Cao răng có nhiều cấp độ khác nhau và cao răng cấp độ 3 được đánh giá là tình trạng nặng, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chân răng và nướu. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các thông tin cần thiết liên quan đến cao răng, đặc biệt là cao răng cấp độ 3 và cách khắc phục tình trạng này nhé.
Mục lục
1. Cao răng là gì?
Cao răng được hình thành từ những mảnh vụn thức ăn, muối trong nước bọt va các khoáng chất trong miệng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cao răng bám bằng mắt thường khi nhìn qua gương, đây chính là những mảng ố vàng hoặc có màu nâu đen, thường bám ở mặt trong của răng.
Do có cấu trúc rộng và xốp, cao răng là vị trí thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và ẩn nấp. Khi cao răng được hình thành, các mảnh vụn thức ăn lại càng dễ dàng tích tụ khiến lớp cao răng ngày càng dày và nhiều hơn, theo thời gian dần lan xuống phần chân răng.
Đọc thêm: Lấy cao răng tại nhà có hiệu quả không?
2. Có mấy cấp độ của cao răng?
Tình trạng cao răng được chia làm 4 mức độ từ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau:
2.1. Cao răng cấp độ 1
Cao răng cấp độ 1 là tình trạng cao khi mới hình thành. Ở thời điểm này, bạn sẽ khó có thể nhận thấy khi không quan sát hàm răng thật kỹ. Cao răng độ 1 được hình thành do những mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn bám trên răng, có màu trắng nhạt và bám dính trên bề mặt răng. Khi có cao răng độ 1, bạn có thể dễ dàng loại bỏ và hạn chế cao răng tại nhà bằng cách đánh răng sạch sẽ và chăm sóc răng miệng đúng cách.
2.2. Cao răng độ 2
Cao răng độ 2 được chuyển từ những mảnh bám mềm, mỏng sang những mảng bám cứng, dính chặt vào bề mặt răng. Lúc này, bạn khó có thể loại bỏ cao răng bằng bàn chải hoặc các phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường tại nhà. Để làm sạch cao răng độ 2, bạn sẽ cần đến nha sĩ để kiểm tra và xử lý.
2.3. Cao răng độ 3
Cao răng độ 3 là khi tình trạng răng của bạn đã trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, cao bám trên răng sẽ chuyển từ màu vàng nhạt sang vàng đậm hoặc nâu nhạt. Cao răng độ 3 có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua màu sắc của những mảng bám. Đặc biệt, cao răng độ 3 không chỉ xuất hiện bên mặt trong hàm răng mà còn có thể có ở phần mặt ngoài của răng.
2.4. Cao răng độ 4
Cao răng độ 4 là giai đoạn nặng và nghiêm trọng nhất liên quan đến cao răng. Ở giai đoạn này, màu sắc của cao răng sẽ chuyển sang màu đen, cao răng bám chắc vào phần nướu và chân răng, khiến cho chân răng bị lộ ra ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời, cao răng độ 4 có thể tấn công vào bên trong xương hàm, gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
3. Mức nguy hiểm của cao răng độ 3
Người có cao răng mức độ 3 có thể dễ dàng nhận thấy những tác động xấu mà cao răng gây ra trong cuộc sống hằng ngày. Lúc này cao răng mức độ 3 đã bao phủ một phần nướu nên người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như viêm nướu, tụt nướu, hở chân răng, răng lung lay và bị mất răng.
Không chỉ vậy, vùng nướu răng vị viêm nhiễm có thể gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:
- Chảy máu chân răng: Cao răng cấp độ 3 đè và chèn ép lên phần nướu răng, gây tổn thương vùng nướu và dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng.
- Viêm nướu: Khi cao răng càng phát triển và ăn sâu vào phần chân răng, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ gặp điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào vùng nướu, gây hiện tượng viêm nhiễm, dây thần kinh và xương hàm cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Men răng suy yếu: Cao răng cấp độ 3 bám trên bề mặt răng sẽ làm men răng bị suy yếu, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn và dẫn tới hiện tượng viêm tủy, đau răng, hoại tử lợi…
- Hôi miệng: Cao răng còn có thể gây ra những mùi hôi khó chịu trong khoang miệng và hơi thở của bạn, từ đó ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp thường ngày.
4. Cách làm sạch cao răng mức độ 3
Để làm sạch cao răng độ 3, biện pháp duy nhất là đến nha khoa uy tín và thực hiện lấy cao răng bằng những công nghệ hiện đại. Hiện nay, công nghệ lấy cao răng siêu âm đang là giải pháp hữu hiệu được nhiều nha khoa uy tín sử dụng và các khách hàng tin dùng.
Ưu điểm của công nghệ lấy cao răng siêu âm là làm sạch cao răng triệt để mà không tác động nhiều đến những mô mềm xung quanh răng. Các sóng siêu âm được thiết kế với tần số cao sẽ dễ dàng phá vỡ những liên kết mảng bám cao răng cứng đầu một cách nhẹ nhàng. Do đó, dù cao răng có dày, bám chặt vào sâu bên trong nướu thì cũng sẽ được loại bỏ hoàn toàn một cách đơn giản bằng công nghệ hiện đại này.
Quy trình lấy cao răng mức độ 3 tại các cửa hàng nha khoa hiện nay gồm 5 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng và tư vấn cho khách hàng
- Bước 2: Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Bước 3: Tiến hành loại bỏ cao răng bằng thiết bị hiện đại
- Bước 4: Đánh bóng răng
- Bước 5: Kiểm tra loại tình trạng răng và hướng dẫn cách chăm sóc răng tại nhà.
Đọc thêm:
5. Những lưu ý trong việc chăm sóc sau khi lấy cao răng
Mặc dù lấy cao răng là một kỹ thuật đơn giản, an toàn trong nha khoa và không gây tình trạng xâm lấn tới cấu trúc răng tuy nhiên bạn vẫn nên nắm được các phương pháp chăm sóc răng sau khi lấy cao răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Vì men răng sau khi lấy cao sẽ khá nhạy cảm nên bạn cần có một chế độ chăm sóc phù hợp, bằng cách:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống sẫm màu bởi điều này có thể vô tình làm men răng sau khi lấy cao bị nhiễm màu. Hỏi đáp: Lấy cao răng sau bao lâu thì được ăn uống bình thường?
- Không nên thực hiện kỹ thuật tẩy trắng răng ngay sau khi lấy cao mà nên để một thời gian đến khi tình trạng răng ổn định hơn.
- Bổ sung các loại dinh dưỡng cần thiết cho răng miệng qua chế độ ăn uống hằng ngày để răng chắc khỏe hơn và làm chậm quá trình hình thành cao răng mới.
- Thực hiện quá trình vệ sinh răng miệng khoa học, phù hợp. Sử dụng bàn chảy đánh răng chất liệu mềm và thao tác nhẹ nhàng, mỗi lần đánh răng không quá 2 phút để tránh gây tình trạng mòn mem răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch những mảnh bám thức ăn bám trên răng sau mỗi bữa ăn.
- Súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch hàm răng tối ưu, hạn chế hình thành cao răng mới.
- Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kiểm tra răng và làm sạch cao tích tụ trên răng.
Lời kết:
Bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ về việc lấy cao răng, đặc biệt là cao răng mức độ 3. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm được những thông tin bổ ích để biết phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt.