Khi bạn đang trong quá trình chỉnh nha, việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng là vô cùng quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, có thể nhiều người sẽ thắc mặc về việc có nên uống nước đá hoặc sử dụng các thực phẩm lạnh khi niềng răng hay không. Dưới đây, nha khoa Thúy Đức xin đưa ra một số lời khuyên dành cho bạn như sau:
Mục lục
Lời khuyên về việc uống nước đá khi niềng răng
Hạn chế uống nước đá vào một số thời điểm răng miệng nhạy cảm
Nước đá và các đồ uống lạnh có thể gây kích thích cho răng miệng, đặc biệt trong giai đoạn đầu niềng răng hoặc ngay sau khi vừa siết răng, răng và nướu còn nhạy cảm thì nên hạn chế uống nước đá để tránh làm tăng cảm giác khó chịu.
Hỏi đáp: Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?
Lắng nghe cơ thể
Thực tế, trải nghiệm niềng răng của mỗi người là khác nhau, ngưỡng đau khi niềng ngoài do yếu tố cơ địa còn phụ thuộc vào độ phức tạp của case chỉnh nha, kỹ thuật niềng răng của bác sĩ. Do đó, có người cảm thấy răng miệng thường xuyên đau nhức, nhưng cũng có những người trải qua giai đoạn niềng răng hoàn toàn nhẹ nhàng.
Nha khoa Thúy Đức hiểu rằng bạn có thể thỉnh thoảng thèm nước đá, đặc biệt là trong những ngày nóng bức. Nếu bạn cảm thấy bình thường và không gặp bất kỳ vấn đề gì khi uống nước đá, bạn vẫn có thể uống với lượng vừa phải. Khi uống nước đá, bạn có thể sử dụng ống hút thay vì uống trực tiếp. Việc này sẽ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp của nước đá với răng.
Tránh nhai đá viên
Chúng tôi khuyến cáo bạn nên tránh nhai đá viên trực tiếp vì hành động này có thể gây hại cho cả răng tự nhiên và các khí cụ niềng răng. Việc nhai đá có thể gây hư hại đến mắc cài và dây cung và thậm chí làm tổn thương răng.
Lưu ý khác:
Một số case chỉnh nha cần phải nhổ răng để đảm bảo khoảng trống cần thiết để di chuyển các răng khác vào vị trí chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp răng mọc chen chúc, khấp khểnh, hô hoặc móm.
Sau khi nhổ răng, mọi người không nên uống nước đá lạnh hay đồ ăn lạnh trong khoảng thời gian 24 – 48 giờ đầu tiên. Lý do là vì sau khi nhổ răng, phần mô lợi và các tổ chức xung quanh vị trí nhổ răng sẽ còn rất nhạy cảm. Uống nước lạnh có thể gây kích thích, đau rát và thậm chí làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng tới quá trình lành thương.
Tuy nhiên, mọi người có thể sử dụng bọc đá lạnh để chườm bên ngoài (áp má) để giảm sưng đau sau khi nhổ răng.
Bị ê buốt răng sau khi uống nước đá nên làm gì?
Thông thường, tình trạng ê buốt răng sau khi uống nước đá chỉ là tạm thời và sẽ tự hết trong thời gian ngắn. Bạn không cần điều trị gì đặc biệt cũng rất ít khi phải sử dụng thuốc giảm đau.
Để tình trạng ê buốt răng nhanh hết chỉ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và ăn uống như sau:
Hạn chế sử dụng thức uống lạnh và đồ ăn có tính axit:
Để giảm kích thích răng, hãy tránh uống nước lạnh và các loại đồ ăn có tính axit (hoa quả chua, đồ uống có gas…). Khi uống nước, hãy chọn nước ấm với nhiệt độ thích hợp để không gây kích thích cho răng nhạy cảm. Điều này giúp răng tránh khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ê buốt.
Tham khảo: List thực phẩm thân thiện nhất với bạn khi mang niềng răng
Dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm:
Các loại kem đánh răng này thường chứa các thành phần như Kali nitrat hoặc Stronti clorua, giúp giảm cảm giác ê buốt bằng cách làm dịu các dây thần kinh trong răng.
Một số sản phẩm kem đánh răng nhạy cảm phổ biến:
- Colgate Sensitive Pro-Relief: Chứa Kali Nitrat và Natri Florua.
- Sensodyne Repair & Protect: Chứa Stannous Fluoride và Arginin.
- Closeup Sensitive White: Chứa Kali Nitrat và Kẽm Citrate.
- P/S Sensitive Expert: Chứa Kali Nitrat và Silica.
Thay đổi thói quen đánh răng:
Hãy đánh răng nhẹ nhàng và sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu và men răng. Đánh răng theo hướng dọc và xoay tròn thay vì chà ngang để bảo vệ men răng tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Vệ sinh răng miệng khi niềng răng – hướng dẫn chi tiết nhất
Súc miệng với nước muối sinh lý:
Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn và giảm sưng đau. Hãy pha một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả.
Bạn cũng có thể súc miệng 2-3 lần mỗi ngày với nước ấm pha mật ong, trà hoa cúc hoặc 1 thìa dầu dừa.
Nếu tình trạng ê buốt kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ niềng răng để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để không làm ảnh hưởng tới tiến độ niềng răng mà vẫn đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn.
Hy vọng rằng những lời khuyên trên sẽ giúp bạn có một quá trình niềng răng thuận lợi và đạt được nụ cười hoàn hảo mà bạn mong muốn.