Răng hàm bị sâu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ, răng bị nứt vỡ hoặc yếu,… Chúng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai, sức khỏe, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm khác. Tìm hiểu ngay thông tin dưới đây để biết trường hợp nào cần nhổ răng hàm bị sâu? Quy trình thực hiện ra sao nhé!
Mục lục
Vì sao răng hàm thường bị sâu?
Mỗi chiếc răng hàm đều đóng vai trò quan trọng khi ăn nhai (trừ răng khôn). Tuy nhiên vì chúng nằm ở bên trong, răng có các rãnh lõm trên bề mặt nên dễ bị vi khuẩn tấn công, phá hủy men răng. Ngoài ra, răng hàm khuất sâu nên dù bị sâu cũng khó phát hiện từ sớm. Khi bạn thấy những dấu hiệu rõ ràng hơn, ăn uống bị đau nhức thì đã ở mức độ khá nặng.
Sâu răng hàm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày. Đóng vai trò nghiền thức ăn, răng bị sâu làm cho vụn thức ăn dễ mắc lại, tạo cảm giác khó chịu trong miệng. Nếu lớp men răng bị mất quá nhiều, lực nhai ở chiếc răng giảm đi, bạn khó ăn được món ăn dai và cứng. Lâu dần răng hàm còn đau nhức, ê buốt kéo dài.
Răng hàm bị sâu, không điều trị kịp thời, nhanh chóng rất dễ lây lan sang vùng răng xung quanh. Một khi răng bị sâu nặng, ảnh hưởng đến tủy và còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bị sâu răng hàm phát triển qua những giai đoạn nào?
Sâu răng hàm phát triển liên tục từ mức độ nhẹ đến nặng với nhiều biểu hiện khác nhau. Nếu chú ý một chút có thể bạn sẽ phát hiện từ sớm.
Giai đoạn 1: Sâu men răng
Sâu men răng là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn tạo ra một vùng tổn thương rõ rệt, bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Lúc này, răng có màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy. Khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, bạn có cảm giác ê buốt, gây đau nhức mức độ nhẹ.
Đọc thêm: Răng sâu nhẹ nên làm gì?
Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Sâu ngà răng là sự xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to ra. Sâu răng ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần men răng còn lại. Bạn sẽ có những triệu chứng rõ rệt về cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu.
Giai đoạn 3: Viêm tủy
Sâu răng nặng do vi khuẩn tấn công vào tủy dẫn tới viêm tủy. Giai đoạn này có thể dẫn tới nhiều biến chứng như lỗ sâu to dần, bị nhét thức ăn, đau nhức liên tục với mức độ tăng dần. Ngoài ra bạn còn thấy răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.
Tìm hiểu chi tiết về: Răng sâu độ 3
Giai đoạn 4: Chết tủy
Khi bị viêm tủy nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều sẽ tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp. Điều này dẫn tới tình trạng áp xe, chết tủy.
Sâu răng hàm là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên sâu răng hàm có nên nhổ hay không còn phụ thuộc vào mức độ sâu răng. Trong điều trị nha khoa hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại giúp giữ lại răng thật toàn vẹn nhất để không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Nhổ răng hàm bị sâu trong trường hợp nào?
Trường hợp không cần nhổ răng hàm bị sâu
Sâu răng hàm được bảo tồn trong trường hợp sâu răng nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng quá lớn đến phần chân răng, cụ thể như sau:
- Răng hàm bị sâu được phát hiện sớm, mức độ sâu chỉ dừng ở lại phần men răng. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và tiến hành trám răng, hàn răng để xử lý triệt để ổ sâu răng
- Khi răng hàm hàm sâu vào phần tủy răng nhưng chưa ảnh hưởng sâu đến chân răng, phần ngà răng còn nguyên vẹn. Bác sĩ sẽ được tiến hành điều trị tủy và trám đầy thân răng. Ngoài ra, bác sĩ có thể bọc sứ răng bị sâu để bảo tồn răng
Khi đã xử lý hết phần sâu răng và điều trị thành công, bạn cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, bảo vệ răng để không tái diễn. Nhất là với răng hàm đã rút tủy, trám răng xong nhưng dễ bị vỡ, độ bền giảm do không còn tủy nuôi dưỡng thì đừng ăn đồ quá cứng.
Trường hợp sâu răng hàm cần nhổ bỏ
Sâu răng hàm cần nhổ bỏ trong trường hợp sau:
- Tình trạng sâu viêm quá nặng. Phần răng sâu gây kích thích tủy răng, vi khuẩn có nguy cơ tấn công chân răng và ăn sâu vùng xương hàm
- Sâu răng cụt phần chân răng, sâu răng kèm theo tụt lợi, viêm nha chu,…
- Răng khôn (răng số 8) mọc ngầm, mọc lệch gây viêm lợi trùm, đau nhức kéo dài,…
Khi tiến hành nhổ bỏ răng hàm, bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả như:
- Lực nhai của hàm bị giảm sút đáng kể, thức ăn được nghiền nhỏ một cách khó khăn hơn. Dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
- Nhiệm vụ nhai nghiền sẽ dồn cho các răng còn lại khiến chúng dễ yếu đi do chịu lực tác động lớn hơn bình thường trong một thời gian dài
- Lệch khớp cắn do không còn răng đối xứng với hàm đối diện gây sưng tấy nướu, viêm nha chu,…
- Biến chứng tiêu xương vùng răng hàm gây tình trạng răng xô lệch, lâu dài ảnh hưởng tới khớp cắn. Bên cạnh đó còn dễ biến dạng khuôn mặt, má hóp lại, da nhăn nheo, chảy xệ
Chính vì những lý do ở trên, bác sĩ khuyên bạn nên thăm khám sức khỏe răng miệng một cách thường xuyên. Khi đó sẽ sớm phát hiện tình trạng răng hàm bị sâu và có phương án điều trị kịp thời.
Quy trình nhổ răng hàm bị sâu chuẩn Y khoa
Nếu không biết quy trình nhổ răng hàm bị sâu trải qua những bước nào thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Bước 1: Thăm khám, chụp phim X-quang và tư vấn
Trước tiên, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra, thăm khám cẩn thận. Nhất là với người muốn nhổ răng khôn. Trong thời gian này, bạn có thể cung cấp một số thông tin liên quan đến tiền sử bệnh, ví dụ như có bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, máu khó đông, tim mạch,…
Tiếp đó bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng hàm bị sâu. Từ đó xác định mức độ khó nhổ của răng.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng
Tiếp theo, bác sĩ và y tá sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho khách hàng để đảm bảo quá trình nhổ răng không xảy ra biến chứng.
Bước 3: Tiến hành sát khuẩn và gây tê/ gây mê
Tuy chỉ là tiểu phẫu nhưng gây tê là điều bắt buộc trước khi nhổ răng hàm, nhất là nhổ răng khôn.
Sau khi đã gây tê/gây mê xong, bạn sẽ tạm thời bị tê liệt ở khu vực nướu xung quanh răng cần nhổ. Do vậy mà không cảm nhận được bất kỳ sự đau đớn hay khó chịu nào.
Bước 4: Nhổ răng hàm bị sâu
Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị hiện đại để loại bỏ chiếc răng hàm bị sâu. Quá trình này diễn ra cẩn thận, tỉ mỉ và cẩn thận. Thời gian có thể kéo dài từ 20 – 30 phút tùy trường hợp.
Bước 5: Khâu, đóng vết thương
Kết thúc quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ làm sạch thương lần cuối bằng nước tinh khiết. Sau đó khâu vết thương lại với chỉ nha khoa. Bạn cắn 1 miếng bông gòn để cầm máu và lưu lại nha khoa 30 phút để theo dõi.
Bước 6: Kê đơn thuốc & hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau cho khách hàng. Tiếp đó có một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng tại nhà. Nếu cần thiết sẽ hẹn lịch tái khám.
Biện pháp trồng răng sau khi nhổ răng hàm
Vì chiếc răng hàm có vị trí vô cùng quan trọng khi ăn nhai cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên gương mặt, bạn nên có kế hoạch phục hồi vị trí bị mất răng càng sớm càng tốt.
Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng cố định được áp dụng trong trường hợp mất răng, thiếu răng, đó là làm cầu răng sứ và cấy ghép implant.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng cố định phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant. Nhịp cầu là một hoặc nhiều răng bị mất. Cầu răng được gắn cố định trên các răng trụ, nhờ đó lấp đầy khoảng trống răng mất.
Ưu điểm của làm cầu răng sứ là thời gian thực hiện nhanh chóng, có cảm giác ăn nhai như răng thật. Cầu cứng chắc, độ thẩm mỹ cao. Tuy nhiên hạn chế là khó áp dụng nếu mất răng hàm số 7 khi chiếc răng khôn bên cạnh thường gặp biến chứng như mọc ngầm, mọc lệch sẽ mất đi một trụ cầu. Ngoài ra khi làm cầu răng sứ có thể cần chỉnh sửa như chữa tủy, làm thấp đi để phù hợp với yêu cầu của trụ răng. Chúng chỉ thay thế được phần răng ở trên chứ không thay thế được chân răng,…
Có thể bạn quan tâm: Tuổi thọ của cầu răng sứ là bao nhiêu năm?
Cấy ghép implant
Cấy ghép implant là phương pháp thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít nhằm thay thế chiếc răng bị hỏng bằng răng nhân tạo, có hình dáng và chức năng giống như răng thật. Các bộ phận của một chiếc răng implant bao gồm:
- Trụ implant: Đóng vai trò như một chân răng thật, được thiết kế dạng ren xoắn như ốc vít và được cấy vào xương hàm ở vị trí mất răng. Nó sẽ nâng đỡ cầu răng, mão răng hay một hàm răng giả để thay thế cho răng đã bị mất.
- Khớp nối Abutment: Là thành phần ở giữa, có chức năng kết nối trụ implant ở dưới và mão răng ở phía trên.
- Mão răng sứ: Là phần răng có hình dáng và chức năng giống như thân răng thật, gắn trên Abutment thông qua khớp nối.
Là công nghệ nha khoa hiện đại nhất, cấy ghép implant sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Giúp phục hình răng đã mất toàn diện, lâu dài. Răng implant hoàn chỉnh giống như một chiếc răng thật, độ bền cao và có chức năng nhai cũng như thẩm mỹ.
- Giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi. Điều này nhờ vào việc cấy ghép implant thay thế cho chân răng nên không làm tiêu xương răng.
- Tuổi thọ lâu bền, chức năng ăn nhai tốt. Nếu chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của implant có thể kéo dài trọn đời. Người bệnh trồng răng cũng có cảm giác ăn nhai như thật.
- Không làm ảnh hưởng đến răng khác khi cấy ghép implant chỉ thực hiện ở vị trí mất răng.
Như vậy so với làm cầu răng sứ thì cấy ghép implant có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn, giúp bạn phục hồi chiếc răng bị mất chỉ ở đúng vị trí đó, không làm ảnh hưởng đến răng kế cận. Chức năng ăn nhai cũng tốt hơn với độ chắc chắn khi có cả chân và thân răng. Độ bền được bảo hành trọn đời nếu chăm sóc tốt.
Đọc thêm: 4 loại implant được sử dụng phổ biến tại Việt Nam
Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng hàm bị sâu
Trước khi nhổ răng hàm bị sâu
- Nhổ răng hàm bị sâu là một ca tiểu phẫu trong nha khoa, đòi hỏi sức khỏe bệnh nhân phải đủ để đáp ứng trong suốt quá trình. Khi có tiền sử về bệnh máu khó đông, tim mạch,… hay đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy thông báo trước cho bác sĩ
- Nếu sức khỏe bạn chưa đảm bảo như đang bị sốt, cảm cúm, ho,… thì nên đợi khỏi bệnh mới tiến hành nhổ răng
- Phụ nữ đang có bầu, trong thời gian kinh nguyệt thì không nên nhổ răng
- Trước khi nhổ răng hãy ăn uống thật đầy đủ và giữ cho tinh thần thoải mái
Sau khi nhổ răng hàm bị sâu
- Bạn nên ở lại nha khoa khoảng 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe
- Chú ý trong ngày đầu tiên chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý. Đến ngày hôm sau mới đánh răng nhưng đừng để chạm vào vết thương
- Nếu thấy sưng đau thì nên chườm đá ngay. Bạn bọc vài viên đá vào vải sạch. Chườm nhẹ xung quanh má khoảng vài phút rồi cho ra. Nghỉ ngơi một chút và chườm tiếp đến khi thấy tốt hơn
- Chế độ dinh dưỡng trong ngày đầu tiên nên ưu tiên đồ mềm, mịn như cháo, súp,… Các ngày sau bạn có thể ăn bình thường.
- Không được ăn đồ cay, nóng, cứng, có nhiều vụn nhỏ. Không được uống bia rượu, chất kích thích trong những ngày đầu. Bạn cố gắng kiêng càng lâu càng tốt
- Uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Nhổ răng hàm bị sâu là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên nếu buộc phải làm thì hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín như Thúy Đức. Với đội ngũ bác sĩ tận tình, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại đảm bảo sẽ làm bạn hài lòng. Không chỉ nhổ răng hàm bằng công nghệ siêu âm mới nhất, nha khoa Thúy Đức còn ứng dụng cả phương pháp cầu răng sứ và cấy ghép implant chất lượng. Đặc biệt cấy ghép implant sử dụng trụ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Thụy Sĩ với độ bền cam kết lên tới hơn 25 năm hoặc trọn đời, cho khả năng ăn nhai như răng thật.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ