Trong thời gian niềng răng kéo dài, bạn phải đối mặt với một số vấn đề phát sinh không mong muốn, ví dụ như chảy máu chân răng. Dấu hiệu này cảnh báo điều gì và làm sao để khắc phục chảy máu chân răng khi niềng răng hiệu quả nhất. Mọi người tìm hiểu đầy đủ thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Dấu hiệu chảy máu chân răng khi niềng răng
Niềng răng vẫn được biết đến là phương pháp chỉnh nha an toàn, không ảnh hưởng đến răng thật. Nhưng vì răng bị siết lực trong thời gian dài nên đôi khi xảy ra tình trạng chảy máu chân răng.
Việc chảy máu chân răng chủ yếu xuất hiện ở vùng môi má, chân răng. Vùng môi, má khi bị chảy máu sẽ bị sưng, đỏ lên rồi thành nhiệt miệng. Còn với chân, nướu răng bạn có thể quan sát thấy màu đỏ sẫm khi đánh răng.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi niềng răng
Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi niềng răng, bạn cần hiểu rõ đầy đủ, cụ thể nguyên nhân.
Chảy máu chân răng do khí cụ chỉnh nha
Như bạn đã biết, trong khoang miệng có các mô mềm gồm má, môi, lưỡi rất dễ bị tổn thương nếu phải tiếp xúc với các vật liệu cứng như mắc cài, dây cung. Đặc biệt khi đánh răng, lực tác động của bàn chải càng khiến chân răng dễ chảy máu hơn. Nếu không may bị dây cung thừa hoặc dây thép thừa đâm vào má sẽ dễ bị chảy máu, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách xử lý ở phần sau nhé.
Chảy máu chân răng do viêm lợi
Tình trạng viêm lợi cũng là nguyên nhân làm cho chân răng chảy. Việc nay do một số yếu tố dưới đây:
– Chăm sóc răng miệng sai cách
Vì mới niềng răng lần đầu, nhiều người cảm thấy lúng túng trong cách chăm sóc răng miệng. Nhất là khi trong khoang miệng có cả một hệ thống khí cụ phức tạp. Làm sao để làm sạch kẽ răng, làm sao không ảnh hưởng đến mắc cài,… là bài toán khó cần lời giải.
Một số người vẫn giữ thói quen dùng bàn chải thường thay vì bàn chải rãnh, bàn chải kẽ chuyên dụng. Hay không sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước làm sạch vụn thức ăn, vi khuẩn, mảng bám,… làm cho tình trạng viêm lợi càng trở nên phức tạp.
Xem thêm: Niềng răng dùng bàn chải nào?
– Bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết
Niềng răng trong thời gian dài nếu không chú ý chế độ ăn uống rất dễ làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Một phần là do khí cụ cồng kềnh tạo cảm giác hơi chán ăn, phần khác là do không thể ăn tất cả các loại thực phẩm như trước.
Đặc biệt nếu bị thiếu hụt vitamin, chảy máu chân răng chính là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Ví dụ, khi cơ thể bạn bị thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen bị ảnh hưởng. Collagen được biết đến là thành phần chính trong mạch máu. Không cung cấp đủ vitamin C, mạch máu dần yếu đi gây tình trạng chảy máu.
Hoặc khi cơ thể thiếu vitamin K cũng dễ làm cho tình trạng chảy máu chân răng kéo dài. Một số vitamin khác bạn cũng nên bổ sung thường xuyên hơn như vitamin B3, sắt vì chúng đóng vai trò ổn định thành mạch.
Chảy máu chân răng do kỹ thuật chỉnh nha
Niềng răng là phương pháp không hề đơn giản, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, sở hữu kinh nghiệm phong phú mới đủ khả năng thực hiện. Từ đó giảm nguy cơ xảy chảy máu chân răng. Nếu không may bạn chọn phải cơ sở kém chất lượng, bác sĩ chưa đủ vững vàng thì hậu quả thật khôn lường.
Cách khắc phục chảy máu chân răng khi niềng răng
Tùy theo mỗi nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng khi niềng răng, chúng ta sẽ có cách khắc phục tương ứng. Cụ thể là:
Cách khắc phục chảy máu chân răng do khí cụ
Khi xác định niềng răng mắc cài, bạn cần chuẩn bị một vài hộp sáp nha khoa để phòng ngừa trường hợp bị khí cụ như dây cung, dây thép thừa đâm vào má.
– Dây cung thừa đâm vào má
Trường hợp bị dây cung thừa đâm vào má gây xước, chảy máu, bạn dùng một mẩu sáp nha khoa vo thành viên tròn. Sau đó ấn vào vùng dây cung thừa. Trường hợp không có sáp, bạn dùng bông gòn thay thế nhằm tránh tổn thương mô mềm. Thực ra đây chỉ là cách xử lý tạm thời. Còn muốn triệt để nhất, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín cắt bỏ.
– Dây thép thừa đâm vào má
Bạn có thể giải quyết tương tự như trên nếu dây thép thừa đâm vào má, dùng ít sáp nha khoa dính vào phần bị dư ra. Bên cạnh đó, để xử lý nơi vết thương bị loét do khí cụ, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, sát khuẩn nhẹ nhàng để không bị nhiễm trùng cũng như giảm bớt tình trạng đau nhức.
Tham khảo: Cách xử lý các sự cố niềng răng mắc cài tại nhà mùa Covid
Cách khắc phục chảy máu chân răng do viêm lợi
– Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên chải răng từ 2- 3 lần/ngày sau bữa ăn. Nhớ chọn loại bàn chải mềm, có đầu nhỏ như bàn chải kẽ, bàn chải rãnh hoặc bàn chải điện. Khi chải răng làm sạch cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.
Ngoài ra, sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng là điều cần thiết. Như vậy sẽ loại bỏ triệt để mảng bám, vi khuẩn còn sót lại, tránh các bệnh lý răng miệng diễn biến phức tạp.
– Chế độ ăn uống hợp lý
Khi niềng răng, nhất là thời điểm chảy máu chân răng, bạn cảm thấy lo lắng nhưng đừng vì thế mà bỏ bữa. Hãy cố gắng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng mới giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm như bún, cháo, súp, canh, mì, trứng hấp, sữa tươi, sữa chua, rau củ quả mềm, nước ép trái cây,… Bên cạnh đó, đừng ăn đồ quá cứng, quá dính như cánh gà chiên, kẹo cứng, các loại hạt khô hoặc uống nhiều nước giải khát có ga rất dễ làm cho răng bị sâu.
Nếu nhận thấy bị thiếu hụt vitamin, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Khi đó, bác sĩ kê đơn thuốc bổ sung vitamin thích hợp, đồng thời căn dặn bệnh nhân uống nhiều nướ giúp bảo vệ răng chắc khỏe chống lại bệnh viêm nướu, gây chảy máu chân răng.
Xem thêm: List thực phẩm thân thiện nhất với bạn khi mang niềng răng
– Tái khám định kỳ
Tùy theo tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám nhằm theo dõi, kiểm tra và siết lực cho giai đoạn niềng răng kế tiếp. Khoảng thời gian này, bác sĩ ước lượng chính xác khả năng dịch chuyển của răng. Bởi vậy, mọi người cần tái khám đúng lịch hẹn để điều chỉnh lại dây cung và mắc cài.
Lưu ý, đừng nên bỏ qua thời gian thăm khám quá lâu vì dây cung bị thừa ra do răng dịch chuyển có thể làm tổn thương đến má dẫn tới hiện tượng niềng răng bị chảy máu.
Vậy là chảy máu chân răng khi niềng răng là điều mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng khi chúng tôi đã hướng dẫn cách khắc phục ở trên. Hãy chủ động dành thời gian bảo vệ sức khỏe răng miệng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé.
Mách bạn địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội
Như bạn đã thấy, niềng răng là phương pháp tương đối phức tạp với sự phối hợp của nhiều khí cụ khác nhau. Muốn kết quả hoàn hảo như mong muốn, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro như chảy máu chân răng, bạn nên tìm địa chỉ nha khoa uy tín.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm không ngừng cải tiến mỗi ngày, nha khoa Thúy Đức là địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu tại Hà Nội được nhiều khách hàng tin tưởng. Nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố từ đội ngũ bác sĩ đến cơ sở vật chất hiện đại nhất.
– Cơ sở vật chất hiện đại
Nhận thấy tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị thời đại mới trong lĩnh vực chỉnh nha, Thúy Đức liên tục cập nhật những công nghệ mới nhất. Điển hình là máy chụp Vatech Pax-I chụp Panorama và iTero 5D Plus đầu tiên tại Đông Nam Á, giúp quét dấu răng nhanh nhất chỉ sau 60s, nhanh chóng phát hiện các bệnh lý nha khoa.
– Các phương pháp niềng răng đa dạng
Nha khoa Thúy Đức có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau cho phù hợp với từng lứa tuổi, tình trạng răng miệng.
- Niềng răng mắc cài kim loại thường Mini Diamond
- Niềng răng mắc cài kim loại tự động Damon Q2
- Niềng răng mắc cài sứ thường Symetri
- Niềng răng mắc cài sứ tự động Damon Clear 2
- Niềng răng trong suốt Invisalign
Đến với nha khoa Thúy Đức, bạn sẽ không cần phải lo lắng bất kỳ điều gì. Hãy vững tin vào bản thân và đón chờ một nụ cười mới tươi sáng và rạng rỡ nhất nhé.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ