Một thời xa xôi của thế hệ 8x, 9x, thi thoảng chúng ta vẫn còn hồi tưởng cảm giác nhổ răng sữa vứt lên mái nhà. Sau đó thì ở dưới hô to câu đồng dao “Chuột, chuột, chí, chí. Mày lấy răng tao, tao lấy răng mày” với mong ước răng mọc lên sẽ đều trắng đẹp. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, sức khỏe răng miệng của trẻ được nhiều phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên nếu chưa biết khi nào nên nhổ răng sữa cho bé tốt nhất, mọi người đừng bỏ qua thông tin quan trọng dưới đây nhé.
Mục lục
1. Vai trò của răng sữa với bé
Răng sữa ở trẻ là những chiếc răng mọc đầu tiên trong thời kỳ bú mẹ khoảng từ 6- 8 tháng tuổi hoặc có khi muộn hơn. Sau đó, răng sẽ mọc đủ 20 cái gồm 10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới khi trẻ từ 25- 30 tháng.
Trong suốt giai đoạn trưởng thành, phát triển của bé, răng sữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng:
– Ăn dặm
Sau khoảng 6 tháng khi trẻ bắt đầu quá trình ăn dặm, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện. Chức năng chính là răng sữa giúp ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Nhờ đó hệ tiêu hóa của trẻ cũng hoàn thiện, ổn định hơn.
– Định hướng cho răng vĩnh viễn mọc
Theo nghiên cứu, một chiếc răng sữa có tuổi thọ khoảng 5- 7 năm. Sau đó chân răng bắt đầu tiêu dần và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên ngay vị trí đó. Nếu trường hợp răng sữa bị sâu, viêm nhiễm phải nhổ sớm khi chưa đến tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến quán trình mọc răng vĩnh viễn sau đó.
– Kích thích xương hàm phát triển
Một điểm quan trọng khác là răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm. Nhờ chúng, việc ăn nhai của bé cũng dễ dàng hơn. Động tác này làm cho cơ, xương hàm cải thiện theo thời gian, đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ trên khuôn mặt.
– Phát âm
Như bạn đã biết, hàm răng sữa đầy đủ giúp trẻ phát âm dễ dàng, “tròn vành rõ chữ” hơn. Trường hợp răng sữa hỏng sớm phải nhổ, bé dễ bị nói ngọng, phát âm sai, nhất là khi học ngoại ngữ.
– Tính thẩm mỹ
Đa số các bé đều dễ bị sâu hay sún răng do ăn bánh kẹo nhiều và không được chăm sóc đúng cách. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu trêu chọc dễ làm bé cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.
Những chiếc răng sữa có vai trò rất lớn với sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời. Cha mẹ nên quan tâm và chăm sóc răng cho trẻ, tránh không để răng sữa rụng quá sớm hay quá muộn ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn sau này.
2. Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?
Thay răng sữa nằm trong quá trình phát triển bình thường mà bất kỳ bạn nhỏ nào cũng phải trải qua. Nó còn ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng vĩnh viễn. Tuy nhiên khi nào nên nhổ răng sữa cho bé thì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa cho bé trong các trường hợp sau:
Răng sữa lung lay tự nhiên
Khoảng 5- 6 tuổi, một số răng mọc trước của bé có dấu hiệu bị lung lay. Điều này báo hiệu cha mẹ nên nhổ răng sữa cho bé càng sớm càng tốt, nhường vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi nhất.
Lưu ý, khi thấy răng sữa của bé lung lay, phụ huynh nên để tâm hơn một chút. Vì nếu không phát hiện kịp thời trong quá trình ăn uống, răng bị rụng ra và trẻ rất dễ bị nuốt nhầm. Theo các bác sĩ, trẻ nuốt nhầm răng khi ăn là tình trạng không hiếm gặp. Trẻ có thể bị mắc nghẹn, khó thở hoặc gặp nguy hiểm nếu không xử lý ngay lập tức.
Bên cạnh đó, răng sữa đã lung lay thì chân răng cũng đang tiêu dần, không còn chắc chắn. Bé ăn uống cắn vào, răng dễ bật ngược và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí chảy máu chân răng.
Răng sữa chưa lung lay khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn
Không phải lúc nào răng sữa cũng lung lay tự nhiên. Có nhiều bé răng sữa chưa kịp lung lay và nhổ bỏ thì răng sữa ở vị trí đó đã mọc lên. Chúng ta hay gọi là “răng mọc lẫy”. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trẻ mọc răng sữa muộn dẫn tới thời gian thay răng chậm hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu sau giai đoạn thay răng (thường là từ 6 – 12 tuổi) mà răng sữa vẫn chưa lung lay, răng vĩnh viễn có thể không bao giờ mọc được. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng. Bởi vậy khi thấy răng sữa lâu quá mà chưa lung lay, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Răng sữa bị sâu
Răng sữa bị sâu là rủi ro lớn nhất của trẻ khi mà chế độ ăn uống có nhiều món ăn ngọt, hàm lượng đường cao. Tuy nhiên ý thức cũng như khả năng chăm sóc răng miệng chưa đầy đủ. Nếu thấy răng bé bị sâu, cha mẹ nên đưa bé tới địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám. Trong trường hợp răng sâu quá nghiêm trọng, nhổ bỏ răng sữa sớm là cần thiết để tránh tình trạng viêm nhiễm lan sang chân răng, vào tủy, gây đau nhức nghiêm trọng cho trẻ.
3. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé
Nhổ răng sữa cho bé tại nhà thực tế cũng rất đơn giản nếu bạn thực hiện đúng theo các bước dưới đây.
– Chọn thời điểm nhổ răng sữa thích hợp
Khi thấy răng sữa của bé bắt đầu lung lay, cha mẹ không nên nóng vội muốn nhổ bỏ ngay. Bởi lúc này có thể chân răng sữa chưa tiêu biến hoàn toàn. Nhổ răng sữa quá sớm tức là trước thời điểm thích hợp nhất cũng làm cho cảm giác của con đau đớn hơn, thậm chí là ám ảnh.
Phụ huynh lưu ý, khi răng của trẻ di chuyển về phía trước và phía sau càng xa thì đây mới là thời điểm nhổ răng thích hợp. Thời gian chờ đợi có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
– Chủ động day lỏng răng
Thuở nhỏ chúng ta vẫn được nhắc nhở là khi thấy răng lung lay thì phải day lỏng chúng bất cứ lúc nào. Vào thời điểm này, hãy truyền lại điều đó cho bé con nhà bạn. Yêu cầu trẻ di chuyển chiếc răng lung lay bằng lưỡi hoặc ngón tay của mình cho đến khi nó trở nên đủ lỏng để nhổ bỏ. Chiếc răng càng lỏng lẻo bao nhiêu thì càng giảm đau bấy nhiêu.
– Giảm đau bằng cách làm tê nướu
Không phải cha mẹ muốn nhổ một cái là răng sẽ bật ra ngay. Để giảm đau, bạn nên bôi thuốc mỡ gây tê tại chỗ ở vị trí nướu răng cần nhổ do bác sĩ kê đơn. Hoặc chườm vài viên đá lạnh làm tê nướu. Khi đó quá trình nhổ răng sẽ không còn hoặc hạn chế tối đa cảm giác đau cho bé.
– Thao tác nhổ răng sữa phải dứt khoát
Khi đến thời điểm thích hợp nhất nhổ răng sữa, cha mẹ dùng gạc lau sạch chiếc răng cần nhổ vài lần. Sau đó dùng miếng gạc khác nắm chặt răng và nhổ mạnh, dứt khoát. Để tăng lực, bạn có thể dùng găng tay cao su với độ bám chắc hơn. Cần tránh việc nắm không tốt sẽ kéo dài quá trình nhổ răng và gây đau đớn cho trẻ.
– Tuyệt đối không dùng phương pháp “tay nắm cửa”
Chắc hẳn bạn đã nghe đến phương pháp nhổ răng bằng tay nắm cửa. Trước tiên buộc một sợi dây quanh chiếc răng. Sau đó buộc đầu kia vào tay nắm cửa và nhanh chóng đóng mạnh cửa lại. Như vậy chiếc răng sẽ bung ra. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì chúng ta khó kiểm soát được lực tác động lên răng. Khi đó có thể làm cho máu chảy nhiều và đau đớn hơn. Vậy nên cha mẹ đừng áp dụng phương pháp này.
Tóm lại, việc nhổ răng sữa cho bé đúng cách là điều các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ lưỡng để thực hiện một cách an toàn, hiệu quả nhất. Sai lầm khi nhổ răng sữa sẽ trở thành ám ảnh với trẻ nhỏ, thậm chí còn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhổ răng sữa đúng cách giúp thu thập tế bào gốc. Theo nghiên cứu, đây là tế bào có khả năng độc nhất phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể, được sử dụng để thay thế các tế bào và mô đã bị hư hỏng hoặc mất đi do bệnh tật. Nói cách khác, sau khi nhổ răng sữa và tham gia bảo quản tế bào gốc cho trẻ trong ngân hàng, cha mẹ đã cho trẻ một cơ hội chữa các bệnh nan y trong tương lai mà không cần sử dụng dược phẩm hoặc chất tổng hợp. Ví dụ như bạch cầu, ung thư hạch, tổn thương mão, tủy sống, viêm xương khớp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng teo cơ một bên, bệnh tim mạch,…
4. Có nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà?
Một số gia đình hiện nay vẫn chọn nhổ răng sữa cho bé tại nhà thay vì đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Tuy nhiên có nên làm như vậy không? có sợ gặp các biến chứng không? Cùng tìm hiểu lời khuyên của bác sĩ dưới đây nhé.
Những nguy cơ & biến chứng khi tự nhổ răng sữa tại nhà
Khi nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà, trẻ có thể gặp rất nhiều nguy cơ và biến chứng mà có khi chính phụ huynh cũng không lường trước được.
- Không thể nhổ hết toàn bộ chân răng
- Chảy máu kéo dài tại vùng nhổ răng
- Có thể bị nhiễm trùng do không vệ sinh tay, dụng cụ sạch sẽ trước khi nhổ
- Dễ nuốt phải chiếc răng vừa nhổ do thao tác nhổ không phù hợp
- Trẻ bị đau nhiều, ám ảnh và sợ cả nhổ răng về sau,…
Trên thực tế, nhổ răng sữa cho trẻ ở các địa chỉ nha khoa uy tín có rất nhiều lợi ích. Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận việc mọc lên của những chiếc răng vĩnh viễn khác như: răng mọc đúng trình tự không, có đủ chỗ trên xương hàm cho răng phát triển, những răng mới mọc có dấu hiệu bệnh lý gì không,… Nếu cha mẹ tự nhổ răng tại nhà cho trẻ thì chắc chắn không thể hiểu rõ các điều trên. Ngoài ra còn bỏ lỡ “thời điểm vàng” để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn trong giai đoạn sớm.
Những trường hợp tuyệt đối không tự ý nhổ răng tại nhà
Nếu trường hợp bé nhà mình đang bị mắc một số bệnh dưới đây, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý nhổ răng sữa tại nhà.
– Trẻ có bệnh toàn thân như đái tháo đường tuýp 1. Nếu tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
– Trẻ mắc bệnh tim mạch có nguy cơ viêm nội tâm mạc, bệnh về máu, bệnh thấp khớp, bệnh gan thận,..
– Trẻ đang bị sốt cao, bị viêm lợi cấp,… thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.
Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa uy tín. Khi đó bác sĩ sẽ tìm hiểu cụ thể tiền sử bệnh của trẻ, bệnh sử nha khoa, bệnh lý toàn thân rồi mới đưa ra phương pháp nhổ răng phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt.
5. Cách chăm sóc bé sau khi nhổ răng sữa
Vì sao sau khi nhổ răng sữa bé thường bị sốt?
Một số trẻ sau khi nhổ răng sữa có dấu hiệu bị sốt từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa của mỗi người. Điều này rất bình thường do cơ thể chịu tác động từ bên ngoài. Quá trình nhổ răng dễ gây tình trạng sưng, viêm ngay tại vị trí răng, làm cho mạch máu dưới da giãn nở. Khi đó, cơ thể trẻ phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ giúp giảm cơn đau, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Hoặc một vài nguyên nhân khác cũng gây tình trạng sốt ở trẻ như quá trình vệ sinh răng miệng, ăn uống, chăm sóc chưa quan tâm đúng mức.
– Cho trẻ ăn ngay các đồ dai, cứng, uống nước quá nóng hay quá lạnh dễ làm cho huyệt răng tiếp tục chảy máu, đau đớn và dẫn đến sốt cao.
– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm viêm nhiễm chân răng và gây sốt cho trẻ.
– Quá trình tự nhổ răng ở nhà hoặc tại một số nha khoa không uy tín, chân răng hoặc các mảnh vỡ của răng đôi khi còn sót lại mà không được phát hiện kịp thời làm cho miệng vết thương khó lành, sưng tấy, đau nhức kéo theo tình trạng sốt cao.
Cách chăm sóc bé sau khi nhổ răng sữa
Để hạn chế tối đa tình trạng nhổ răng sữa bị đau, sốt ở trẻ, đồng thời giúp cho vết thương nhanh lành, cha mẹ nên học cách chăm sóc bé cụ thể như sau:
– Những điều nên làm sau khi nhổ răng sữa cho trẻ
- Cha mẹ cho trẻ ngậm chặt miếng bông gòn sạch vào vị trí vừa nhổ răng để cầm máu
- Sử dụng đá lạnh bọc vào vải sạch rồi chườm quanh má nơi vừa mới nhổ răng để giảm đau sưng.
- Nếu trẻ đau quá thì dùng thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Cho bé uống thật nhiều nước lọc và ưu tiên các món ăn loãng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp…
- Cha mẹ cần giữ liên lạc với bác sĩ để liên hệ ngay khi cần như: bé có dấu hiệu đau nhức, ốm sốt kéo dài, chảy máu quá nhiều,…
– Những điều không nên làm sau khi nhổ răng sữa cho bé
- Cha mẹ không cho bé súc miệng quá sớm vì có thể gây ảnh hưởng đến việc cầm máu và đông máu của vết thương.
- Cha mẹ tuyệt đối không cho bé ăn đồ quá cứng, quá lạnh hay quá nóng vì dễ gây nhiễm trùng ở vị trí mới nhổ răng.
- Cha mẹ nhớ dặn bé không được cho tay, lưỡi hay bất cứ vật dụng nào vào vị trí vừa mới nhổ răng vì dễ gây tình trạng chảy máu và nhiễm trùng.
6. Nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa hết bao nhiêu?
Với các gia đình chưa nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa chắc hẳn cũng muốn biết chi phí hết khoảng bao nhiêu. Thực tế, nhổ răng sữa rẻ hơn nhiều so với nhổ răng khôn hay răng hàm bị sâu. Vì răng của bé thường nhỏ, chân răng cũng nhỏ, chưa phát triển, nướu mềm dễ nhổ.
Theo khảo sát thì chi phí nhổ răng sâu có thể dao động từ khoảng 50.000- 100.000 đồng/răng. Điều này còn tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ, công nghệ của từng phòng khám nhé.
7. Mách bạn địa chỉ nhổ răng sữa cho bé uy tín
Nhổ răng sâu cho bé không chỉ loại bỏ răng cũ mà đó còn là cả một lộ trình làm đẹp răng miệng về sau. Cha mẹ nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín như Thúy Đức với đầy đủ các yếu tố chất lượng nhất.
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao, tốt nghiệp chính quy, làm việc luôn nhiệt tình, tận tâm với tất cả khách hàng.
- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại nhất như máy quét dấu răng iTero 5D Plus, máy Vatech Pax-I chụp Panorama toàn hàm,…
- Có nhiều phòng chức năng riêng biệt, được khử trùng sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Quá trình thực hiện đảm bảo đầy đủ các điều kiện, không gây nguy hiểm cho bé. Cam kết không đau, không ám ảnh tâm lý và không có biến chứng sau khi nhổ răng.
- Chi phí nhổ răng hợp lý, tiết kiệm cho các gia đình.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng cho trẻ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ