Không ai mong muốn bị mất thiện cảm với mọi người trong khi giao tiếp bởi hơi thở nặng mùi, khó chịu. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều đã từng gặp tình trạng này mà không hề hay biết. Trong bài viết này, một số mẹo vặt chữa hôi miệng sẽ giúp bạn phần nào giảm được tình trạng hôi miệng.
1. Các mẹo vặt chữa hôi miệng hiệu quả
Một vài mẹo vặt chữa hôi miệng dưới đây là những mẹo đã được nhiều người áp dụng và thành công, cũng như được các bác sĩ công nhận về hiệu quả của nó. Các mẹo chữa hôi miệng dưới đây có thể áp dụng ngay tại nhà nên vô cùng tiện lợi và cũng rất hiệu quả.
1.1. Chanh tươi
Tất cả những thứ bạn cần cho mẹo chữa hôi miệng này chỉ là 1/4 quả chanh tươi và 100ml nước muối (có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha tại nhà). Sau khi hòa tan nước chanh vào muối, hãy sử dụng dung dịch này để súc miệng trước hoặc sau khi đánh răng sẽ cải thiện được tình trạng hôi miệng. Nhờ lượng lớn tinh dầu và chất acid, chanh tươi sẽ giúp khoang miệng của bạn luôn sạch sẽ với hơi thở thơm mát dài lâu, xóa tan sự lo lắng về hôi miệng mỗi khi trò chuyện với mọi người.
1.2. Gừng
Nước gừng thường được dùng để giữ ấm cơ thể vào mỗi buổi sáng mùa đông hoặc giúp ổn định huyết áp. Không chỉ có vậy, nước gừng ấm có thể pha chung với lá trà xanh để uống, giúp lưu thông khí huyết và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Vì vậy, một tách trà gừng mỗi buổi sáng sẽ giúp khoang miệng được sạch sẽ, khử mùi hôi hiệu quả.
1.3. Sữa chua
Sữa chua là loại thực phẩm được cả trẻ nhỏ và người lớn vô cùng yêu thích. Đây là sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics rất có lợi cho đường tiêu hóa. Sau khi các lợi khuẩn này vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn bất lợi, làm giảm sự hình thành các chất gây hôi miệng, từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng một cách hiệu quả hơn.
Các nghiên cứu cho thấy uống sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm hàm lượng hydrogen sulfide trong miệng. Vì chất này là thủ phạm chính gây hôi miệng nên uống sữa chua đúng giờ còn có thể ngăn ngừa các chất có hại trong miệng. Những vi khuẩn này có thể gây ra bệnh nướu răng hoặc mảng bám răng, nhưng cần lưu ý rằng chỉ có sữa chua tự nhiên mới có tác dụng như vậy, còn sữa chua có đường thì không thể có tác dụng như vậy.
1.4. Trà xanh
Các loại trà xanh cũng là một thức uống vô cùng phổ biến và rất tốt cho sức khỏe, đồng thời có nhiều chất chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn cao. Trong nhiều loại kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng, các nhà sản xuất thường bổ sung thêm các tinh chất trà xanh để làm tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng và giúp cho hơi thở thơm mát suốt ngày dài. Bạn có thể uống nước trà xanh hoặc dùng nước trà xanh để súc miệng nhằm cải thiện hơi thở có mùi.
1.5. Rau húng chanh
Rau húng chanh là loại rau phổ biến với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo nhiều người chia sẻ, rau húng chanh có hiệu quả tốt trong việc cải thiện tình trạng hôi miệng. Để thực hiện, bạn cần lá húng chanh phơi khô, sau đó được sắc thuốc như nấu thuốc bắc để thu được dịch đặc. Ngậm dịch sắc trong 5 – 7 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn có được hơi thở thơm tho, dễ chịu suốt ngày dài.
1.6. Baking soda
Baking soda có khả năng tẩy trắng răng, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ chứng hôi miệng khó chịu. Bạn hãy hòa một lượng baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó dùng để đánh răng. Mẹo vặt chữa hôi miệng này không chỉ giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn mà còn giúp răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp sử dụng baking soda 1 – 2 lần mỗi tuần vì nếu làm nhiều có thể gây bào mòn men răng.
1.7. Kẹo cao su và xịt thơm miệng
Kẹo cao su, xịt thơm miệng thường chứa các ion kim loại và các chất chống oxy hóa, từ đó giúp trung hòa các chất bay hơi gây hôi miệng. Đồng thời, thành phần tinh dầu và các loại hương trong sản phẩm kẹo cao su và xịt thơm miệng sẽ giúp xử lý tức thời tình trạng hôi miệng, giúp bạn tự tin trò chuyện và giao tiếp với mọi người.
Xem thêm: Bạn đã biết 6 loại nước súc miệng trị hôi miệng hiệu quả này chưa?
2. Các cách phòng ngừa hôi miệng hiệu quả
2.1. Thay đổi lối sống, sinh hoạt
Để tránh bị hôi miệng, hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá hay sử dụng các loại thức uống có cồn như bia, rượu,…và cà phê. Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng nhiều hơn bằng cách đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và kịp thời xử lý các vấn đề liên quan.
2.2. Kiểm soát chế độ ăn uống
Sử dụng các loại thực phẩm như hành, tỏi,… sẽ làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, các thực phẩm có chứa acid và các loại đường tự nhiên sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn trong khoang miệng phát triển gây hôi miệng. Do đó, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này và tăng cường bổ sung nhiều loại thực phẩm tăng tiết nước bọt như chanh, oliu, quả anh đào, kẹo ít đường… sẽ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng.
2.3. Uống nhiều nước
Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, bởi nước chiếm hơn 70% trong cơ thể của mỗi chúng ta. Tuy vậy, tùy vào tình trạng cơ thể và sự vận động của mỗi người, bạn có thể uống nước vừa đủ mà vẫn đảm bảo sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, uống nước sẽ giúp cuốn trôi các loại mùi, mảng bám trên răng và trong khoang miệng hiệu quả, giúp niêm mạc miệng không bị khô, từ đó làm giảm tình trạng hôi miệng do khô miệng.
2.4. Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất là 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, đặc biệt là đánh răng sau khi ăn. Đồng thời, bạn cũng nên làm sạch khoang miệng, lưỡi và chân răng, kẽ răng để loại bỏ các mảng bám trên lưỡi, các mảng thức ăn bám chặt trên bề mặt răng. Kết hợp các biện pháp để làm sạch răng miệng như dùng nước súc miệng, tăm nước, chỉ nha khoa,…. là các cách hiệu quả để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ. Ngoài ra, bạn nên thay mới bàn chải sau mỗi 2 – 3 tháng để đảm bảo vệ sinh và tránh bị hôi miệng nhé.
Có thể bạn quan tâm: Có nên cạo lưỡi hàng ngày? Cạo lưỡi thế nào là đúng?
Lời kết:
Trên đây là các mẹo và phương pháp phòng ngừa hôi miệng hiệu quả. Hãy bỏ túi ngay những tip nhỏ này để bạn có thể có được một hơi thở thơm mát suốt ngày dài nhé.