Những thông tin chi tiết về niềng răng khớp cắn ngược luôn được nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về tình trạng này, mời tham khảo nội dung bài viết của Nha khoa Thúy Đức dưới đây!
Mục lục
Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược là một trong những sai lệch khớp cắn thường thấy nhất bên cạnh khớp cắn đối đỉnh và khớp cắn chéo. Tình trạng này có thể được gặp ở cả trẻ em và cả người trưởng thành. Khớp cắn ngược hay thường được gọi là hàm móm, khi hàm trên lùi sâu về sau và không thể bao phủ được hàm dưới như bình thường.
Khớp cắn ngược thường được biểu hiện khá rõ ràng và có thể quan sát được bằng mắt vì được biển hiện rõ ràng ở răng cửa. Tuy nhiên, để điều trị thì vẫn cần đánh giá, kiểm tra từ bác sĩ có chuyên môn. Để có hướng điều trị đúng cách, cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vậy nguyên nhân gây khớp cắn ngược là do đâu?
Nguyên nhân gây khớp cắn ngược
Nguyên nhân gây khớp cắn ngược được chia thành 3 nguyên nhân chính đó là: do răng, do xương và do cả răng và xương. Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định như sau:
Khớp cắn ngược do răng
Được biểu hiện ở chính răng cửa, khi nhóm răng hàm trên không thể bao phủ nhóm răng hàm dưới và còn lùi hẳn về sau. Răng cắn ngược thường đi kèm với răng khấp khểnh nhưng đều có thể khắc phục bằng biện pháp niềng răng. Ở trẻ em, khớp cắn ngược do răng thường xuất phát từ nguyên nhân răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do thói quen trượt hàm.
Khớp cắn ngược do xương
Xương hàm trên kém phát triển trong khi xương hàm dưới phát triển quá mức. Với tình trạng này, cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật hàm.
Khớp cắn ngược do cả răng và xương
Trường hợp kết hợp cả 2 nguyên nhân trên.
Ảnh hưởng của khớp cắn ngược đến sức khỏe
Những sai lệch về khớp cắn là nguyên nhân khiến gương mặt mất đi sự hài hòa cân đối và còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Khớp cắn ngược có thể gây:
Mất thẩm mỹ cho gương mặt
Gương mặt mất đi sự thanh thoát, nhất là khi nhìn góc nghiêng, những người bị khớp cắn ngược thường bị gọi là “mặt lưỡi cày” khiến họ mất tự tin. Điều này có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
Tăng nguy cơ các bệnh về răng miệng
Khớp cắn ngược thường đi kèm với răng khấp khểnh nên rất khó vệ sinh. Hơn nữa, khớp cắn ngược có thể gây ra nguy cơ làm tổn thương men răng, khiến men răng dễ bị mòn và cũng gây khó vệ sinh răng miệng hơn. Đây chính là nguy cơ dẫn đến sâu răng và một số bệnh lý răng miệng khác.
Ảnh hưởng đến sức ăn nhai
Khớp cắn ngược ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai của chúng ta, khớp cắn không chuẩn có thể khiến thức ăn không được nghiền nát dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến phát âm
Thực ra, cách phát âm bị ảnh hưởng khá nhiều từ răng, lưỡi. Do đó, khớp cắn ngược có thể khiến bạn âm không chuẩn, không rõ chữ, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động giao tiếp.
Gây đau khớp thái dương hàm
Sai lệch khớp cắn không được điều trị sớm cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau khớp thái dương hàm.
Niềng răng khớp cắn ngược tại Nha khoa Thúy Đức
Nha khoa Thúy Đức là một trong những địa chỉ uy tín tại Hà Nội được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn khi nhắc đến chỉnh nha.
Tại Thúy Đức, có đầy đủ phương pháp niềng phổ biến hiện nay để khách hàng có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình. Các phương pháp đó là: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống/ tự động, niềng răng mắc cài sứ truyền thống/ tự động và niềng răng trong suốt Invisalign.
Thúy Đức cam kết chỉ sử dụng khí cụ chính hãng đến từ thương hiệu có danh tiếng, chọn lựa kỹ càng, được nhiều bác sĩ tin dùng. Ngoài ra, các loại máy móc được đầu tư đồng bộ nhằm phục vụ việc chẩn đoán hình ảnh, điều trị của bác sĩ được nhanh gọn, chính xác và hiệu quả.
Với tình trạng khớp cắn ngược, nha khoa đã điều trị thành công cho rất nhiều khách hàng, với nhiều tình trạng khác nhau: khớp cắn ngược ở trẻ em, khớp cắn ngược kèm khấp khểnh răng, khớp cắn ngược với khách hàng mất răng lâu năm,…
Về hiệu quả, nha khoa Thúy Đức luôn đặt sự hài lòng và sức khỏe răng miệng của khách hàng lên hàng đầu. Trải nghiệm niềng răng tại nha khoa được đánh giá rất tích cực, nhiều khách hàng còn giới thiệu người thân, bạn bè đến đây chỉnh nha.
Cùng tham khảo một vài hình ảnh niềng răng khớp cắn ngược tại nha khoa Thúy Đức dưới đây nhé:
Một số câu hỏi thường gặp
Có phải loại khớp cắn ngược nào cũng niềng răng được?
Khớp cắn ngược (móm) được chia làm 3 loại như bài viết đề cập ở trên, đó là: móm răng, móm hàm và móm hỗn hợp. Niềng răng cải thiện hiệu quả các trường hợp móm răng, và là biện pháp điều trị kết hợp với phẫu thuật trong trường hợp móm hỗn hợp. Còn đối với trường hợp móm hàm thì phẫu thuật mới là biện pháp là tốt nhất.
Hỏi đáp: Trẻ nhỏ điều trị khớp cắn ngược như thế nào?
Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu?
Thời gian điều trị khớp cắn ngược còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng của từng người, độ tuổi và phương pháp niềng nên thời gian niềng ở mỗi người là không giống nhau. Thông thường, thời gian niềng răng khớp cắn ngược là 1,5 – 2 năm. Các ca phức tạp có thời gian niềng trên 2 năm.
Niềng răng khớp cắn ngược có phải nhổ răng không?
Nhổ răng là việc làm cần thiết để niềng răng được hiệu quả, răng dịch chuyển nhanh và tốt hơn. Với tình trạng khớp cắn ngược cũng vậy, tùy vào tình trạng răng bác sĩ đưa ra phác đồ có cần nhổ răng hay không. Hiện nay, với sự phát triển của y học, cải tiến công nghệ và sử dụng các khí cụ hiện đại, nhiều trường hợp bệnh nhân không cần nhổ răng nhưng vẫn cho kết quả chỉnh nha cao.
Để được tư vấn chi tiết mời bạn liên hệ đến nha khoa Thúy Đức theo những thông tin dưới đây:
TRUNG TÂM CHỈNH NHA THUÝ ĐỨC
Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
Website: https://nhakhoathuyduc.com.vn/