mọi gia đình. Nhờ có hợp chất 6-gingerol, gừng kích thích enzym trong nước bọt phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh gây mùi trong miệng. Bạn có thể trị hôi miệng với gừng tươi tại nhà bằng cách cắt một lát gừng tươi rồi nhai trong 1 – 2 phút hoặc sắc gừng tươi với nước để lấy nước súc miệng.
2.10. Dùng trà xanh
Trà xanh có tính kháng khuẩn nên được sử dụng trong loại bỏ mùi hôi miệng từ bên trong. Bạn có thể dùng nước trà xanh kết hợp với gừng tươi hoặc nước chanh để súc miệng nhằm ngăn ngừa hôi miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một lá trà tươi chà xát nhẹ nhàng lên vùng lưỡi trong 1 – 2 phút để loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Tham khảo: Cách trị hôi miệng từ dạ dày
Lời kết:
Trong thực tế, có nhiều cách trị hôi miệng từ bên trong đã được nhiều người áp dụng và chia sẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ hôi miệng mà các bạn có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất với bản thân. Bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ 10 cách trị hôi miệng từ bên trong rất đơn giản, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn trong việc loại bỏ những mùi hôi khó chịu tại khoang miệng.