Đánh bóng răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản và phổ biến, song chắc hẳn có nhiều người còn chưa hiểu hết về lợi ích, quy trình cũng như các lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ thuật này. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về lợi ích và tầm quan trọng của đánh bóng răng.
Mục lục
Đánh bóng răng là gì?
Đánh bóng răng là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ mảng bám và các vệt ố trên bề mặt răng giúp cho răng nhẵn bóng và sáng hơn, hạn chế được thời gian tích tụ cao răng. Quy trình này thường được thực hiện sau khi lấy cao răng.
Câu hỏi thường gặp
Đánh bóng răng có hại men răng không?
Đánh bóng răng, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, không gây hại cho men răng. Tốc độ xoay của bàn chải đánh bóng nha khoa, mặc dù nhanh, nhưng không đủ mạnh để gây mòn men răng một cách đáng kể. Lượng men răng mất đi trong quá trình này rất ít và có thể phục hồi sau một thời gian.
Tuy nhiên, việc đánh bóng răng có thể gây ảnh hưởng xấu đến men răng nếu thực hiện quá thường xuyên. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện đánh bóng răng tại các phòng khám nha khoa uy tín và tuân thủ định kỳ khuyến nghị của nha sĩ.
Tần suất đánh bóng răng thế nào là hợp lý?
Việc đánh bóng răng không cần thực hiện quá thường xuyên. Thông thường, chúng ta nên định kỳ lấy cao răng 6 tháng/lần. Bạn có thể đánh bóng răng sau khi lấy cao răng hoặc bỏ qua nếu thực sự thấy không cần thiết.
Tại sao một số người bị ê buốt sau khi đánh bóng răng?
Nhiều người cảm thấy ê buốt răng sau khi lấy cao răng và đánh bóng răng, điều này thường là do một trong 3 nguyên nhân sau:
- Men răng yếu: Men răng mỏng, kém chất lượng khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng bởi thao tác lấy cao răng và đánh bóng.
- Cao răng dày: Lớp cao răng tích tụ lâu ngày, bám chặt vào chân răng khiến việc loại bỏ cần thao tác mạnh hơn, có thể tác động đến nướu và men răng gây ê buốt.
- Kỹ thuật không tốt: Bác sĩ thực hiện lấy cao răng và đánh bóng răng quá mạnh tay, thao tác không cẩn thận, làm tổn thương men răng và nướu.
Thực tế, hiện tượng ê buốt răng thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày và không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Trong trường hợp bị ê buốt sau khi đánh bóng răng thì chúng ta có thể cải thiện triệu chứng này bằng cách sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm kết hợp dùng bàn chải lông mềm, súc miệng nước muối ấm pha loãng sau mỗi lần chải. Đồng thời hạn chế ăn đồ nóng, lạnh, chua, nhiều axit.
Đánh bóng răng có lâu không?
Thời gian để đánh bóng răng thường không lâu, thường chỉ mất khoảng 3 – 7 phút cho một lần thực hiện.
Đánh bóng răng có làm trắng răng không?
Đánh bóng răng không có tác dụng làm trắng răng. Thay vào đó, thủ thuật này giúp làm sạch và làm mịn bề mặt răng, loại bỏ các vết bẩn và mảng bám để ngăn ngừa tích tụ mảng bám. Để có hàm răng trắng sáng, bạn nên kết hợp đánh bóng răng với các phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa sau khi thực hiện cạo vôi răng.
Tham khảo: Dịch vụ tẩy rắng răng tại nha khoa Thúy Đức
Có nên tự đánh bóng răng tại nhà?
Không nên tự mua và sử dụng sản phẩm đánh bóng răng để tự điều trị tại nhà mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ nha khoa. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như hao mòn men răng, làm giảm lớp men bảo vệ, gây nhạy cảm nha chu và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa khác. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên thực hiện đánh bóng răng dưới sự giám sát của nha sĩ chuyên nghiệp.
Quy trình đánh bóng răng
Bước 1: Bôi bột đánh bóng
Bác sĩ bôi một lớp bột đánh bóng đồng đều lên mặt trong và ngoài của răng. Bột đánh bóng không chỉ giúp làm sạch và làm sáng răng một cách hiệu quả mà còn cung cấp các khoáng chất quan trọng để bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho răng.
Bước 2: Đánh bóng răng
Bác sĩ sử dụng dụng cụ đánh bóng chuyên dụng với đầu chổi mềm, nhỏ và có khả năng xoay tròn tốc độ cao.
Đầu chổi di chuyển nhẹ nhàng trên từng kẽ răng, giúp:
- Loại bỏ hoàn toàn các mảng bám cứng đầu, kể cả những mảng bám ở vị trí khó tiếp cận.
- Làm mịn và bóng mượt bề mặt men răng.
Bước 3: Vệ sinh răng
Khi hoàn thành quá trình đánh bóng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng bằng nước và máy hút để loại bỏ các cặn thức ăn và lớp men răng bị mài mòn.
Đánh bóng răng bao nhiêu tiền?
Đánh bóng răng thường đi kèm với việc lấy cao răng, nên chi phí của 2 dịch vụ này thường dao động từ 100.000đ – 300.000đ/lần tùy từng nha khoa.
Trường hợp nào cần đánh bóng răng?
Răng bị ố vàng, xỉn màu: Đánh bóng răng có thể giúp loại bỏ các vết ố vàng, xỉn màu do trà, cà phê, thuốc lá hoặc các yếu tố khác, giúp răng sáng bóng và trắng sáng hơn.
Trước khi trám răng: Đánh bóng răng giúp tạo bề mặt nhám cho răng, giúp bám dính tốt hơn với vật liệu trám, cho độ thẩm mỹ cao hơn.
Sau khi làm răng giả: Đánh bóng răng giúp điều chỉnh màu sắc của răng giả để phù hợp với màu sắc răng thật.
Trước khi phẫu thuật nha khoa: Đánh bóng răng giúp giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trong quá trình phẫu thuật.
Sau khi tháo niềng răng: Đánh bóng răng giúp loại bỏ cặn bẩn, keo thừa sót lại trên răng sau khi tháo niềng răng.
Hỏi đáp: Có nên tẩy trắng răng ngay sau khi tháo niềng?
Ai không nên đánh bóng răng?
Dị ứng với các vật liệu sử dụng trong quá trình đánh bóng: Nếu bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của kem đánh bóng hoặc dụng cụ đánh bóng, bạn không nên thực hiện đánh bóng răng.
Tổn thương, vết thương hoặc viêm nhiễm trong khoang miệng: Nếu bạn có các tổn thương, vết thương hoặc viêm nhiễm trong khoang miệng, bạn nên điều trị dứt điểm trước khi thực hiện đánh bóng răng.
Men răng nhạy cảm: Nếu bạn có men răng nhạy cảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi thực hiện đánh bóng răng.
Nhiều lỗ sâu răng: Nếu bạn có nhiều lỗ sâu răng, bạn nên điều trị trước khi thực hiện đánh bóng răng.
Chảy máu nướu nặng: Nếu bạn có tình trạng chảy máu nướu nặng, bạn nên điều trị trước khi thực hiện đánh bóng răng.
Viêm nha chu cấp tính: Nếu bạn đang bị viêm nha chu cấp tính, bạn không nên thực hiện đánh bóng răng.