Khoảnh khắc con mọc chiếc răng đầu tiên luôn là một sự kiện đặc biệt và đáng nhớ. Đó là dấu hiệu cho thấy con đang lớn lên từng ngày, đồng thời cũng là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy thú vị trong hành trình nuôi dạy con. Chắc hẳn các bậc cha mẹ đều vui mừng vì bé đang lớn lên, nhưng cũng lo lắng vì những biểu hiện khó chịu mà bé có thể gặp phải. Vậy, làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu bé sắp mọc răng và làm cách nào để giúp bé bớt khó chịu trong thời gian này. Hãy để nha khoa Thúy Đức bật mí giúp bạn nhé!
Mục lục
Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Trẻ em thường bắt đầu mọc răng khi các bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là thời điểm trung bình, và thời gian mọc răng có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn, ngay từ 3 – 4 tháng tuổi, hoặc muộn hơn, lên đến 10 – 12 tháng tuổi.
Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chi tiết lịch mọc răng của bé?
Chiếc răng sữa mọc lên đầu tiên của trẻ thường là răng cửa sữa hàm dưới. Quá trình mọc răng kéo dài đến khi trẻ khoảng 2-3 tuổi, lúc này hàm răng sẽ có 20 chiếc răng sữa.
Lịch mọc răng của bé thường diễn ra theo thứ tự sau:
- 2 răng cửa dưới: 6-10 tháng
- 2 răng cửa trên: 8-12 tháng
- 2 răng cửa bên trên và dưới: 9-16 tháng
- 4 răng hàm đầu tiên: 12-19 tháng
- 4 răng nanh: 16-23 tháng
- 4 răng hàm thứ hai: 20-33 tháng
Các dấu hiệu mọc răng ở trẻ
1. Nướu sưng tấy và đỏ
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mọc răng. Khi răng sữa chuẩn bị mọc lên, mầm răng tạo áp lực lên nướu khiến nướu bị sưng và đỏ.
Nướu có thể sưng và đỏ lên khoảng 2 – 3 ngày trước khi răng nhú lên.
Có thể bạn muốn biết: 6 giải pháp đơn giản giúp giảm sưng và đau lợi khi trẻ mọc răng
2. Chảy nước dãi
Trẻ mọc răng thường chảy nhiều nước dãi hơn bình thường. Nước dãi có thể làm cho da trẻ bị hăm, đặc biệt là xung quanh cằm và cổ.
Để giảm tình trạng này, bạn nên lau khô nước dãi cho trẻ và sử dụng kem dưỡng ẩm để bảo vệ da.
3. Bé thích nhai cắn đồ vật
Khi sắp mọc răng, bé thường thích nhai cắn các đồ vật mà bé nhìn thấy. Nếu bạn thấy con bạn liên tục cắn vào mọi thứ xung quanh, có thể là dấu hiệu của việc mọc răng. Mẹ có thể mua cho bé một số món đồ gặm nướu an toàn, mềm mại để bé nhai, giúp giảm ngứa nướu và giảm nguy cơ bé cho các vật dụng nguy hiểm vào miệng.
Chú ý chọn những sản phẩm uy tín, an toàn, không chứa chất độc hại, và không dễ vỡ ra thành các mảnh nhỏ có thể gây nguy hiểm cho bé.
3. Hay cáu kỉnh, khó chịu, ngủ không ngon giấc
Trẻ mọc răng có thể cảm thấy khó chịu và quấy khóc hơn bình thường. Khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của trẻ, khiến trẻ thức giấc dù trước đó đã ngủ suốt đêm.
Chúng có thể nhai hoặc cắn mọi thứ để cố gắng làm dịu nướu bị đau. Việc xoa bóp nhẹ lợi của trẻ hoặc cho trẻ cắn những đồ chơi an toàn có thể giúp giảm đau. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức lạnh. Sữa lạnh giúp làm dịu nướu và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra mẹ cũng có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để xoa dịu tinh thần cho bé:
- Hát ru hoặc đọc sách cho bé nghe. Âm thanh nhẹ nhàng và êm ái giúp bé thư giãn và bớt quấy khóc.
- Ôm ấp và vỗ về bé. Việc thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm giúp bé cảm thấy an toàn và bớt cáu kỉnh.
- Cho bé tắm nước ấm. Nước ấm giúp bé thư giãn và dễ ngủ hơn.
- Dành nhiều thời gian chơi với bé. Việc chơi đùa giúp bé quên đi sự khó chịu do mọc răng.
4. Bỏ ăn hoặc bú ít hơn
Trẻ mọc răng có thể cảm thấy khó chịu hay quấy khóc khi bú hoặc ăn. Chúng có thể bỏ ăn hoặc bú ít hơn bình thường.
Xem thêm: Cách xử lý khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn mọc răng
5. Sốt nhẹ
Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ khi mọc răng. Sốt thường không cao hơn 38,5°C.
Khi con bị sốt, bạn cần sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên. Nếu nhiệt độ cơ thể bé dưới 38°C (100,4°F), bạn có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà.
Xem thêm: Phân biệt sốt mọc răng và sốt thông thường ở trẻ
Cách hạ sốt cho bé:
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Lau người cho bé bằng khăn ấm.
- Cho bé uống nhiều nước.
- Có thể sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hỏi đáp: Trẻ bị sốt mọc răng có nên cho uống thuốc hạ sốt ngay lập tức
Cần đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng sau:
- Nếu bé bị sốt cao trên 39 độ C, kéo dài
- Nếu bé có các triệu chứng khác như co giật, khó thở, lờ đờ, bú kém, …
Lưu ý:
Không nên cho bé uống aspirin vì có thể dẫn đến hội chứng Reye, một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong.
Không nên ủ ấm bé khi bé bị sốt.
Nên cho bé bú sữa mẹ thường xuyên vì sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
6. Ho hoặc hắt hơi
Nước dãi cũng có thể chảy vào họng, gây cảm giác ngứa hoặc khó chịu, có thể khiến trẻ bị ho. Tuy nhiên, nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ và theo dõi các triệu chứng khác để loại trừ khả năng trẻ bị cảm lạnh hoặc viêm hô hấp.
Trẻ bị ho trong giai đoạn mọc răng, cha mẹ nên hút mũi cho bé thường xuyên để loại bỏ chất nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở hơn và giảm ho.
8. Tiêu chảy
Nước dãi có thể chảy vào dạ dày và kích thích ruột, gây tiêu chảy ở một số trẻ. Bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh của trẻ để loại trừ khả năng ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột.
Trong dân gian còn gọi tình trạng tiêu chảy khi bé mọc răng là đi tướt.
- Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày: Trẻ có thể đi ngoài từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, thậm chí nhiều hơn.
- Phân lỏng: Phân của trẻ thường lỏng hơn bình thường, có thể có màu vàng hoặc xanh lục.
- Có mùi chua: Phân của trẻ có thể có mùi chua do sự lên men của thức ăn trong ruột.
- Không có nhầy hoặc máu: Phân của trẻ thường không có nhầy hoặc máu.
- Trẻ không quấy khóc: Trẻ thường không quấy khóc khi đi ngoài, trừ khi bị hăm tã.
Đi tướt do mọc răng thường kéo dài không quá 4 ngày.
Xem thêm: Trẻ đi tướt khi mọc răng nên làm gì?
9. Chà xát tai
Trẻ mọc răng có thể chà xát tai vì dây thần kinh nối với tai cũng nối với nướu.
Lưu ý: Không phải tất cả trẻ em đều có tất cả các dấu hiệu này khi mọc răng. Một số trẻ có thể chỉ có một vài dấu hiệu, trong khi những trẻ khác có thể có nhiều dấu hiệu.
Câu hỏi thường gặp
Trẻ có răng mọc lẫy là gì?
Răng mọc lẫy là hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc so với vị trí tiêu chuẩn trên cung hàm trong khi răng sữa chưa rụng. Tình trạng này khiến răng vĩnh viễn mọc chen chúc, chồng chéo lên nhau hoặc mọc ngầm trong nướu, thường gặp ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi.
Dưới đây là một số đặc điểm của răng mọc lẫy:
Vị trí: Răng mọc lẫy có thể mọc ngả vào trong, ra ngoài, hoặc mọc xoay.
Thời điểm: Thường xảy ra khi trẻ đang trong giai đoạn thay răng sữa.
Hậu quả: Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng, và có thể dẫn đến các bệnh lý nha khoa.
Nguyên nhân chính xác của răng mọc lẫy vẫn chưa được xác định, nhưng có thể do một số yếu tố sau:
Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc người thân có mọc răng lẫy thì trẻ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
Thiếu hụt không gian: Hàm răng của trẻ không đủ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
Răng sữa rụng sớm hoặc muộn: Răng sữa đóng vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Nếu răng sữa rụng sớm hoặc muộn có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lẫy.
Thói quen xấu: Một số thói quen xấu như mút tay, cắn bút, … có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và khiến răng mọc lẫy.
Bé mọc răng cửa hàm trên trước có sao không?
Việc bé mọc răng cửa hàm trên trước hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng cũng như sự phát triển của bé sau này.
Thứ tự mọc răng của trẻ thường có thể khác nhau, phần nhiều là do yếu tố di truyền. Chế độ dinh dưỡng đôi khi cũng có thể ảnh hưởng tới thứ tự mọc răng của trẻ.
Theo thống kê, đa số trẻ sẽ mọc hai răng cửa hàm dưới trước tiên, sau đó đến hai răng cửa hàm trên. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ mọc răng cửa hàm trên trước hoặc mọc răng nanh trước. Đây chỉ là sự khác biệt về thời điểm mọc răng chứ không ảnh hưởng đến chất lượng răng sau này.
Trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi?
Trẻ mọc răng sớm hay muộn có thể do chế độ dinh dưỡng, nhưng nó liên quan chủ yếu bởi đặc tính di truyền. Trẻ mọc răng sớm mà sức khỏe bình thường cha mẹ không cần lo lắng.
- Việc thừa canxi ở trẻ cũng có thể biểu hiện ra ngoài với một số dấu hiệu đáng chú ý khác bao gồm:
- Sỏi thận: Canxi dư thừa có thể lắng đọng trong thận, tạo thành sỏi thận.
- Táo bón: Canxi có thể cản trở sự hấp thụ của một số khoáng chất khác, bao gồm magie, dẫn đến táo bón.
- Rối loạn nhịp tim: Canxi dư thừa có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Do đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể về nguyên nhân khiến bé mọc răng sớm và có biện pháp xử lý phù hợp.
Hỏi đáp: Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng thế nào an toàn?
Trẻ mọc răng có ăn được thịt gà không?
Trong dân gian có quan niệm rằng, không nên ăn thịt gà khi có vết thương ngoài da để tránh bị ngứa và để lại sẹo. Do vậy, việc trẻ mọc răng có nên ăn thịt gà hay không cũng khiến nhiều bà mẹ phân vân.
Thực tế, theo khía cạnh khoa học trẻ mọc răng hoàn toàn có thể ăn thịt gà. Thịt gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ chỉ cần chú ý trong cách chế biến làm sao loại bỏ hết xương, nấu mềm và cho bé ăn từng chút một để bé dễ tiêu hóa.