Nên trồng răng implant hay cầu răng sứ là băn khoăn của nhiều người với hơn 241.000 lượt tìm kiếm. Cả hai phương pháp đều sở hữu ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây, bác sĩ sẽ đưa ra phân tích cụ thể giữa trồng răng implant và cầu răng để mọi người hiểu rõ nhé.
Mục lục
1. Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant hay cấy ghép implant, cắm implant là phương pháp cấy ghép trụ implant (chân răng nhân tạo) vào xương hàm để thay thế phần chân răng cũ đã mất. Sau đó một mão sứ được gắn lên trên nhằm tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh với hình dáng và chức năng gần giống như răng thật.
Một chiếc răng implant hoàn chỉnh có cấu tạo gồm 3 phần chính là: trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ.
– Trụ implant
Trụ implant được làm từ Titanium nguyên chất với cấu trúc phía ngoài tương tự như hình dáng của chân răng. Hình dáng thuộc dạng trụ hoặc thuôn dần như đinh ốc. Phần bề mặt trụ có vòng xoắn liên tục xuôi chiều và được xử lý bằng các công nghệ hiện đại. Điều này giúp cho tế bào xương tự nhiên dễ dàng tích hợp với trụ implant dễ dàng, nhanh chóng, chắc chắn.
– Khớp nối abutment
Khớp nối abutment làm từ chất liệu kim loại hoặc sứ, với thiết kế 2 đầu. Mục đích là kết nối trụ implant trong xương hàm với mão răng sứ thành một thể thống nhất. Abutment sẽ được bắt cố định vào trụ implant khi các tế bào xương đã tích hợp thành công với bề mặt trụ răng.
– Mão răng sứ
Mão răng sứ có lõi rỗng, được thiết kế vừa vặn để úp vừa khít vào trụ implant. Tùy vào dấu răng của mỗi người mà mão răng sứ được chế tác riêng biệt, có hình dạng, màu sắc, kích thước tự nhiên như răng thật.
Sau khi đã gắn kết các bộ phận với nhau, bạn sẽ sở hữu chiếc răng mới chắc chắn và trắng đẹp như răng thật. Ngoài ra, trồng răng implant còn có nhiều điểm nổi bật như:
- An toàn, lành tính và không gây hại cho sức khỏe
- Khả năng ăn nhai tối ưu, chịu lực tốt, có thể ăn các thức ăn cứng, dai như răng thật.
- Trổng răng độc lập, không ảnh hưởng đến các răng lân cận
- Ngăn chặn biến chứng tiêu xương cùng nhiều vấn đề răng miệng khác sau mất răng. Hạn chế được tình trạng xô lệch răng, lệch khớp cắn, lão hóa sớm.
2. Làm cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ hay bắc cầu răng sứ là phương pháp giúp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định. Cơ chế của kỹ thuật này sử dụng hai chiếc răng bên cạnh răng mất để làm điểm tựa và chụp một cầu sứ lên trên.
Cầu răng sứ bao gồm từ 2, 3 hoặc 4 răng gắn liền với nhau. Trong đó, hai bên răng đã mất sẽ được sử dụng để làm trụ đỡ cho cầu răng. Phần răng sứ có màu sắc tự nhiên giống với răng thật.
Cầu răng sứ được chia thành nhiều loại như cầu răng sứ truyền thống, cầu răng sứ cánh dán, cầu răng sứ nhảy.
– Cầu răng sứ truyền thống
Cầu răng sứ truyền thống là dạng phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ các răng làm trụ, giúp tạo đủ khoảng trống để chụp phần mão sứ lên trên. Giữa các răng trụ sẽ là một cầu răng sứ gắn liền để thay thế cho các răng đã mất.
– Cầu răng cánh dán
Cầu răng cánh dán có sự khác biệt khi không yêu cầu mài men răng thật. Do vậy khách hàng bảo tồn được 100% răng thật. Phương pháp này được áp dụng cho vùng răng trước nó được tạo thành bởi răng giả và một dải kim loại (gọi là cánh dán). Cánh dán sẽ được cố định vào các răng trụ nằm ở 2 đầu khoảng mất răng bằng xi măng nha khoa, ở giữa là răng giả.
– Cầu răng sứ nhảy
Cầu răng sứ nhảy thích hợp cho vùng răng cửa và răng cửa bên. Những vị trí này không yêu cầu dùng lực nhai nhiều như răng hàm. Cầu răng sứ nhảy tương tự như cầu răng sứ truyền thống nhưng điểm khác biệt là trụ răng chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở 1 bên, chứ không phải nằm ở cả 2 bên của khoảng mất răng.
Những ưu điểm nổi bật của cầu răng sứ là khả năng phục hình răng nhanh chóng chỉ trong vài ngày. Chi phí cũng tiết kiệm hơn.
3. So sánh trồng răng implant và cầu răng sứ
Nếu đang băn khoăn giữa trồng răng implant và cầu răng sứ có những ưu điểm, hạn chế ra sao, dưới đây sẽ là bảng tổng hợp chi tiết cho mọi người nhé.
TIÊU CHÍ | TRỒNG RĂNG IMPLANT | CẦU RĂNG SỨ |
KỸ THUẬT | Cắm trụ implant trực tiếp vào xương hàm. Sau đó implant và xương hàm tích hợp cứng chắc. Implant đóng vai trò như 1 chân răng thật. | Mài 2 hoặc nhiều hơn những răng kế cận để bắt cầu sứ. |
KHẢ NĂNG
ĂN NHAI |
Hồi phục đến 99% khả năng ăn nhai. Do răng implant tạo ra khả năng cảm biến thức ăn, cảm nhận vị ngon món ăn. | Hồi phục đến 80% khả năng ăn nhai. Giúp chỉnh sửa và tái phân chia lực cắn bình thường trở lại, đến các vùng vị tổn thương do mất răng. |
TÍNH THẨM MỸ | Tính thẩm mỹ cao, răng trồng có hình dáng và kích thước hài hòa với răng thật. | Tính thẩm mỹ cao, răng có hình dáng, kích thước, màu sắc hài hòa với các răng còn lại |
ĐẢM BẢO SỨC KHỎE | Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm | Có thể bị tiêu xương hàm |
THỜI GIAN THỰC HIỆN | Thời gian thực hiện dài hơn, có thể hoàn thành sau 3- 6 tháng. | Thời gian thực hiện ngắn, có thể hoàn thành sau 2- 3 cuộc hẹn. |
THỜI GIAN
SỬ DỤNG |
Tuổi thọ sử dụng trọn đời nếu chăm sóc tốt. | Tuổi thọ cầu răng từ 5-15 năm và có thể lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. |
HẠN CHẾ | Chi phí cao | Phải mài cùi răng hai bên.Điều này làm mất đi lượng lớn tế bào răng khỏe mạnh nên răng dễ bị suy yếu hơn |
Như vậy, bạn có thể thấy trồng răng implant và cầu răng sứ đều sở hữu ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên nếu xét về tính hiệu quả, trồng răng implant vẫn được đánh giá cao hơn. Phương pháp này mang đến răng giả có độ chắc khỏe không kém răng thật. Không làm tiêu biến xương, không cần mài răng hay tác động đến răng lân cận. Tính thẩm mỹ cao và duy trì độ bền thậm chí là trọn đời.
4. Nên trồng răng implant hay cầu răng sứ?
Nên trồng răng implant hay cầu răng sứ là băn khoăn chung của nhiều người chưa biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp. Trên thực tế, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Trường hợp phù hợp với trồng răng implant
Các trường hợp mất răng được bác sĩ khuyến khích thực hiện trồng răng implant bao gồm:
- Bị mất 1 chiếc răng ở vị trí bất kỳ (răng cửa, răng nanh, răng hàm).
- Bị mất nhiều răng liền kề hoặc ở vị trí tách biệt.
- Bị mất răng toàn hàm trên hoặc hàm dưới.
- Các trường hợp mất răng nhưng không muốn phục hình bằng cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.
Sau khi thăm khám cụ thể, nếu khách hàng đủ điều kiện thực hiện cấy ghép implant, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cụ thể. Đó là số lượng trụ răng phù hợp, mang đến giải pháp điều trị hiệu quả lâu dài. Bác sĩ cũng tư vấn chi tiết cho người bệnh về quá trình phục hình sắp tới, tư vấn kỹ thuật, thời gian thực hiện để khách hàng có sự chuẩn bị sẵn sàng.
– Các trường hợp chống chỉ định trồng răng implant
Các đối tượng trồng răng implant thường phải đạt điều kiện về sức khỏe răng miệng và toàn thân. Với những trường hợp dưới đây, bác sĩ khuyến cáo không nên trồng răng implant để đảm bảo an toàn điều trị.
- Người dưới 18 tuổi, xương hàm chưa phát triển hoàn thiện. Nếu can thiệp sẽ dẫn đến sự phát triển sai lệch của cấu trúc xương hàm.
- Người đang mang thai không nên cấy ghép implant. Vì trong quá trình này sẽ phải gây tê, gây mê, sử dụng kháng sinh,… ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
- Người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… Các đối tượng này khó cầm máu, khó kiểm soát biến chứng khi cấy ghép i
- Người mắc bệnh tâm thần, khó kiểm soát được hành vi của mình.
- Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Người đang trị xạ/hóa trị không thể thực hiện trồng răng implant.
Trường hợp phù hợp với cầu răng sứ
Ngoài trồng răng implant, làm cầu răng sứ cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Điển hình với các trường hợp dưới đây:
- Người có xương hàm không đủ khỏe hoặc có ít xương hàm để thực hiện cấy ghép
- Người đang điều trị ung thư, tiểu đường hoặc bệnh tự miễn dịch.
- Người có hai răng bị hỏng kế khoảng trống cần phục hình
- Người có nụ cười hở rõ phần đường nướu khá nhiều
Trong một số trường hợp, bác sĩ còn kết hợp dùng implant hỗ trợ cầu răng để tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Khi đó implant được đặt cách khỏng nhau tạo điều kiện cho việc làm sạch và bảo dưỡng dễ dàng hơn tránh tình trạng tiêu xương răng về sau.
– Các điều kiện quan trọng để thực hiện cầu răng sứ
Muốn thực hiện cầu răng sứ một cách thuận lợi và hiệu quả, bạn nên cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau:
- Các răng xung quanh cầu răng phải chắc và khỏe mạnh vì đó là điều kiện tiên quyết để có một cầu răng ổn định lâu dài.
- Sau khi làm cầu răng, bạn nên ăn đồ mềm, mịn, nhai miếng nhỏ, không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Hạn chế thức ăn nhiều đường và có hại cho sức khỏe, vì chúng thúc đẩy quá trình tích tụ mầm bệnh và vi khuẩn gây sâu răng tại răng trụ bị tổn thương.
- Bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và chăm sóc răng tại nhà tốt nhất để duy trì tình trạng ổn định của cầu răng.
Với đầy đủ thông tin ở trên, bạn đã hiểu rõ những ưu điểm của trồng răng implant và cầu răng sứ. Dù chọn phương pháp nào thì điều quan trọng hơn cả vẫn là tìm đúng địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại. Sau khi đã được thăm khám cẩn thận gồm sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.