Sau thời gian dài niềng răng, ai cũng mong muốn có được hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh và gìn giữ được kết quả đó lâu dài. Để làm được điều này, cần có sự hỗ trợ của một loại hàm đặc biệt – hàm duy trì. Vậy hàm duy trì sau niềng răng là gì? Có mấy loại? Cùng tìm hiểu qua những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.
https://nhakhoathuyduc.com.vn/ham-duy-tri-sau-nieng-rang-2367/
Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Có tác dụng gì?
Với những người đã kết thúc quá trình chỉnh nha có lẽ đã quen thuộc với hàm duy trì. Tuy nhiên, với những ai đang tìm hiểu hoặc vẫn đang trong quá trình niềng răng thì chắc hẳn vẫn còn nhiều thông tin cần được giải đáp.
Thực chất, hàm duy trì là loại hàm được sử dụng sau khi quá trình niềng răng đã hoàn tất, bạn được tháo bỏ các khí cụ ra khỏi khoang miệng hoặc không cần phải đeo khay niềng nữa. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định để sử dụng hàm duy trì và chính thức bước vào giai đoạn duy trì sau niềng răng.
Vậy tại sao cần sử dụng hàm duy trì? Lý do là vì răng của chúng ta luôn dịch chuyển và có xu hướng dịch chuyển suốt đời. Do đó, cần có một khí cụ để giữ cho răng không dịch chuyển sai hướng và đảm bảo duy trì được kết quả niềng răng, tránh để răng “chạy” lại như lúc chưa niềng.
Đây cũng là tác dụng rất quan trọng của hàm duy trì. Hàm duy trì sẽ giữ cho răng, xương và nướu ở nguyên vị trí như mong muốn cho đến khi các bộ phận này thích nghi hoàn toàn với sự thay đổi mới.
Có những loại hàm duy trì nào?
Hàm duy trì có 3 loại chính, tùy thuộc vào tình trạng răng và mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định loại hàm phù hợp nhất. Ba loại hàm duy trì đó là:
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
Loại hàm được làm bằng dây kim loại được gắn vào khuôn acrylic nằm trên lưỡi hoặc vòm miệng của bệnh nhân. Ưu và nhược điểm của loại hàm này như sau:
Ưu điểm:
- Loại hàm này có độ ổn định cao do có kết cấu chắc chắn ít khi bị xê dịch nên đem lại hiệu quả rất cao.
- Có độ bền cao, bạn sẽ không cần thay mới trừ khi làm mất.
- Dễ dàng tháo lắp, sử dụng nên bạn có thể tự đeo ngay tại nhà và tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và cũng không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Có thể gây vướng víu khó chịu khi bắt đầu sử dụng.
- Một vài trường hợp có thể gây kích ứng đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt
Đúng với tên gọi của mình, hàm duy trì loại này có thiết kế là một khay trong suốt, được làm từ nhựa và sản xuất riêng biệt cho từng người. Loại hàm này được ưa thích nhờ vào những ưu điểm như sau:
- Vừa vặn ôm khít răng, tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái và giữ chặt răng.
- Có tính thẩm mỹ cao vì được làm trong suốt gần giống với màu sắc của răng không ảnh hưởng đến giao tiếp.
- Có thể thoải mái ăn uống, vệ sinh răng miệng vì có thể tháo ra rất đơn giản.
Tuy nhiên, đây cũng trở thành nhược điểm lớn nhất của loại hàm này vì nhiều người thường quên không đeo hàm, không đeo đủ thời gian hoặc làm mất hàm nhiều lần.
Đọc thêm: Tìm hiểu đặc điểm của hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì cố định kim loại
Khác với 2 loại hàm trên, hàm duy trì loại này sẽ được bác sĩ gắn trực tiếp lên răng cửa của bệnh nhân (thường là răng 1, 2, 3). Vì được gắn cố định nên bạn không thể tự tháo ra hay gắn vào mà cần có sự trợ giúp của bác sĩ. Có cấu tạo đơn giản – chỉ là một sợi dây kim loại xoắn hoặc thẳng nhưng hàm duy trì cố định kim loại vẫn là rất tốt nhiệm vụ của mình khi ngăn chặn việc di chuyển ngoài ý muốn của răng, duy trì kết quả sau chỉnh nha.
Ưu điểm:
- Cho hiệu quả duy trì cao.
- Phù hợp với các trường hợp phải nhổ răng.
- Được gắn vào mặt trong của răng nên cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Chất liệu Composite dùng để gắn có thể bị bung tuột, khi đó bạn cần đến nha khoa để gắn lại.
- Cần làm sạch răng kỹ càng vì thức ăn dễ mắc lại, nếu không dễ đến sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…
Tìm hiểu thêm: Các thông tin cần biết về hàm duy trì cố định bằng kim loại
Một số câu hỏi thường gặp
Phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Thời gian đeo hàm duy trì không cố định ở mỗi người vì còn phụ thuộc vào tình trạng răng và nhất là xu hướng dịch chuyển răng của người đó. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần đeo hàm duy trì ít nhất trong 6 tháng sau khi tháo niềng để đảm bảo hiệu quả. Một vài trường hợp đặc biệt, nhất là đối với trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì, vẫn còn phát triển, thời gian đeo hàm duy trì có thể bằng với thời gian niềng răng hoặc cần đeo cho đến khi trưởng thành.
Sau một thời gian đeo hàm duy trì, bác sĩ sẽ tiến hành tái khám để đánh giá hiệu quả và cho dừng duy trì nếu đã đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, bạn cần đến tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo răng của bạn đã hoàn toàn ổn định và không tái phát lại nữa.
Tại nha khoa Thúy Đức với niềng mắc cài thì sau khi niềng xong sẽ đeo hàm duy trì kim loại cố định (thanh thép nhỏ) trong 2 năm, đồng thời đeo, 1 trong 2 loại hawley/ trong suốt (6- 12 tháng – 24/24h), sau thời gian này thì có thể đeo buổi tối.
Hàm duy trì bao nhiêu tiền?
Chi phí hàm duy trì cũng được nhiều người quan tâm. Tuy vào gói niềng bạn lựa chọn hoặc chính sách của mỗi nha khoa thì giá hàm duy trì cũng khác nhau.
Tại Nha khoa Thúy Đức, có 3 loại hàm duy trì để khách hàng có thể lựa chọn bao gồm: dây thép cố định trong, hàm duy trì trong suốt và hàm duy trì Hawley với các mức chi phí như sau:
– Dây thép cố định trong: miễn phí
– Hàm duy trì trong suốt Invisalign: 10 triệu đồng/ 3 cặp hàm và 4 triệu/ cặp (hoặc 2 triệu đồng/ cặp nếu niềng tại nha khoa).
– Hàm duy trì trong suốt sản xuất trong nước: 1,5 triệu đồng/ cặp
– Hàm Hawley: 1,5 triệu đồng/ cặp. (Miễn phí nếu niềng tại nha khoa)
Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không?
Quên đeo hàm duy trì một ngày sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình duy trì. Tuy nhiên, bạn không nên để tình trạng này tái diễn nhiều lần để tránh làm gián đoạn hay chậm tiến trình duy trì sau niềng răng.
Bị ngứa lợi khi đeo hàm duy trì trong suốt phải làm sao?
Trường hợp này có thể là do mới đeo nên chưa quen, nhưng nếu khó chịu lâu thì có thể là do hàm duy trì này ko vừa, đường cắt không phù hợp với đường viền nướu nên làm kích ứng nướu. Giải pháp là bạn nên mang hàm tới nha khoa để cắt chỉnh lại cho vừa vặn hoặc trong một số trường hợp có thể cần làm lại hàm duy trì mới.
Vệ sinh hàm duy trì như thế nào?
Với loại hàm duy trì bằng khay trong suốt bạn có thể vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước sạch và kem đánh răng mà bạn thường dùng sau đó lau khô và sử dụng tiếp.
Một vài lưu ý khi sử dụng hàm duy trì
Khi sử dụng hàm duy trì cần lưu ý những gì để có trải nghiệm tốt nhất và đạt hiệu quả cao? Theo dõi những thông tin dưới đây để biết nhé!
Đảm bảo thời gian đeo hàm
Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, đeo đủ thời gian đeo hàm rất quan trọng và quyết định đến hiệu quả của quá trình. Do đó, bạn cần đảm bảo đeo đủ thời gian theo hướng dẫn. Thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đeo hàm cả ngày chỉ trừ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng (đối với loại hàm cố định). Còn với loại hàm đã được cố định trên răng thì sẽ được bác sĩ tháo bỏ khi đã đủ thời gian cần thiết.
Vệ sinh răng miệng
Trong thời gian niềng răng, bạn đã được hướng dẫn và rèn cho mình thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học và bạn vẫn nên duy trì thói quen này sau khi đã niềng xong. Nhất là khi sử dụng loại hàm duy trì cố định – được gắn cố định trên răng trong suốt thời gian duy trì. Tuy loại hàm này chỉ là một sợi kim loại mảnh, cấu tạo đơn giản, không nhiều góc như mắc cài hay dây cung nhưng cũng là vị trí dễ mắc lại thức ăn.
Do đó, bạn nên chú ý làm sạch răng như sau:
- Vệ sinh ngay sau khi ăn để lấy hết cặn thức ăn thừa
- Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước thay cho tăm tre
- Súc miệng bằng nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch
Ngoài ra, bạn nên hạn chế cà phê, trà, các loại thực phẩm có màu để không làm răng ố vàng mất thẩm mỹ và làm sạch răng cẩn thận sau khi sử dụng.
Tái khám đúng hẹn
Tái khám trong giai đoạn duy trì sẽ không thường xuyên như lúc đang điều trị. Tuy nhiên, việc tái khám đúng hẹn vẫn rất quan trọng. Một vài tháng sau niềng bạn sẽ cần đến phòng khám để kiểm tra răng, nếu thấy có trường hợp bất thường hay vấn đề gì cần giải quyết bác sĩ sẽ xử lý cho bạn trong buổi hẹn đó. Sau đó, bạn chỉ phải đến khám lại ít hơn hoặc chỉ cần đến khi có vấn đề phát sinh.
Hãy sắp xếp thời gian để đến tái khám và đặt lại lịch hẹn ngày gần nhất nếu không đến được đúng ngày nhé!
Sử dụng hàm duy trì đúng cách
Mặc dù hàm duy trì rất dễ sử dụng và bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết bởi bác sĩ. Tuy nhiên, một vài thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình này, để sử dụng hàm duy trì đúng cách bạn cần chú ý những điểm sau:
- Không tháo hàm duy trì quá nhiều, chỉ tháo ra khi cần thiết
- Cất giữ hàm trong hộp riêng biệt khi không đeo để tránh làm thất lạc
- Không đánh rửa hàm duy trì quá mạnh
- Tránh để hàm duy trì ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc vệ sinh hàm bằng nước nóng
- Nếu làm hỏng hay thất lạc hàm duy trì hãy báo cho bác sĩ sớm để được cung cấp hàm mới
Duy trì sau niềng răng là giai đoạn quan trọng ngang với giai đoạn niềng răng. Chắc hẳn không ai muốn răng mình sai lệch trở lại sau một thời gian kiên trì, chăm chỉ niềng răng phải không nào? Vậy nên hãy chăm chỉ đeo hàm duy trì nhé!