Phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant là một khái niệm không quá xa lạ với nhiều người khi răng bị mất. Vậy phương pháp này có nguy hiểm không và khi nào cần thực hiện? Nha khoa Thúy Đức sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Khi nào cần thực hiện phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant?
- Phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân khiến ghép xương để cấy ghép implant trở nên nguy hiểm
- Những biến chứng có thể xảy ra sau khi trồng răng implant
- Cách hạn chế nguy hiểm khi thực hiện cấy ghép xương
- Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ cấy ghép implant uy tín,chất lượng tại Hà Nội
Khi nào cần thực hiện phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant?
Việc ghép xương để cấy ghép implant cần phải thực hiện khi phần xương hàm của bạn bị tiêu hao nhiều, có thể bị quá mềm hoặc không đủ dày. Điều này sẽ khiến cho phần xương hàm chịu áp lực nhai lớn và không thể thực hiện việc nâng đỡ trụ implant. Chính vì vậy, khách hàng cần phải ghép xương thì mới có thể nâng đỡ được trụ implant.
Thông thường, sau thời gian khoảng 1 tháng, phần xương nhân tạo sẽ được mọc thêm khoảng 1mm. Để có thể thực hiện cấy ghép implant thì phải cần đến 6 tháng thì xương mới phát triển như mong muốn. Sau đó, bạn phải cần đến 3 tới 6 tháng để thực hiện việc phục hình trên implant.
Phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant có nguy hiểm không?
Có thể nói rằng, mức độ nguy hiểm khi phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant thường phụ thuộc vào tay nghề, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bác sĩ. Bởi lẽ, đây đều là những yếu tố quyết định đến kỹ thuật trồng răng implant.
- Kỹ thuật cấy ghép răng implant
Mức độ nguy hiểm khi cấy ghép implant phụ thuộc vào kỹ thuật khi đặt trụ implant
Theo đó, trụ implant khi được cấy ghép phải được đặt đúng vào vị trí của xương hàm. Trụ implant cần phải đúng vị trí cần chỉ định, đúng hướng, không quá sâu hoặc quá nông. Đồng thời, trụ không được chạm vào những răng liền kề. Nếu bác sĩ không có chuyên môn và kinh nghiệm đặt trụ sẽ gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân.
Khi trụ implant được đặt đúng vị trí, trụ mới có sự tương thích với xương hàm. Lúc này, răng implant mới có thể tồn tại một cách dài lâu ở trên cung hàm.
Trong một số trường hợp, nếu như xương hàm của bạn không được đảm bảo, việc đặt trụ implant sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều này bắt buộc bác sĩ phải kết hợp thực hiện thêm những kỹ thuật khác như nâng xoang hàm, ghép màng xương…
Những kỹ thuật này đòi hỏi rất cao về sự chính xác và phải có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Chỉ cần bác sĩ làm sai một kỹ thuật hay một bước thì sẽ làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant.
Kỹ thuật cấy ghép răng implant tùy thuộc vào vị trí của răng
Chính vì vị trí của xương hàm thường mọc những nơi khác nhau nên mật độ và thể tích răng sẽ có sự khác nhau. Do đó, kích thước cũng như cấu trúc của chân răng ở mỗi một vị trí sẽ không hề giống nhau. Khi ấy, các răng đảm nhiệm vai trò ăn nhai sẽ cần phải chịu lực tác động nhiều hơn là các loại răng khác. Điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều sự linh hoạt trong việc phục hình và xử lý kỹ thuật của bác sĩ.
Kỹ thuật ghép xương để cấy ghép implant cần có sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại
Có thể nói rằng, mức độ nguy hiểm của một ca phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của các loại máy móc, trang thiết bị. Bởi lẽ, nếu kỹ thuật cấy ghép implant không được đảm bảo với các thiết bị được vô trùng thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn khi thực hiện phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant.
Điển hình như để giúp bác sĩ có thể xác định được chính xác vị trí của xương hàm, tình trạng của răng, phần khoảng cách đến hệ thống các dây thần kinh và chiều dài của trụ implant cần được đặt vào, nhất định phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của máy chụp CT 3D. Ngoài ra, để đảm bảo cho ca phẫu thuật của bạn được diễn ra trong điều kiện vô trùng, không để cho các bệnh lý khác có cơ hội lây nhiễm thì các dụng cụ, thiết bị, máy móc cần phải được sát khuẩn cẩn thận.
Nguyên nhân khiến ghép xương để cấy ghép implant trở nên nguy hiểm
Bác sĩ khoan vào dây thần kinh
Thông thường, ở hàm dưới của mỗi người thường bao gồm một hệ thống dây thần kinh. Chúng có nhiệm vụ tạo ra cảm giác cho hàm dưới và môi. Trong trường hợp nếu như nha sĩ không biết tính toán khi cấy ghép hoặc không biết cách phân tích phim X – Quang mà bị lỡ khoan vào dây thần kinh sẽ gây cho khách hàng cảm giác tê môi, mất cảm giác.
Phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant sẽ nguy hiểm nếu làm thủng đáy xoang
Thông thường, phần xoang hàm vốn nằm ở khu vực hàm trên. Đây thực chất là một khoang rỗng có chức năng và nhiệm vụ phát âm và thông khí. Nếu như bác sĩ tiến hành cấy ghép implant mà khoan vào xoang hàm mà vẫn cố đặt trụ implant thì bệnh nhân sẽ rất dễ bị viêm xoang.
Phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant sẽ nguy hiểm nếu như bác sĩ khoan vào sàn miệng
Đây là một trong số những sai sót vô cùng nghiêm trọng khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật cấy ghép implant, nhất là trong trường hợp bác sĩ thực hiện giải phẫu hàm dưới. Khi ấy, nếu bác sĩ không có sự hỗ trợ của máy CT Cone baem hoặc không có đủ kinh nghiệm thì sẽ rất dễ khoan vào sàn miệng của khách hàng. Điều này sẽ khiến cho máu bị tụ lại ở sàn miệng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng có thể xảy ra sau khi trồng răng implant
Không phải bất cứ lúc nào các ca cấy ghép implant cũng đem lại sự thành công 100%. Trong trường hợp nếu như bạn lựa chọn những nha khoa thiếu uy tín, bác sĩ không có chuyên môn và kinh nghiệm, hệ thống máy móc, trang thiết bị thiếu thốn thì rất có khả năng cao ca phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant sẽ có khả năng bị thất bại. Khi ấy, khách hàng sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng phải kể đến như:
Chảy máu
Tình trạng chảy máu thường xảy ra sau 1 đến 2 ngày bệnh nhân thực hiện việc cấy ghép. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bác sĩ đặt trụ implant ở sai vị trí và khiến cho các mạch máu bị tổn thương. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải sử dụng đến bông diệt khuẩn và gạc để cầm máu và liên hệ với bác sĩ.
Răng cấy ghép bị nhiễm trùng
Sau khi thực hiện việc phẫu thuật, những vết thương ở khu vực cấy ghép trở nên vô cùng nhạy cảm. Khi ấy, các loại vi khuẩn gây hại càng có điều kiện để tấn công. Nếu như bạn không vệ sinh, chăm sóc răng miệng cẩn thận thì tại khu vực răng vừa được phẫu thuật cấy ghép sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng hơn còn bị hoại tử.
Gây ảnh hưởng đến các răng lân cận
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant, các bác sĩ sẽ phải tạo ra một lỗ nhỏ ở trên xương hàm và tiến hành đặt trụ. Nếu như bác sĩ khoan quá sâu sẽ khiến cho hệ thống các dây thần kinh bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Thậm chí, nếu bác sĩ khoan không cẩn thận còn gây ra sự va chạm đối với những răng liền kề là khiến cho phần chân răng đó bị yếu đi.
Trụ implant bị đào thải
Bất cứ một kỹ thuật cấy ghép răng nào nếu không được thực hiện một cách chính xác sẽ rất dễ khiến cho trụ implant bị đào thải. Theo đó, những tác nhân gây ra sự đào thải trụ implant đó là:
- Xương hàm không đủ chắc chắn để có thể bám giữ lấy trụ implant.
- Trụ implant được cấy ghép không được đảm bảo về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
- Do vị trí của trụ implant được đặt không chính xác nên không thể tích hợp cùng với xương hàm.
- Do sau khi thực hiện phẫu thuật, việc chăm sóc răng miệng không đúng cách.
- Trong một số trường hợp, cơ địa của khách hàng không tương thích với trụ implant. Điều này sẽ gây ra sự đào thải trụ implant khi được cấy ghép vào khoang miệng.
Cách hạn chế nguy hiểm khi thực hiện cấy ghép xương
Bên cạnh việc lựa chọn những nha khoa chất lượng, uy tín thì để một ca cấy ghép implant diễn ra thành công, bạn cần lưu ý đến các vấn đề cơ bản sau:
- Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện việc cấy ghép.
- Cần thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, bao gồm các bệnh mãn tính hoặc các tai nạn đã từng gặp phải.
- Cần tuân theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép răng implant.
- Vệ sinh, chăm sóc răng miệng cẩn thận, điều trị các bệnh lý về răng miệng.
- Khi nhận thấy răng sau cấy ghép implant có bất cứ vấn đề gì bất thường, bạn cần phải liên hệ với bác sĩ nha khoa để được giải quyết.
Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ cấy ghép implant uy tín,chất lượng tại Hà Nội
Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi cấy ghép implant, bạn cần phải lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa thực sự có uy tín, có sự cam kết rõ ràng. Theo đó, Nha khoa Thúy Đức chính là một địa chỉ mà khách hàng có thể tin tưởng để thực hiện việc cấy ghép implant.
Nha khoa Thúy Đức được thành lập vào những năm 2006 và đã có tới 18 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các ca phẫu thuật cấy ghép implant. Chính vì vậy, đây là địa chỉ mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn để trồng răng implant.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên thực hiện cấy ghép implant đều tốt nghiệp tại khoa Răng Hàm Mặt thuộc Đại học Y Hà Nội. Họ đều có chuyên môn và kinh nghiệm cao trong việc cấy implant.
- Nha khoa có hệ thống trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình trồng răng implant diễn ra thuận lợi và thành công nhất. Trong đó có thể kể đến như máy cắm implant Dentium ICT, máy chụp X – Quang VATECH Pax – i, máy điều trị tủy Endo Matic, máy quét dấu răng toàn hàm ITero 5D, máy tẩy trắng răng X – Brite…
- Bên cạnh đó, Nha khoa Thúy Đức ứng dụng công nghệ cấy ghép implant tại các nước nổi tiếng hàng đầu thế giới như Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Mỹ… Trụ implant được làm từ titanium nguyên chất, có sự tương thích với xương hàm cao và không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì đến các răng khác.
- Ngoài ra, khi thực hiện cấy ghép implant tại Nha khoa Thúy Đức, khách hàng sẽ được nhận chế độ bảo hành lên đến 10 năm.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant có nguy hiểm không. Hãy đến với nha khoa chúng tôi để được bác sĩ tư vấn và giúp bạn thực hiện phẫu thuật cấy ghép implant nhé!