• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Lấy cao răng xong bị tụt lợi có đúng không?

Nhiều người nhận thấy rằng sau khi lấy cao răng thì phần chân răng bị nhô ra nhiều hơn và có cảm giác như bị tụt lợi. Liệu việc lấy cao răng xong bị tụt lợi có đúng hay không? Các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này và tìm hiểu một số biện pháp xử lý tình trạng tụt lợi nhé!

Mục lục

  • 1. Tại sao phải lấy cao răng?
  • 2. Tụt lợi là gì?
  • 3. Dấu hiệu khi bị tụt lợi
  • 4. Lấy cao răng xong bị tụt lợi có đúng không?
  • 5. Biến chứng của việc tụt lợi
  • 6. Cách xử lý khi bị tụt lợi
    • 6.1. Khi bị tụt lợi nhẹ
    • 6.2. Khi bị tụt lợi nặng

1. Tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng (hay vôi răng) là lớp vôi bám trên bề mặt răng do mảng bám thức ăn tích tụ và bị vôi hóa bởi những hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt. Cao răng bám lâu ngày trên răng mà không được làm sạch có thể dẫn đến nhưng bệnh lý nha khoa như viêm lợi, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi. Nếu nặng hơn, bạn có thể bị viêm nha chu và dẫn tới tiêu xương tụt lợi, răng bị ê buốt, đau nhức khi nhai, mô liên kết bị phá hủy, răng lung lay, mất răng.

Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa đơn giản giúp bạn loại bỏ những mảng bám, cặn vôi hóa trên răng bằng cách sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Việc này sẽ ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.

Thông thường, các bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta cần đi kiểm tra và thực hiện lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để có một hàm răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên sử dụng cà phê, thuốc lá, uống rượu bia, hoặc không vệ sinh răng miệng tốt thì cần đi đến nha sĩ mỗi 3 – 4 tháng.

1. Tại sao phải lấy cao răng? 1

2. Tụt lợi là gì?

Tụt lợi hay tụt nướu là phần nướu bao quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng đi xuống cuống răng, khiến cho thân răng bị lộ ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ xảy ra với một vài răng hoặc cũng có thể gặp ở nguyên hàm răng trên và răng dưới. Tụt lợi thường đi kèm với một số triệu chứng như sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.

Tụt lợi được chia làm 2 loại khác nhau, bao gồm tụt lợi nhìn thấy được và tụt lợi không nhìn thấy được. Với tụt lợi nhìn thấy được, phần lợi bị tụt có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Còn với tụt lợi không nhìn thấy được, phần lợi bị tụt bị che phủ và bạn chỉ có thể phát hiện ra bằng cách sử dụng máy dò quanh thân răng xem các vị trí bám dính của mô.

2. Tụt lợi là gì? 1

3. Dấu hiệu khi bị tụt lợi

Một số dấu hiểu điển hình của tụt lợi có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường có thể kể đến như:

  • Nướu bị co rút lại
  • Bị chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hơi thở có mùi
  • Nướu sưng đỏ, có cảm giác đau quanh nướu
  • Chân răng bị lộ và bị ê buốt
  • Răng lung lay
Biết được các triệu chứng của tụt lợi sẽ giúp bạn sớm nhận biết các vấn đề răng miệng và điều trị trong thời gian sớm nhất.

4. Lấy cao răng xong bị tụt lợi có đúng không?

Sau khi lấy cao răng, nhiều người có cảm giác phần lợi bị tụt. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, lấy cao răng bị tụt lợi là hoàn toàn sai vì trên thực tế, dụng cụ và thủ thuật lấy cao răng chỉ tác động và làm bong các mảng bám ở chân răng, kẽ răng, nướu mà không làm ảnh hưởng đến các cấu trúc khác xung quanh răng.

Nguyên nhân có thể dẫn tới tụt lợi khi lấy cao răng là cao răng quá nhiều mà lâu ngày không được làm sạch, các mảng bám tích tụ và lấn sâu xuống nướu làm đẩy lùi lợi xuống dưới, gây tình trạng tụt lợi. Đến khi lấy cao răng, phần mảng bám bị loại bỏ sẽ làm lộ chân răng, khiến nhiều người lầm tưởng lấy cao răng bị tụt lợi.

4. Lấy cao răng xong bị tụt lợi có đúng không? 1

Xem thêm: Tụt lợi có tự khỏi không? Làm gì khi bị tụt lợi chân răng?

5. Biến chứng của việc tụt lợi

Nướu (hay lợi) là bộ phận có vai trò quan trọng giúp bảo vệ và giữ cho hàm răng chắc khỏe. Do đó, khi bạn bị tụt lợi, vi khuẩn có thể tấn công vào đường viền nướu tạo thành túi nha chu, làm chân răng bị lộ và dễ bị sâu răng hơn.

Tụt lợi có thể gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bao gồm:

  • Răng bị hở kẽ khiến thức ăn dễ bám vào khi ăn uống.
  • Khoảng hở là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cư trú, phát triển, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ do dáng răng dài trông mất thẩm mỹ hơn.
  • Răng không được bảo vệ, nướu bị mòn dần và dễ dàng chịu ảnh hưởng từ những tác nhân xấu.
  • Tiêu xương ổ răng, răng yếu hơn, lung lay và mất răng vĩnh viễn.
  • Bị ê buốt răng trong quá trình ăn nhai hằng ngày.
  • Bị viêm tủy răng.
Tụt lợi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó, khi bạn bị tụt lợi vì bất cứ lý do gì cần nhanh chóng đến các nha khoa uy tín để được kiểm tra và xử lý.

6. Cách xử lý khi bị tụt lợi

Khi bị tụt lợi, bạn đến các cơ sở nha khoa sẽ được bác sĩ xác định nguyên nhân và đánh giá tình trạng tụt lợi, từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liệu trình điều trị phù hợp.

6.1. Khi bị tụt lợi nhẹ

Với trường hợp tụt lợi nhẹ khoảng 3 – 5mm và nướu vẫn còn bám vào răng, các bác sĩ sẽ điều trị phục hồi nướu răng bằng cách bào láng gốc răng và cạo vôi răng. Sau đó, bạn sẽ được kê đơn gel ngậm chứa thành phần fluor hoặc các thuốc điều trị viêm nướu để tạo môi trường cho nướu phát triển. Phương pháp này sẽ giúp làm sạch các vi khuẩn có trong các túi giữa nướu và răng, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm và giúp nướu lành trở lại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp một số biện pháp điều trị tụt lợi nhẹ tại nhà bằng cách sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như sau:

  • Sử dụng mật ong: Mật ong được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và khử mùi rất tốt, sẽ giúp bạn xử lý mùi hôi miệng và vi khuẩn trong khoang miệng khi bị tụt lợi. Bạn hãy uống nước mật ong pha loãng mỗi ngày 1 lần để nướu khỏe mạnh hơn và bám chắc vào phần chân răng.
  • Sử dụng trà xanh: Trà xanh có chứa một lượng lớn catechin giúp củng cố mô liên kết giữa răng và nướu. Do đó, bạn có thể uống trà xanh thay nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng tụt lợi.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam cũng được nhiều người truyền tai nhau về khả năng điều trị tụt lợi nhờ tính mát, giúp nướu hồi phục và bám chắc vào răng hơn. Bạn chỉ cần lấy gel nha đam bôi trực tiếp vào phần tụt lợi hoặc có thể trộn gel nha đam với kem đánh răng và chải răng như bình thường.

6.1. Khi bị tụt lợi nhẹ 1

6.2. Khi bị tụt lợi nặng

Nếu tình trạng tụt lợi diễn biến nặng, chân răng bị lộ nhiều kèm theo tình trạng ê buốt răng, nướu sưng đỏ thì các bác sĩ sẽ cần tiến hành phẫu thuật để phục hồi các mô nướu đã mất. Có 3 phương pháp phẫu thật hiện được sử dụng, bao gồm:

  • Phẫu thuật vạt nướu có chân nuôi để khắc phục tình trạng tụt lợi với nhiều phương pháp cắt lợi như vạt bán nguyệt, vạt nhú lợi kép, vạt xoay chếch hay vạt trượt bên…
  • Phẫu thuật ghép nướu bằng cách lấy một lượng nhỏ mô từ một khu vực trong vòm miệng, sau đó ghép vào vị trí nướu cần thay thế.
  • Phẫu thuật vạt niêm mạc có đặt màng sinh học có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp để phục hồi mô nướu bị tổn thương.

Lời kết:

Như vậy có thể lấy rằng, lấy cao răng hoàn toàn không gây tụt lợi mà ngược lại, lấy cao răng thường xuyên mỗi 6 tháng một lần là biện pháp tối ưu giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tụt lợi. Do vậy, bạn không cần quá lo lắng về việc lấy cao răng xong bị tụt lợi mà hãy luôn để ý trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng mỗi ngày, đồng thời đi kiểm tra răng định kỳ để luôn có một hàm răng khỏe mạnh.

Tác giả: thuphuong - 24/05/2025

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Cao răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Đánh bóng răng là gì? Có nên đánh bóng thường xuyên?

Đánh răng nhiều lần có tốt không? 6 thói quen sai lầm cần tránh

Không đánh răng trước khi đi ngủ – Mối họa khôn lường

Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?

Bao lâu lấy cao răng 1 lần? – Câu trả lời từ chuyên gia

Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn?

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑