Hàn răng là phương pháp khắc phục những tổn thương của răng, bảo vệ răng khỏi sự xâm hại từ các loại vi khuẩn, hóa chất gây hại, không làm ảnh hưởng xấu tới men răng. Vậy khi nào cần thực hiện hàn răng? Có những lưu ý nào khi niềng răng hay không? Cùng đi tìm hiểu nhé!
Mục lục
Hàn răng là gì?
Hàn răng hay còn được gọi là trám răng. Đây là phương pháp sử dụng các loại vật liệu hàn răng để dù đắp những khoảng trống và lấp đầy mô răng bị khuyết do sâu răng, sứt mẻ răng. Qua đó tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng. Ngoài ra còn khôi phục chức năng răng và ngăn chặn răng bị hư hại nặng nề hơn. Phương pháp này hoàn toàn không phải mài cùi răng hay chụp răng nên không ảnh hưởng tới cấu trúc răng.
Các loại vật liệu hàn răng
Kỹ thuật hàn trám răng được thực hiện nhanh chóng, đơn giản và không hề đau đớn. Có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để hàn trám răng. Tùy theo tình trạng cũng như điều kiện mà bạn có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất với mình. Dưới đây là một số loại vật liệu hàn răng phổ biến nhất:
Hàn trám răng bằng GIC
Đây là loại vật liệu đã có từ lâu với ưu điểm có màu sắc gần giống với răng thật, dễ dàng thực hiện. GIC là vật liệu ưa nước, thao tác nhanh vì vậy bác sĩ thường sử dụng để hàn trám tại những vị trí răng khó cách ly nước bọt. Ngoài ra nó cũng được dùng để hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác.
Bên cạnh đó, GIC còn giải phóng Fluor là chất giúp tổ chức răng cứng chắc, ngăn ngừa sâu răng. Mặc dù vậy, vật liệu này khá dễ vỡ, mòn nhanh và có ít màu sắc để lựa chọn. Nó cũng khó tạo được hình thể răng như mong muốn.
Hàn răng bằng Composite
Nguồn gốc của Composite từ nhựa, có tính thẩm mỹ cao do màu sắc y như răng thật. Sau khi thực hiện hàn răng bằng Composite, mối hàn và răng gần như không có bất kỳ sự chênh lệch nào, không bị lộ khi giao tiếp, cười nói.
Ngoài ra Composite còn có tính đàn hồi cao, thời gian đông cứng khá lâu nên quá trình hàn thực hiện rất dễ dàng. Chi phí hàn răng bằng Composite cũng vừa phải, phù hợp với tất cả mọi người.
Tuy nhiên độ chịu lực của Composite không cao bằng sứ, màu sắc lại thay đổi dần theo thời gian, có độ co ngót trong khi hàn. Vì vậy sau một vài năm sử dụng có thể gây sâu thứ phát. Lúc đó bạn sẽ cần phải hàn lại.
Hàn răng bằng sứ nguyên khối
Sứ nguyên khối là loại sứ chứa nhiều tinh thể. Chúng được xuất phát từ một khối thủy tinh đồng nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện dưới dạng phục hình nguyên khối với chất gắn chuyên dụng. Vật liệu hàn này rất chắc chắn, phù hợp với vùng phải chịu lực nhai lớn như răng hàm. Bên cạnh đó màu sắc cũng vô cùng thẩm mỹ, loại bỏ hoàn toàn không cho sâu răng có cơ hội tái phát.
Hàn răng bằng Amalgam
Amalgam là loại vật liệu có cấu tạo từ hỗn hợp các phần tử kim loại như đồng, bạc, thủy ngân, kẽm,.. Đây là loại vật liệu dễ sử dụng, có khả năng chịu lực tốt nên thường được sử dụng để trám các lỗ sâu răng lớn. Hoặc trám các răng thực hiện chức năng ăn nhai chính bị tổn thương.
Tuy nhiên nhược điểm của vật liệu Amalgam là tính thẩm mỹ không cao. Vì vậy nó thường được sử dụng để trám ở các răng có vị trí khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, Amalgam còn có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện. Do đó khả năng cảm biến mùi vị thức ăn sẽ bị giảm khá nhiều.
Hàn trám răng bằng kim loại
Vật liệu kim loại thường được sử dụng để hàn trám răng là hợp chất Titan hoặc vàng. Bới chúng có tính tương thích tốt với răng và môi trường miệng. Loại vật liệu này có khả năng chịu lực và chịu mòn tốt nên thường được dùng cho răng hàm. Bên cạnh đó do được làm tại xưởng nên miếng hàn có bờ khít sát đặc biệt là vàng, ngăn chặn sâu răng tái phát về sau. Tuy nhiên do màu sắc không giống với màu răng nên có tính thẩm mỹ không cao và kỹ thuật làm cũng phức tạp hơn.
Những trường hợp nào cần hàn trám răng?
Những trường hợp sau sẽ cần thực hiện hàn trám răng:
- Sâu răng: Các lỗ sâu trên răng do vi khuẩn đục khoét có thể hủy hoại tủy răng và lây lan sang các răng bên bệnh. Vì vậy để tránh xảy ra tình trạng này bạn cần thực hiện làm sạch hốc răng bị sâu sau đó hàn trám răng bằng vật liệu nha khoa thích hợp.
- Mòn răng: Việc đánh răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng lâu ngày sẽ dẫn tới men răng ở cổ răng bị hao mòn dần. Từ đó làm lộ lớp ngà răng. Răng sẽ trở nên nhạy cảm, bị ê buốt khi ăn hoặc uống các loại đồ ăn nóng lạnh.
- Răng bị chấn thương: Những tai nạn xảy ra bất ngờ có thể làm cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ và không còn được chắc chắn như ban đầu. Chức năng của răng cũng từ đó bị suy giảm. Việc thực hiện hàn trám sẽ giúp răng khôi phục lại hình dáng ban đầu, thực hiện tốt chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng.
- Khuyết điểm thiếu thẩm mỹ của răng: Rất nhiều người có các khuyết điểm bẩm sinh trên răng. Ví dụ khoảng cách giữa các răng quá rộng, kẽ răng thưa, răng bị đổi màu do các tác nhân bên ngoài. Lúc này hàn trám răng sẽ là phương pháp phù hợp để lấy lại tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Quy trình hàn trám răng
Hàn trám răng giúp phục hồi lại tính thẩm mỹ cho những chiếc răng bị tổn thương, mang lại vẻ đẹp như ban đầu. Mặc dù đây là kỹ thuật đơn giản tuy nhiên vẫn cần một quy trình hàn trám thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn nha khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như mang lại hiệu quả cao.
Chính vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao để thực hiện hàn trám răng.
Quy trình thực hiện trám răng diễn ra như sau:
Bước 1: Tiến hành thăm khám tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng và mức độ tổn thương của răng cần trám. Ngoài ra có thể chụp phim X-quang để xác định xem phần tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó lựa chọn phương pháp và vật liệu trám phù hợp nhất.
Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Bác sĩ sẽ nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men răng để tăng độ lưu trữ cho miếng trám. Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình hàn trám răng. Vì nếu không làm sạch hết phần răng bị hư hại thì vi khuẩn vẫn sẽ phát triển khiến răng không được điều trị dứt điểm.
Bước 3: So màu răng
So màu răng là một trong những bước quan trọng trong quy trình trám răng thẩm mỹ. Nó giúp bác sĩ lựa chọn được chính xác màu của vật liệu trám.
Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
Chỉ sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong trường hợp bờ xoang nằm sâu dưới nướu hoặc xoang sâu răng lớn.
Bước 5: Thực hiện hàn trám răng
Hàn trám răng được thực hiện qua các bước tiêu chuẩn sau: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
Bước 6: Kiểm tra lại
Sau khi đã hoàn tất quá trình trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa để chỉnh lại các điểm cộm, vướng giúp bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.
Bước 7: Hoàn thiện quy trình hàn răng
Cuối cùng là bánh bóng miếng trám và cho khách hàng xem miếng trám để đánh giá mức độ thẩm mỹ và sự hài lòng.
Lưu ý sau khi hàn trám răng
Sau khi thực hiện xong hàn trám răng, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về những khó chịu có thể gặp phải, những lưu ý về cách ăn nhai, cách vệ sinh răng miệng tại vị trí miếng hàn.
- Sau khi vừa hàn răng, thuốc tê vẫn chưa tan hết, bạn có thể sẽ có cảm giác mặt bị sưng to, tê bì môi má, mắt nặng trĩu xuống. Tuy nhiên đừng lo lắng, những khó chịu này sẽ biến mắt sau khi thuốc tê hết tác dụng. Khi ăn nhai, không nên nhai ở bên còn thuốc tê để tránh cắn vào môi má do lúc này không có cảm giác. Không ăn hoặc uống các loại đồ ăn quá nóng, lạnh để tránh bị bỏng khi còn thuốc tê.
- Kiêng đủ thời gian với răng vừa hàn trám để tránh bị bong hay mòn miếng hàn. Riêng với hàn Composite bạn có thể ăn nhai ngay sau đó. Còn đối với những chất hàn khác thì cần tránh nhai trong khoảng 4 tiếng.
- Tránh đồ ăn cay nóng lạnh, quá cứng trong vài ngày đầu để răng không bị đau hay ê buốt.
- Không sử dụng tăm, hãy sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế các loại đồ ăn uống có màu để tránh miếng hàn bị xỉn màu.
Với sự phát triển của công nghệ nha khoa như hiện nay, kỹ thuật hàn răng được thực hiện vô cùng đơn giản. Chất lượng miếng hàn tốt giúp thời gian sử dụng lâu dài. Tuy nhiên để ngăn chặn các vấn đề sâu răng, xỉn màu,… hãy chủ động khám định kỳ 6 tháng/lần. Bạn sẽ luôn có nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng tốt.