Người xưa thường nói “mặt lưỡi cày mọi nẻo gian nan”. Quan niệm này được không ít người tin tưởng và liên hệ trực tiếp với cuộc đời của mình. Vậy, thế nào là mặt lưỡi cày và tướng mặt này có thể được khắc phục được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là mặt lưỡi cày?
Mặt lưỡi cày là khuôn mặt có hình dáng tương tự lưỡi cày với phần xương hàm dưới dài và có xu hướng đẩy ra phía ngoài nhiều hơn bình thường. Cấu trúc này khiến tổng thể gương mặt mất đi sự cân đối và ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai, phát âm.
Một số đặc điểm rõ rệt của khuôn mặt lưỡi cày gồm:
- Cằm nhọn, chìa ra phía trước, chiều dài cằm lớn hơn 1/3 chiều dài khuôn mặt.
- Mặt gãy ở tại phần xương hàm khi nhìn nghiêng (giống như lưỡi cày).
- Góc hàm vuông vức, thô cứng.
- Đình mũi – cằm – môi không nằm trên một đường thẳng.
- Gò má cao, đầy đặn.
- Trán cao, hẹp.
- Khi nhìn nghiêng, phần trán, má, mũi thấp hẳn so với phần cằm.
Nguyên nhân gây ra mặt lưỡi cày
Đa số trường hợp mặt lưỡi cày đều xuất phát từ yếu tố di truyền. Bởi lẽ, sự phát triển và hình dáng xương hàm được quy định bởi gen di truyền. Vậy nên, trong gia đình có ông bà, bố mẹ sở hữu khuôn mặt lưỡi cày thì các con cũng có tỷ lệ dáng mặt này cao hơn bình thường.
Ngoài ra, khuôn mặt lưỡi cày cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
- Thói quen xấu: Gặp phải ở những trẻ nhỏ hay có thói quen đẩy lưỡi, mút tay khiến cung răng bị thay đổi, ảnh hưởng đến dáng mặt.
- Khớp cắn ngược: Khiến hàm phát triển quá mức, đẩy về phía trước, cung răng và xương hàm lệch hẳn ra ngoài làm phá vỡ sự cân đối của khuôn mặt.
- Bệnh lý: Thường gặp như bệnh vẩu xương hàm dưới, thiếu phối hợp xương hàm dưới, lùi xương hàm trên, vẩu xương ổ răng dưới,…. có thể gây biến dạng mặt, khiến nửa mặt dưới dài bất thường.
Để biết nguyên nhân gây ra tình trạng mặt lưỡi cày, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được chẩn đoán chính xác. Các phương pháp thăm khám có thể bao gồm: khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh ( X – quang, MRI) và xét nghiệm máu. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng cụ thể của người bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Mặt lưỡi cày là tướng tốt hay xấu?
Trên phương diện thẩm mỹ, mặt lưỡi cày không phải là dáng mặt được yêu thích. Thậm chí, nhiều người cho rằng khuôn mặt lưỡi cày có thể “nhấn chìm” nét đẹp của tất cả ngũ quan. Tỷ lệ khuôn mặt thiếu cân đối gây ra tâm lý tự ti, cản trở giao tiếp. Điều này làm mất đi các mối quan hệ và giảm cơ hội phát triển sự nghiệp.
Bên cạnh đó, khớp cắn của người có khuôn mặt lưỡi cày bị sai lệch gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng răng va chạm vào môi khi ăn gây chảy máu. Thức ăn không được nhai kỹ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, hóc hoặc nghẹn khi ăn.
Cung răng không khép kín gây khó khăn khi phát âm, giọng nói không chuẩn. Ngoài ra, sai lệch khớp cắn khiến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đảm bảo, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khớp cắn ngược có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm dẫn đến đau buốt nửa đầu hay gây ra các biến chứng trong bệnh lý tim mạch.
Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe và thẩm mỹ, khuôn mặt lưỡi cày cũng không được đánh giá cao trong quan niệm tướng số. Cụ thể:
Đàn ông mặt lưỡi cày
Đàn ông mặt lưỡi cày được cho là người trầm tính, khép kín và sống hướng nội. Họ luôn cẩn trọng trong mọi việc và nỗ lực hết sức trong mọi việc. Tuy nhiên, người mặt lưỡi cày lại không có quá nhiều mối quan hệ. Rào cản từ yếu tố ngoại hình khiến họ dễ phát sinh cảm giác tự ti, ảnh hưởng đến công việc.
Trong công việc, nam giới mặt lưỡi cày được đánh giá là người cần cù và có trách nhiệm. Tuy nhiên, tính cách thiếu tự tin khiến họ khó phát huy được hết thế mạnh của mình để trở thành người lãnh đạo. Vì lý do này, sự nghiệp của đàn ông mặt lưỡi cày khá trầm lặng, không có sự đột phá.
Trong tình cảm, người đàn ông mặt lưỡi cày khó tìm được người mình thương do sự mặc cảm của bản thân. Trong mối quan hệ, họ cũng dễ tổn thương và mất quyền chủ động. Vì vậy, hôn nhân của nam giới có khuôn mặt lưỡi cày thường thiếu cảm giác lãng mạn, phong phú và luôn tồn tại cảm giác bất an.
Tìm hiểu thêm: Nhân tướng học nhận định về người có môi trề
Phụ nữ mặt lưỡi cày
Phụ nữ có khuôn mặt lưỡi cày bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi định kiến và dèm pha của những người xung quanh. Chính vì vậy, họ có tính cách đặc trưng là nhút nhát, tự ti và sống khép mình. Một số người hình thành nên tính cách ghê gớm và thiếu sự thành thật đối với người xung quanh.
Ngoại hình không được đánh giá cao cùng với tính cách thiếu hoà đồng khiến vận số sự nghiệp của nữ giới mặt lưỡi cày không tốt. Họ không nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp, khó đạt được sự hài lòng của cấp trên, thậm chí dễ bị người khác dè chừng khi tiếp xúc. Bởi vậy, công việc của những người này khá trì trệ, không đạt được bứt phát, thiếu tính ổn định.
Trong tình cảm, những người phụ nữ mặt lưỡi cày không có nhiều lựa chọn. Họ dễ chịu tổn thương bởi sự so sánh, châm chọc, dèm pha của người xung quanh. Nội tâm yếu đuối khiến họ dễ phát sinh tâm lý bi quan, tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi.
Như vậy, mặt lưỡi cày không phải là dáng mặt tốt dù ở phương diện nào. Đây cũng là lý do khiến đa số người có tướng mặt này đều tìm cách để cải thiện vấn đề thẩm mỹ và sâu hơn là thay đổi vận số của mình. Đây là nhu cầu thiết thực và hoàn toàn có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp can thiệp chuyên khoa.
Kiểu tóc phù hợp cho gương mặt lưỡi cày
Điểm yếu lớn nhất của khuôn mặt lưỡi cày là nửa dưới mặt quá dài, gãy về phía trước và đường viền hàm góc cạnh khiến tổng thể gương mặt thô cứng, thiếu cân đối. Để giảm sự chú ý vào những điểm này, người có khuôn mặt lưỡi cày nên chọn những kiểu tóc dưới đây:
- Đối với nam: Tóc undercut hoặc uốn xoăn nhẹ và để mái giúp tạo độ phồng, “ăn gian” chiều dài khuôn mặt và che đi trán hẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể vuốt ngược phần mái dài để tạo hiệu ứng cho trán cao hơn.
- Đối với nữ: Ưu tiên để mái giúp che trán hẹp và tạo cảm giác mặt tròn hơn. Ngoài ra, kiểu tóc dài qua vai, uốn quăn hoặc uốn cụp phần lọn cũng giúp giấu đi góc hàm thô cứng.
Ngoài chọn kiểu tóc, người có khuôn mặt lưỡi cày nên tìm hiểu một số kỹ thuật đánh khối trong makeup. Điều này giúp cân bằng tỷ lệ ngũ quan trên khuôn mặt, tạo hiệu ứng cho chiếc cằm tròn và mềm mại hơn.
Cách khắc phục tình trạng mặt lưỡi cày
Thay đổi kiểu tóc hay makeup chỉ là biện pháp tạm thời nhằm “che giấu” khuyết điểm của khuôn mặt lưỡi cày. Nếu muốn thay đổi hoàn toàn, bạn cần được bác sĩ tư vấn và áp dụng các biện pháp can thiệp chuyên khoa. Điển hình như:
Niềng răng
Niềng răng là biện pháp khắc phục tình trạng mặt lưỡi cày do khớp cắn ngược (móm do răng). Bằng cách tạo ra lực co kéo, niềng răng giúp điều chỉnh vị trí và phương dáng của răng trên cung hàm, đồng thời tạo sự cân đối giữa hai xương hàm trên – dưới.
Sau điều trị, phần hàm dưới sẽ được thu gọn lại, giảm tình trạng chìa ra phía trước. Tỷ lệ ngũ quan trên khuôn mặt cũng hài hoà và trở nên cân đối. Quan trọng hơn, khớp cắn chuẩn giúp khắc phục được các vấn đề về ăn nhai, phát âm và giảm các nguy cơ mắc bệnh răng miệng, tiêu hoá.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng là không xâm lấn, bảo tồn răng thật nên ít đau đớn và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, chi phí niềng răng tương đối cao, khoảng 30.000.000 – 150.000.000 đồng/ ca, tuỳ vào loại niềng răng. Ngoài ra, bạn có thể cần từ 1.5 – 2 năm để kết thúc niềng răng và thấy được hiệu quả điều trị.
Tìm hiểu chi tiết về: Niềng răng cho người có khớp cắn ngược
Phẫu thuật thẩm mỹ
Phẫu thuật gọt hàm được chỉ định cho những trường hợp mặt lưỡi cày nghiêm trọng làm giảm hẳn khả năng ăn nhai và gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, đánh giá cấu trúc xương hàm nhô ra, từ đó tư vấn liệu trình gọt hàm với tỷ lệ phù hợp cho từng người bệnh.
Một cuộc phẫu thuật thường kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng. Người bệnh được gây mê trong thời gian thực hiện nên sẽ không cảm nhận được đau đớn. Sau khi tỉnh, khuôn mặt có thể bị đau nhức, sưng tấy, cứng hàm. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc mê như: mẩn ngứa, ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt,… Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ giảm dần trong khoảng 7 – 10 ngày.
Sau điều trị, khuôn mặt không chỉ được cải thiện về thẩm mỹ mà các chức năng ăn nhai, phát âm được khôi phục. Người bệnh có thể tự tin tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, làm việc bình thường. Ưu điểm của phẫu thuật thẩm mỹ là hiệu quả điều trị rõ ràng, thời gian thực hiện nhanh. Tuy nhiên, người bệnh đối diện với rủi ro biến chứng phẫu thuật và chi phí điều trị khá cao, khoảng 45.000.000 – 70.000.000 đồng/ ca phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm: Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như thế nào?
Khuôn mặt lưỡi cày thực sự là một trở ngại cho người sở hữu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể vượt qua trở ngại này bằng nhiều biện pháp và sự nỗ lực, tự tin vào bản thân. Nếu tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể đăng ký chuyên gia tư vấn kỹ hơn qua hotline: 093 186 3366.