Tương lai tươi sáng của bé không chỉ đầu tư về tri thức mà nhiều gia đình càng chú ý hơn về mặt hình thức. Đặc biệt là sức khỏe răng miệng với hàm răng trắng chuẩn tự nhiên, nụ cười tự tin, rạng rỡ. Nếu bé nhà mình đang trong độ tuổi thay răng mà chưa biết làm gì để bé thay răng đều đẹp, Quý phụ huynh đừng bỏ qua những chỉ dẫn hữu ích nhất dưới đây nhé.
Mục lục
- Trẻ bao nhiêu tuổi thì thay răng sữa?
- Làm gì để bé thay răng đều đẹp, không khấp khểnh?
- 1. Quan tâm đến từng độ tuổi thay răng sữa của trẻ
- 2. Theo dõi cẩn thận quá trình thay răng sữa và răng vĩnh viễn
- 3. Không nên nhổ răng sữa quá sớm hoặc chưa có dấu hiệu rụng
- 4. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ
- 5. Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp
- 6. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ
- 7. Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ
- 8. Đưa bé đi khám răng định kỳ
- Nha Khoa Thúy Đức – Đồng hành và mang đến hàm răng đẹp nhất cho bé
Trẻ bao nhiêu tuổi thì thay răng sữa?
Theo các chuyên gia, chiếc răng sữa đầu tiên của bé thường xuất hiện khi con được 6 tháng tuổi. Thực ra, mầm răng sữa đã hình thành từ khi con còn nằm trong bụng mẹ. Tuy răng bộ răng sữa chỉ ở cung hàm trong khoảng thời gian nhất định nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ như:
– Giúp bé ăn nhai thời kỳ đầu từ khoảng 6 tháng tuổi đến khi bắt đầu rụng răng sữa và thay bằng răng vĩnh viễn.
– Hỗ trợ quá trình phát triển cấu trúc xương mặt của bé.
– Rèn luyện việc phát âm, giao tiếp của bé.
– Ổn định vị trí trên cung hàm giúp các răng vĩnh viễn xuất hiện đúng vị trí.
Thông thường, hai chiếc răng cửa phía trước sẽ mọc đầu tiên. Rồi lần lượt những chiếc răng sữa khác. Khi bé được khoảng 3 tuổi thì trên cung hàm đã xuất hiện 20 chiếc răng sữa.
Thời điểm con vào lớp 1, quá trình thay răng sữa sẽ bắt đầu. Quá trình này kéo dài tới khi bé được khoảng 12 tuổi. Lúc này, con sẽ có 28 chiếc răng vĩnh viễn. Ngoài ra, 4 chiếc răng số 8 (răng khôn) có thể xuất hiện trong quá trình bé trưởng thành (từ 18 đến 25 tuổi) hoặc không.
Làm gì để bé thay răng đều đẹp, không khấp khểnh?
“Cái răng cái tóc là góc con người” đã trở thành chân lý trong bất kỳ thời đại, hoàn cảnh nào. Bởi vậy ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên đầu tư giúp con có được một hàm răng trắng chuẩn tự nhiên. Dưới đây là các gợi ý làm gì để bé thay răng đều đẹp, không khấp khểnh?
1. Quan tâm đến từng độ tuổi thay răng sữa của trẻ
Trước tiên, các bậc phụ huynh cần nắm được độ tuổi thay răng sữa của trẻ một cách chính xác. Cụ thể:
– Bé từ 6- 8 tuổi: Sẽ thay 4 răng cửa dưới
– Bé từ 7- 9 tuổi: Sẽ thay 4 răng cửa trên
Răng bé thay lần lượt như thứ tự răng sữa mọc lên, răng sữa nào mọc trước sẽ thay bằng răng vĩnh viễn trước. Ngoài ra, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới.
– Thứ tự thay răng của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng hàm nhỏ – răng nanh và các răng hàm lớn.
– Thứ tự thay răng của hàm dưới là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng hàm nhỏ và cuối cùng là các răng hàm lớn.
Độ tuổi thay răng của trẻ ngắn hay dài sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
– Đặc điểm của từng răng: Răng 1 chân ở vùng răng cửa và răng hàm nhỏ thì thời gian thay sẽ nhanh hơn có thể diễn ra trong vài tuần. Còn răng cối nhiều chân cần thời gian dài, khoảng 1- 2 tháng mới hoàn thiện.
– Thói quen của trẻ: Một số thói quen xấu như sờ tay, đẩy lưỡi dễ tác động tới vùng mọc răng. Cha mẹ thấy trẻ có hành động này thì cần nhắc nhở ngay.
– Cơ địa của trẻ: Có những bé khỏe mạnh, phát triển bình thường thì quá trình thay răng sẽ thuận lợi. Tuy nhiên một số trẻ kiểu chậm lớn, thiếu canxi, còi xương,… thì việc thay răng cần nhiều thời gian hơn.
2. Theo dõi cẩn thận quá trình thay răng sữa và răng vĩnh viễn
Sau khi đã nắm được độ tuổi thay răng sữa của bé, giờ là lúc cha mẹ cần theo dõi cẩn thận những dấu hiệu để sớm phát hiện ra vấn đề. Ví dụ như răng vĩnh viễn mọc không đều, mọc chậm, mọc thưa hay mọc bị sai vị trí,… Một số trường hợp đặc biệt còn thấy con bị thiếu răng hoặc thừa răng bẩm sinh. Từ đó, cha mẹ sẽ tìm kiếm các phương pháp khắc phục tốt nhất.
3. Không nên nhổ răng sữa quá sớm hoặc chưa có dấu hiệu rụng
Có rất nhiều trường hợp đến thời kỳ thay răng nhưng răng sữa vẫn chắc chắn trên cung hàm thì nên xử lý thế nào? Nên nhổ hay không? Đây cũng là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Theo chia sẻ của bác sĩ, cha mẹ không nên nhổ răng sữa của bé khi mà răng vẫn chưa sẵn sàng để rụng. Bởi vì thời điểm nhổ răng sữa có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng của bé. Ví dụ như chức năng ăn nhai suy giảm khi răng bị rụng quá sớm, vị trí trống chưa có chiếc răng nào mọc lên thay thế.
Cũng đừng nhổ răng sữa quá muộn vì răng vĩnh viễn lúc này đã mọc lên không biết phải chen ở vị trí nào cho thích hợp. Nó sẽ có xu hướng mọc chen chúc, lệch lạc ảnh hưởng đến khớp cắn.
Bên cạnh đó, việc tự nhổ răng sữa tại nhà khi chưa đúng lúc dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng chân răng. Cách tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé tới các địa chỉ nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ xác định có nên nhổ răng hay chưa và thực hiện thủ thuật này một cách an toàn.
4. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần giúp bé duy trì thói quen đánh răng đều đặn. Như vậy răng sẽ khỏe mạnh, ít bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề khác. Vào thời điểm thay răng sữa cũng thuận lợi hơn.
– Bé nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Đưa bàn chải vệ sinh tất cả bề mặt răng bao gồm cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.
– Chải răng ở cả vị trí răng, nướu tiếp xúc với nhau.
– Có thể sử dụng chỉ nha khoa khi đã được bác sĩ cho phép. Sản phẩm này giúp làm sạch kẽ răng hiệu quả hơn. Từ đó duy trì sức khỏe răng miệng, ngăn chặn bệnh lý khác.
5. Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp
Chăm sóc răng miệng ở trẻ không chỉ cần sự tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ mà cha mẹ nên chọn cả sản phẩm kem đánh răng cũng như bàn chải phù hợp.
– Về bàn chải, bạn chọn loại có đầu lông mềm mại nhưng vẫn sở hữu khả năng làm sạch mảng bám trên răng. Chú ý thay bàn chải mới cho bé sau 3 tháng sử dụng. Điều này giúp tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ và hiệu quả làm sạch không còn hiệu quả nữa.
– Về kem đánh răng, bạn chọn sản phẩm có lượng fluor thích hợp với độ tuổi của bé. Fluor là hoạt chất giúp răng và xương thêm cứng và chắc khỏe. Khi sử dụng chúng, răng của bé cũng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Tuyệt đôi không cho con sử dụng kem đánh răng của người lớn vì sản phẩm này có chứa lượng fluor lớn. Nếu vẫn sử dụng chung thì men răng của trẻ sẽ bị yếu, răng bị tổn thương.
6. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ
Sở dĩ răng của trẻ dễ bị sâu là do thường xuyên ăn thực phẩm không tốt cho răng. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con.
– Không nên hoặc hạn chế tối đa bé ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, axit như bánh kẹo, nước ngọt. Hoặc đồ uống có đường tự nhiên như nước trái cây, sữa có hương vị, đồ uống socola,.. cần được cắt giảm. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng nước trái cây cũng rất lành mạnh. Tuy nhiên trong các loại quả này bao gồm cả axit gây hại cho men răng. Để đảm bảo con vẫn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà sức khỏe răng miệng duy trì tốt, cha mẹ chỉ nên cho con uống tối đa 120ml nước trái cây nguyên chất một ngày.
– Cho bé tăng cường uống nước và sữa là tốt nhất cho răng.
– Có thể thay bánh kẹo ngọt bằng món ăn nhẹ ít đường hơn như sữa chua, phô mai,… Ở giữa các bữa ăn chính, các món này giúp bé tiếp thêm năng lượng mà không ảnh hưởng đến răng.
– Tránh các thức ăn quá dai hoặc cứng. Bạn nên ưu tiên thực phẩm dễ nuốt, dạng mềm để răng ít bị tác động. Bổ sung món ăn giàu canxi như trứng, sữa, thủy sản, nước xương,… cho răng con thêm chắc khỏe.
7. Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ
Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp bị sai lệch khớp cắn là do ngày bé, trẻ duy trì các thói quen xấu trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến răng. Ví dụ như ngậm núm vú giả, mút tay trong thời gian dài. Những hành động này sẽ gây áp lực lên răng, sau đó là tác động tới cả xương hàm. Bởi vậy, cha mẹ thấy trẻ có thói quen trên thì cần loại bỏ ngay. Ngoài ra, bạn không nên để bé chạm tay hoặc lưỡi vào vị trí răng sữa đã rụng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ quá dai, quá cứng hay quá nóng, quá lạnh.
8. Đưa bé đi khám răng định kỳ
Để trẻ có hàm răng chuẩn đẹp nhất đồng thời sớm điều chỉnh những sai lệch mới phát sinh, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám răng định kỳ. Không chỉ khi thay răng mà khoảng 6 tháng/lần, trẻ cần đến các địa chỉ nha khoa tuy tín để kiểm tra. Nếu gặp tình trạng răng bị sâu hoặc vấn đề nào đó, bác sĩ sẽ phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, trường hợp con kêu đau răng hoặc thấy răng của trẻ mọc chậm, mọc lệch hoặc bị hô, móm, cha mẹ cũng nên đưa con đến gặp bác sĩ. Khi đó, các khuyết điểm về răng cũng được giải quyết tốt nhất.
Nha Khoa Thúy Đức – Đồng hành và mang đến hàm răng đẹp nhất cho bé
Chọn địa chỉ nha khoa uy tín đồng hành cùng bé là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nụ cười cũng như sự tự tin trên khuôn mặt trẻ. Nếu đang băn khoăn đâu là địa chỉ chất lượng thì đừng bỏ qua nha khoa Thúy Đức với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành.
Nha khoa Thúy Đức sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, kinh nghiệm phong phú, làm việc tận tâm, tỉ mỉ và hiểu rõ tâm lý của trẻ. Từ đó dễ tạo ra không khí thăm khám nhẹ nhàng, vui vẻ, không để bé phải sợ sệt.
Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất như máy Pax-I chụp hàm Panorama, máy quét dấu răng iTero 5D,… giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng, tình trạng răng bị lệch, móm,… Môi trường làm việc đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Ngoài ra các dụng cụ đều được khử trùng sạch sẽ trước khi thực hiện.
Chúng tôi tin rằng với sự tận tâm của các bác sĩ nha khoa Thúy Đức, bạn nhỏ sẽ không còn sợ đi nhổ răng hay thăm khám định kỳ. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ