Trong dân gian thường lưu truyền mẹo nhét muối chữa sâu răng. Cách làm rất đơn giản, chỉ là bỏ một nhúm muối nhỏ vào quanh chiếc răng sâu hoặc lỗ răng sâu và ngậm như vậy khoảng 30 phút rồi súc miệng. Theo bạn, cách làm này có hiệu quả hay không? Cùng lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ nha khoa Thúy Đức nhé!
Mục lục
Nhét muối vào răng sâu có thể khỏi sâu răng không?
Theo bác sĩ tại nha khoa Thúy Đức cho biết, nhét muối vào răng sâu không thể chữa khỏi sâu răng. Mặc dù muối có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nhẹ và có thể giảm đau răng ở mức độ nhất định, nhưng việc đưa muối vào sâu răng không có tác dụng tốt trong việc điều trị sâu răng.
Cách làm này thậm chí có thể gây kích ứng nướu và làm tình trạng tệ hơn, đặc biệt là với những người có nướu nhạy cảm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên áp dụng cách này, mà chỉ nên dùng nước muối hòa loãng, hoặc tốt hơn là dùng nước muối sinh lý để súc miệng, giúp hỗ trợ việc vệ sinh răng miệng tại nhà.
Xem chi tiết: 5 cách pha nước muối ngậm khi đau răng và lưu ý cần biết
Để điều trị dứt điểm sâu răng, bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để được tư vấn và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp.
Một số cách trị sâu răng tại nhà nên tránh
Không chỉ với mẹo nhét nước muối vào răng, các bác sĩ cũng cảnh báo người bệnh không nên áp dụng một số mẹo chữa sâu răng dân gian dưới đây để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng:
Nhét chè khô vào răng sâu
Chè khô là dạng chế biến từ lá trà tươi sau khi trải qua các công đoạn sấy hoặc sao để loại bỏ hàm lượng nước, giúp bảo quản trà được lâu hơn và tạo ra hương vị đặc trưng.
Lá trà xanh, có công dụng kháng viêm kháng khuẩn hiệu quả nhờ vào hàm lượng cao các hợp chất polyphenol, đặc biệt là EGCG (epigallocatechin gallate).
EGCG có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút và nấm, giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, Polyphenol trong lá chè có thể ức chế các hoạt động của các yếu tố gây viêm, giúp giảm sưng tấy, đau nhức và các triệu chứng viêm khác.
Từ chính tác dụng này của lá trà, nhiều người có thể hiểu lầm là nó có khả năng chữa được sâu răng hay đau răng sâu, nhưng thực tế không thể chữa được nguyên nhân cốt lõi gây sâu răng.
Bạn không nên nhét chè khô trực tiếp lên răng, làm như vậy hoàn toàn không thể điều trị được sâu răng. Nhưng bạn có thể ngậm nước lá chè xanh sau khi đã rửa sạch và vò nát, sau đó ngậm trong khoảng 3-5 phút để giảm đau và làm dịu nướu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ tạm thời và không thể thay thế cho việc điều trị nha khoa chuyên nghiệp.
Nhét lá thuốc lào vào răng sâu
Trong y học cổ truyền, lá thuốc lào thường được sử dụng để chữa rắn cắn, cầm máu bằng cách giã nát và bôi trực tiếp lên vết thương. Chính vì điều này, có thể nhiều người hiểu lầm rằng đắp bã lá thuốc lào lên răng cũng sẽ trị được sưng tấy, đau răng sâu.
Ngậm rượu tỏi hoặc rượu cau
Ngoài cách trị sâu răng tại nhà bằng lá chè hay thuốc lào, nhiều người cũng nghĩ ra mẹo trị sâu răng lạ lùng không kém, bằng cách ngậm rượu tỏi hoặc rượu cau trong miệng. Có những ngộ nhận cho rằng rượu ngâm những chất này càng làm tăng công hiệu kháng viêm kháng khuẩn giúp răng bớt đau và nhanh khỏi hơn. Nhưng thực tế đây chỉ là lời thổi phồng thần thánh, không đáng tin.
Lời khuyên:
Thông tin sai lầm về việc sử dụng rượu để chữa sâu răng đang lan truyền rộng rãi, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Theo phân tích của chuyên gia nha khoa, việc ngậm rượu để chữa sâu răng hoàn toàn không hiệu quả và có thể gây hại:
- Kích ứng và tổn thương nướu: Mặc dù cồn trong rượu có thể có tác dụng diệt khuẩn nhất định, nhưng rượu tương đối khó chịu và có tác dụng làm giãn mạch máu. Khử trùng bằng cồn có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau răng và gây ra kích ứng cục bộ đối với răng. Rượu có tính chất kích thích mạnh, khi tiếp xúc với vùng tổn thương do sâu răng sẽ gây bỏng rát, sưng tấy, làm tình trạng thêm tệ hơn.
- Không tiêu diệt được vi khuẩn sâu răng: Sâu răng là do vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Rượu không có khả năng tiêu diệt triệt để vi khuẩn, thậm chí còn tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Làm chậm quá trình điều trị: Tin theo và áp dụng phương pháp sai lầm này sẽ khiến bạn chần chừ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ bác sĩ nha khoa, khiến cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng và khó chữa trị hơn.
Hỏi đáp: Con sâu răng có tồn tại không?
Khi phát hiện răng sâu nên làm gì?
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó hơn 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi.
Ở người cao tuổi và người trưởng thành, có hơn 80% người có sâu răng vĩnh viễn; hơn 60% trẻ em và hơn 80% người lớn có viêm lợi, viêm quanh lợi, viêm quanh răng; hơn 30% người trưởng thành trở lên có túi mủ bệnh lý quanh chân răng, làm cho răng lung lay và đây cũng là ổ nhiễm khuẩn lớn.
Từ đây cho thấy, bệnh sâu răng là vấn đề nha khoa cực kỳ phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Việc chăm sóc và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện sâu răng, việc quan trọng nhất là phải xử lý nó ngay để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những bước bạn có thể thực hiện tại nhà và khi đi đến phòng khám:
Tại nhà
Hãy duy trì vệ sinh răng miệng: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
Chải răng theo chiều dọc, nhẹ nhàng, bao gồm cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch sâu kẽ răng.
Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride: Nước súc miệng chứa fluoride có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.
Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường: Thức ăn và đồ uống có đường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng.
Nên chọn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Tìm hiểu thêm: Ăn kẹo gây sâu răng – mối liên hệ giữa đồ ngọt và sức khỏe răng miệng.
Lưu ý:
Khi phát hiện sâu răng tại nhà, bạn nên hạn chế những hành động có thể làm tăng nguy cơ tổn thương hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sâu răng như dùng các vật nhọn chọc vào lỗ sâu răng hoặc ý nhổ răng sâu ngay cả khi nó đã lung lay rất nhiều. Và trên hết, tuyệt đối không áp dụng các mẹo trị sâu răng dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Tại phòng khám
Hẹn gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức: Điều trị sâu răng sớm có thể ngăn chặn sự phát triển của sâu và tránh tình trạng đau đớn và tổn thương nghiêm trọng hơn cho răng và nướu.
Xét nghiệm và chụp hình răng: Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra sâu răng và có thể thực hiện các xét nghiệm như chụp hình răng để đánh giá mức độ tổn thương và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Điều trị sâu răng: Tùy thuộc vào mức độ sâu răng, bác sĩ có thể sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Sâu răng gây ra những triệu chứng đau nhức rõ rệt, cách điều trị tốt nhất là trám răng ở giai đoạn sớm để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Nếu sâu răng ở giai đoạn nặng có khả năng cần điều trị tủy răng và bọc mão sứ phục hồi để có thể bảo tồn được răng tốt. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể phải nhổ răng.
Xem thêm: Trẻ 4 tuổi điều trị răng sâu thế nào?
Hỏi và tìm hiểu: Sau khi điều trị sâu răng, hãy chủ động hỏi bác sĩ về cách phòng ngừa và chăm sóc răng miệng tại nhà để ngăn ngừa sâu răng tái phát. Bác sĩ nha khoa sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng răng miệng của bạn.