Hàn răng là một trong những kỹ thuật nha khoa phổ biến và không quá phức tạp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hàn răng là gì? Có những loại vật liệu nào được sử dụng khi hàn hàn răng. Loại vật liệu nào tốt nhất? Chi phí hết bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên nhé!
Mục lục
Trường hợp nào cần thực hiện hàn răng?
Sâu răng
Sâu răng là một trong những lý do chính cần phải thực hiện hàn răng. Sâu răng nguyên nhân do vi khuẩn kết hợp cùng với bột đường, sau quá trình lên men tạo thành axit và tấn công vào răng gây ra những lỗ đen.
Nếu không hàn răng kịp thời, sâu răng sẽ ăn dần vào trong tủy và chân răng, làm cho răng trở nên đau nhức, viêm tủy, thậm chí phải nhổ bỏ.
Răng bị thưa nhẹ
Răng thưa có thể trám được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Răng thưa làm cho hàm răng bị mất thẩm mỹ, đồng thời khiến thức ăn dễ mắc kẹt trong các kẽ răng. Để khắc phục tình trạng răng thưa bạn có thể sử dụng các phương pháp như hàn răng, niềng răng hoặc bọc răng sứ.
Hỏi đáp: Niềng răng thưa có nhanh không?
Răng bị chấn thương nhẹ
Trong một vài trường hợp gặp phải các chấn thương, tai nạn làm cho răng bị nứt, mẻ, vỡ nhẹ. Để tái tạo lại hình dáng như ban đầu hoặc tránh làm cho răng bị thương nghiêm trọng hơn bạn có thể sử dụng phương pháp hàn răng.
Răng bị mòn
Tình trạng răng mòn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do mọi người không biết cách chăm sóc răng, chăm sóc răng sai cách.
Hiện nay vẫn có rất nhiều người chải răng theo hướng ngang hoặc chải quá mạnh làm cho tình trạng mòn cổ chân răng diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra việc sử dụng bàn chải cứng cũng có thể dẫn tới hiện tượng mòn răng, làm cho răng trở nên nhạy cảm và rất dễ bị ê buốt.
Một nguyên nhân khác khiến răng bị mòn là nghiến răng. Nghiến răng là một bệnh lý răng miệng do vấn đề sai lệch khớp cắn. Về lâu dài nghiến răng có thể làm cho răng bị mòn. Đối với trường hợp này bạn cần tới gặp bác sĩ cụ thể để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hàn răng ngừa sâu răng cho trẻ em
Đối với trẻ đã mọc xong răng sữa nhưng răng hàm xuất hiện các rãnh sâu làm cho thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt. Đặc biệt ở lứa tuổi còn nhỏ trẻ sẽ không biết cách vệ sinh răng miệng dẫn tới khả năng bị sâu răng rất lớn. Lúc này việc hàn răng vào các rãnh sâu sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng cho trẻ một cách hiệu quả.
Các trường hợp không thể thực hiện hàn răng
Mặc dù hàn răng là một phương pháp rất đơn giản và dễ thực hiện, hiệu quả mang lại cao. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể thực hiện hàn răng mà phải thực hiện phương pháp khác để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.
Hàn răng trên răng sứ
Nếu răng sứ bị mẻ, bạn sẽ không thể thực hiện hàn răng. Các vật liệu hàn răng trên răng thật không thể tương thích được trên răng sứ. Do đó rất khó để liên kết chúng với nhau và dễ dàng bị rơi ra ngoài.
Có nhiều ý kiến cho rằng có thể sử dụng loại sứ khác để đắp lên. Tuy nhiên răng sứ đều được chế tác từ sứ nguyên khối. Bạn không thể sử dụng loại sứ khác để hàn trám vào được.
Trường hợp bị nứt, vỡ hoặc sâu răng quá nặng
Trong trường hợp bị nứt vỡ hoặc sâu răng quá nặng thì hàn răng không thể giúp khôi phục lại bình thường. Lúc này tùy theo tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp nhất. Nếu bị sâu răng nặng có thể phải điều trị tủy, nhổ răng và trồng lại răng mới để không gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.
Đọc thêm: Răng sâu nặng có bọc sứ được không?
Hàn răng cửa
Mẻ răng cửa có thể hàn răng được không? Nếu trường hợp răng cửa bị gãy vỡ quá nặng không thể hàn trám được, lúc này bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer mới là phương pháp tối ưu và có thời gian sử dụng lâu dài.
Hàn hàn răng mang lại những lợi ích nào?
Hàn hàn răng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Kỹ thuật thực hiện đơn giản, bảo tồn được tối đa răng thật
- Không gây đau, sưng, phục hồi nhanh chóng
- Có thể ăn nhai hiệu quả và đảm bảo tính thẩm mỹ tốt
- Bền chắc, có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc tốt và sử dụng loại vật liệu chất lượng
- Chi phí rẻ
Hàn răng loại nào tốt nhất hiện nay?
Hàn răng bằng vật liệu Composite
Composite là loại vật liệu hàn răng hiện đại với nhiều ưu điểm nhất hiện nay, vượt trội hơn tất cả các loại vật liệu truyền thống khác.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, màu sắc giống với màu răng tự nhiên
- Đa dạng màu sắc, phù hợp với màu răng của từng người
- Có độ chịu cứng, mòn cao
- Không phá hủy cấu trúc răng
- Chi phí không cao
Nhược điểm:
- Miếng trám bị đổi màu sau vài năm sử dụng
- Hạn chế ăn nhai mạnh vì miếng trám có thể bị bong tróc
Vật liệu Amalgam
Amalgam là một hợp kim gồm có Thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… đã có lịch sử sử dụng từ nhiều năm về trước. Hàn răng Amalgam còn có tên gọi khác là trám bạc vì nó có màu sắc giống bạc. Vật liệu này có thể sử dụng để trám cho các răng phía trong như răng cối và răng kế răng cối.
Ưu điểm:
- Tuổi thọ kéo dài từ 10 – 15 năm
- Chịu được lực nhai mạnh
- Chi phí rẻ hơn các chất hàn tổng hợp khác
Nhược điểm:
- Màu không giống màu răng nên tính thẩm mỹ không cao
- Phá hủy cấu trúc răng nhiều hơn Composite do lỗ sâu khoan đủ lớn để lưu trữ miếng trám
- Có một số ít trường hợp bị dị ứng với mặt thủy ngân ở trong hỗn hợp hàn răng
Hàn răng với vật liệu GIC
GIC là xi măng hàn răng ra đời sau vật liệu Amalgam. Nó được sử dụng phổ biến trong vài năm trở lại đây, dùng để trám những lỗ xoang có kích thước lớn, có màu trắng bột.
Ưu điểm:
- Độ thẩm mỹ cao hơn Amalgam tuy nhiên vẫn chưa đạt được thẩm mỹ hàng đầu
- Trong hỗn hợp có Flour ngăn ngừa sâu răng
- Có màu sắc tương tự như răng thật
- Chi phí thấp
Nhược điểm:
- Độ bền kém
- Khả năng chịu lực và chống mòn kém
Hàn răng bằng vàng và quý kim
Vật liệu hàn răng này là hợp kim bằng vàng hoặc một số kim loại khác như đồng, bạc giúp tăng sự cứng chắc cho miếng trám. Nó thường được sử dụng để trám cho răng hàm do màu sắc chênh lệch quá nhiều so với răng thật.
Ưu điểm:
- Độ bền cao, có thể kéo dài từ 10 – 15 năm, không bị ăn mòn
- Chịu được lực tốt, ăn nhai như bình thường
- Về độ thẩm mỹ, ánh vàng cho màu sắc dễ chịu hơn so với trám bạc
Nhược điểm:
- Màu sắc không giống với răng tự nhiên
- Chi phí cao
- Cần phải tới phòng khám ít nhất 2 lần mới hoàn thành việc hàn răng
- Có thể xảy ra hiện tượng bị sốc mạ gây đau nhói, tuy nhiên rất hiếm
Hàn răng bằng vật liệu sứ Inlay/Onlay
Inlay – Onlay hiện đang là một kỹ thuật phục hình răng hiệu quả bằng cách chế tạo ra miếng trám bằng vật liệu sứ nha khoa nhằm mục đích tạo hình như răng thật. Inlay – Onlay phù hợp với những trường hợp răng bị sứt mẻ lớn, cần đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Nó thường được áp dụng chủ yếu cho răng hàm.
Ưu điểm:
- Độ thẩm mỹ cao, màu sứ giống với màu răng thật
- Chất liệu bền chắc, chịu được lực tốt
- Khó bị đổi màu
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Quy trình thực hiện phức tạp đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao
- Cần ít nhất 2 lần hẹn để hoàn thành việc phục hình răng
Xem chi tiết: Quy trình hàn răng
Hàn răng giá bao nhiêu tiền?
Chi phí hàn răng có thể dao động từ vài triệu tới vài chục triệu, tùy thuộc theo tình trạng răng cũng như loại vật liệu hàn trám mà bạn lựa chọn. Ví dụ với những người có tình trạng răng sâu nghiêm trọng, cần phải điều trị bệnh lý trước thì chi phí hàn răng sẽ cao hơn so với những người chỉ bị sâu răng nhẹ. Ngoài ra tay nghề, kỹ thuật bác sĩ cũng có ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí hàn răng.
Việc hàn răng sâu khi ổ răng sâu không quá lớn không chỉ giúp đạt được hiệu quả vượt trội mà còn ngăn ngừa sâu răng xâm lấn vào kết cấu răng và tủy răng bên trong. Vì vậy ngay khi phát hiện răng có dấu hiệu bị sâu, bạn hãy tới ngay các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kịp thời ngăn ngừa không xảy ra biến chứng.
Có thể nói hàn răng chi phí bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng răng, vật liệu hàn trám, tay nghề bác sĩ,… Để biết được chi phí cụ thể cho tình trạng của mình, các bạn hãy liên hệ trực tiếp tới địa chỉ nha khoa uy tín nhé!