Răng khôn nhưng mọc ngầm, mọc lệch, mãi mới nhú lên một chút làm cho bạn phải chịu những cơn đau dai dẳng, để không được mà nhổ cũng chẳng xong. Bên cạnh đó, tình trạng lợi trùm răng khôn xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Lợi trùm răng khôn có cắt được không? Cắt lợi trùm răng khôn bao nhiêu tiền? Nếu muốn hiểu cụ thể nhất về phương pháp này thì bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
- Lợi trùm răng khôn là gì?
- Những dấu hiệu của lợi trùm răng khôn
- Những biến chứng của lợi trùm răng khôn
- Cắt lợi trùm răng khôn là gì? Thực hiện khi nào?
- Quy trình cắt lợi trùm răng khôn chuẩn Y khoa
- Tìm hiểu cụ thể cắt lợi trùm răng khôn diễn ra như thế nào
- Cắt lợi trùm răng khôn bao nhiêu tiền?
- Một số câu hỏi liên quan đến cắt lợi trùm răng khôn
- Cách chăm sóc sau khi cắt lợi trùm răng khôn
Lợi trùm răng khôn là gì?
Lợi trùm là tình trạng lợi bao phủ lên răng, mức độ bao phủ có thể một phần hoặc toàn bộ bề mặt răng. Đa số các trường hợp khi răng phát triển hoàn toàn thì phần lợi sẽ tiêu biến. Tuy nhiên trong một số trường hợp phần lợi có thể cản trở quá trình phát triển của răng, ví dụ như khi mọc răng khôn.
Là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, gần như không còn khoảng trống nên răng khôn phải nhú lên từng chút một, mọc lệch, có khi mọc ngầm phía dưới. Nằm ở vị trí sâu nhất, rất khó vệ sinh, vi khuẩn tích tụ nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng lợi trùm. Hai căn bệnh thường gặp là viêm lợi trùm răng khôn và viêm lợi trùm răng khôn có mủ.
– Viêm lợi trùm: Là dạng bệnh lý liên quan đến quá trình phát triển của răng khôn. Phần lợi trên mặt răng khôn cản trở không cho chúng mọc tiếp. Phần răng khôn sẽ tiếp tục mọc và đâm vào phần lợi, gây cảm giác khó chịu. Bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng này. Nếu viêm lợi trùm nặng, phần lợi còn sưng phồng, gây đau đơn trong quá trình ăn uống.
– Viêm lợi trùm có mủ: Là sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra làm nướu hình thành bọc mủ quanh thân và chân răng. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ thức ăn dư thừa bị kẹt lại ở phần lợi bị viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ thông qua vết thương lan rộng tới những phần mô chung quanh. Từ đó, phá hủy những mô này, thậm chí gây tổn hại đến răng và xương hàm.
Những dấu hiệu của lợi trùm răng khôn
Lợi trùm răng khôn có nhiều dấu hiệu để nhận biết từ nhẹ đến nặng tùy vào tình trạng của mỗi người. Bạn tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé.
– Lợi bị sưng: Phần lợi có màu đỏ, sưng phồng lên, thậm chí thành bọng lớn. Khi dùng tay ấn vào lợi có cảm giác đau. Một số trường hợp có thể thấy có nước và mủ chảy ra.
– Đau răng: Tình trạng đau nhức xuất hiện ngày càng nhiều và kéo dài, cường độ lớn dần. Ngay cả nuốt nước bọt hay há miệng cũng có cảm giác đau.
– Xuất hiện những cơn sốt và hạch nổi lên ở cổ: Bạn có thể bị sốt từ nhẹ đến nặng trong vài ngày, cơ thể mệt mỏi. Góc hàm bị sưng, ngoài ra dễ xuất hiện hạch nổi lên ở cổ.
– Mùi hôi và chảy nước miếng: Nước miếng (nước bọt) tiết ra nhiều, đi kèm với cả mùi hôi khó chịu do lợi bị sưng viêm.
Những biến chứng của lợi trùm răng khôn
Lợi trùm răng khôn vốn đã làm cho bản thân bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên nếu diễn biến nặng hơn nữa còn dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.
– Nướu nhiễm trùng: Là biến chứng dễ xảy ra khi bị viêm lợi trùm răng khôn. Các tổn thương ở nướu không khắc phục sớm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng nhiễm trùng. Chúng cũng có thể tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ.
– Lung lay răng bên cạnh: Răng khôn bị tổn hại cũng sẽ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh khi mà vi khuẩn dễ dàng lây lan từ vùng này đến vùng khác. Khi đó, chân răng bị yếu đi và lung lay.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần: Khi bị lợi trùm răng khôn, những cơn sưng đau kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bạn cảm thấy mệt mỏi khi ăn uống, khó nhai, khó nuốt, tác động đến cả hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc khó mở miệng và ngại giao tiếp cũng xuất hiện đôi khi làm bạn cảm thấy bức bối, sa sút tinh thần.
Cắt lợi trùm răng khôn là gì? Thực hiện khi nào?
Có nhiều người thắc mắc không rõ cắt lợi trùm răng khôn nên thực hiện trong trường hợp nào?
– Trường hợp răng khôn mọc thẳng
Khi chiếc răng khôn của bạn mọc thẳng nhưng do bị nướu trùm lên thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt nướu giúp chúng phát triển bình thường. Không phải tất cả các trường hợp đều có răng khôn mọc ngầm, mọc lệch mà vẫn có những người may mắn hơn là vị trí mọc răng còn đủ chỗ trống. Chỉ cần một thao tác nhỏ, bạn không cần phải nhổ mà ngược lại còn có thêm một chiếc răng hoàn chỉnh nữa nhé.
– Trường hợp răng khôn mọc ngầm lệch lạc
Nếu răng khôn mà mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm không thể trồi lên hẳn, bị phần nướu che đi một nửa hoặc toàn bộ bề mặt răng, vị trí dành cho răng khôn đã hết thì cắt lợi trùm sẽ không phải là biện pháp tốt nhất. Khi đó, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng khôn hoàn toàn.
Bởi trong trường hợp này, nếu chỉ cắt lợi trùm thì răng khôn cũng không còn khoảng trống để mọc. Chúng vẫn tiếp tục phát triển lệch lạc, xiên xẹo, va chạm vào răng hàm số 7. Thậm chí nguy hiểm hơn sẽ gây ra các biến chứng khác. Không giống như răng khác, răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai. Ngoài ra, sự thật đã chứng minh sự tồn tại của chúng còn tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Nếu có thể, các chuyên gia luôn khuyến nghị nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm nhổ răng khôn ai cũng cần biết
Quy trình cắt lợi trùm răng khôn chuẩn Y khoa
Quá trình cắt lợi trùm răng khôn được thực hiện theo các bước dưới đây:
– Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ trực tiếp tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng, chụp phim X – quang. Sau đó tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
– Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và gây tê
Các y tá sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho người bệnh nhằm loại bỏ hết vụn thức ăn thừa trong kẽ răng. Bác sĩ xử lý dịch viêm trong khoang miệng nếu có. Sau đó thì bác sĩ gây tê vị trí răng cần cắt lợi trùm.
– Bước 3: Thực hiện cắt lợi trùm
Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng và công nghệ Laser để cắt mặt trong, mặt ngoài và gốc lợi trùm. Sau đó thực hiện cầm máu và hoàn tất quá trình điều trị.
– Bước 4: Chăm sóc tại nhà và tái khám
Bác sĩ kê đơn thuốc và dặn dò cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Tiếp đến là hẹn lịch tái khám.
Tìm hiểu cụ thể cắt lợi trùm răng khôn diễn ra như thế nào
Ngoài các bước ở trên, nhiều người muốn tìm hiểu cụ thể hơn quá trình cắt lợi trùm răng khôn diễn ra như thế nào. Chúng ta sẽ bắt đầu từ khâu gây tê nhé.
– Trước tiên, bác sĩ gây tê tại chỗ tại vị trí răng cần cắt lợi trùm. Thuốc tê thường dùng là Lidocain. Một số bác sĩ có thể bôi hoặc xịt tê cho bạn trước khi tiêm tê.
– Sau đó, bác sĩ làm sạch vùng lợi trùm bằng đầu siêu âm, kết hợp bơm rửa rồi tiến hành cắt lợi trùm bằng những phương pháp sau:
Cách 1: Dùng dao phẫu thuật
Bác sĩ sử dụng một hoặc vài đường rạch bằng dao xung quanh răng khôn. Loại bỏ phần lợi trùm từ trên xuống dưới. Vết thương này có thể được khâu ép cầm máu hoặc không khâu để vết thương tự lành.
Cách 2: Dùng dao điện phẫu thuật
Bác sĩ dùng dao điện cho phẫu thuật loại bỏ lợi trùm. Khi đó, đầu làm việc đặt tại vị trí cần cắt. Sử dụng 1 dòng điện trung bình và đưa mũi cắt từ vị trí xác định cho đến khi loại bỏ hoàn toàn mô lợi gây hại.
Cách 3: Dùng Laser Diode
Bác sĩ có thể dùng Laser Diode. Dạng sử dụng phổ biến là Carbon Dioxide Laser. Khi đã gây tê xong hoàn toàn xung quanh vùng răng khôn, đầu phát Laser được đưa tới mô lợi. Bác sĩ cần chắc chắn rằng men răng không bị đốt nóng bởi dòng tia Laser nhằm tránh tổn thương. Khi loại bỏ hoàn toàn phần mô lợi, đưa từ từ tay phát tia ra khỏi miệng.
– Đợi quá trình cắt lợi trùm hoàn thiện, bác sĩ sẽ kê một số thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp hậu phẫu an toàn, nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra cần lưu ý vài điều về chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng sẽ được chúng tôi tư vấn cụ thể dưới đây.
Cắt lợi trùm răng khôn bao nhiêu tiền?
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, chắc hẳn mọi người cũng băn khoăn không biết cắt lợi trùm răng khôn bao nhiêu tiền?
Theo khảo sát tại một số địa chỉ, cắt lợi trùm răng khôn có mức chi phí dao động từ khoảng 500.000 – 700.000 đồng/1 răng. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe răng miệng, tình trạng lợi trùm răng khôn, bác sĩ thực hiện, cơ sở vật chất hiện đại.
Một số câu hỏi liên quan đến cắt lợi trùm răng khôn
Cắt lợi trùm răng khôn có đau không, có nguy hiểm không?
Những tác động đến răng miệng đều khiến mọi người cảm thấy lo lắng, trong đó bao gồm cắt lợi trùm răng khôn.
Trên thực tế, việc cắt lợi trùm răng khôn sẽ không có bất kì cảm giác đau nhức hay khó chịu nào trong suốt quá trình thực hiện do trước đó, bạn được bác sĩ tiêm thuốc tê. Sau khi thực hiện, thuốc tê hết hiệu lực, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức vùng cắt lợi và xung quanh đó một chút. Cảm giác này không quá rõ rệt và sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu trong trường hợp bạn quá nhạy cảm, không chịu được cơn đau hậu phẫu thì có thể dùng một số thuốc giảm đau theo chỉ định.
Quá trình cắt lợi trùm răng khôn được thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín, đảm bảo về mọi mặt, kết hợp với chăm sóc đúng cách tại nhà thì sẽ không gây ra bất cứ nguy hiểm hay biến chứng nào. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện.
Cắt lợi trùm răng khôn bao lâu thì khỏi?
Cắt lợi trùm răng khôn chỉ là tiểu phẫu nhỏ nên thời gian phục hồi cũng nhanh hơn, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Thời gian trung bình khoảng 1 – 2 tuần, bạn sẽ thấy vết thương lành lại, hết đau nhức, có thể ăn nhai một chút bên hàm mới cắt lợi trùm. Đợi khi vết thương mới khỏi, bạn cũng đừng tác động quá nhiều vào vùng này vì có thể làm cho chúng tổn thương trở lại.
Nếu trong trường hợp vết thương cắt lợi trùm răng khôn không có dấu hiệu hỏi, ngày càng sưng đau thì bạn nên đến kiểm tra lại ngay nhé.
Cách chăm sóc sau khi cắt lợi trùm răng khôn
Sau khi hoàn thành cắt lợi trùm răng khôn, quá trình chăm sóc răng miệng cũng như chế độ dinh dưỡng tại nhà là đặc biệt quan trọng giúp vết thương nhanh lành, đồng thời đảm bảo cho sức khỏe. Bạn cần lưu ý những điều sau:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Những thực phẩm nên ăn
- Vài ngày đầu nên ăn các loại cháo, bún, miến, súp, nước hoa quả,… dạng mềm, lỏng.
- Bạn nên bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất giúp vết thương nhanh chóng phục hồi như thịt bò, thịt heo,… nhưng dưới dạng nghiền nhuyễn là tốt nhất. Khi răng miệng đã tốt hơn thì có thể ăn bình thường.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ như: trái cây, rau xanh, các loại đậu,…
- Uống nước trà xanh để chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng
Những thực phẩm nên kiêng
- Bạn nên kiêng các loại đồ ăn quá cay, nóng hoặc quá lạnh, đồ uống có ga.
- Tránh thực phẩm làm khô miệng, có chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, café,…
- Tránh thực phẩm có nhiều đường và axit như: kẹo, bánh ngọt, cam, chanh,…
Cách chăm sóc răng miệng
- Trong ngày đầu tiên có thể hạn chế đánh răng mà thay vào đó là sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng cho sạch.
- Những ngày sau, bạn cố gắng đánh răng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào vị trí vừa mới cắt lợi trùm răng khôn.
Cắt lợi trùm răng khôn chỉ là một tiểu phẫu nhỏ và thường được áp dụng trong trường hợp răng khôn của bạn mọc thẳng, ngay ngắn, không tác động đến răng bên cạnh. Còn nếu thấy chúng có dấu hiệu mọc lệch, mọc ngầm kèm với triệu chứng đau nhức khó chịu thì nên thăm khám tại cơ sở uy tín như nha khoa Thúy Đức. Khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra một cách cẩn thận và lên phương án điều trị thích hợp nhất. Nha khoa Thúy Đức với hơn 18 năm kinh nghiệm trong nghề chắc chắn mang đến cho bạn một hàm răng chuẩn đẹp như ý.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ