Sau khoảng thời gian chỉnh nha, ai cũng mong muốn nhận được kết quả mỹ mãn nhất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp niềng răng xong lại bị khớp cắn sâu và hoang mang không biết điều đó có ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ và sức khỏe sau này không? Làm sao để khắc phục? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Thế nào là khớp cắn sâu?
Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn, thể hiện sự bất cân đối của hai hàm trên và hàm dưới, tạo nên sự tương quan không hài hòa. Khớp cắn sâu ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt cũng như khả năng ăn nhai.
Làm sao nhận biết được khớp cắn sâu?
- Khi cắn chặt, răng hàm dưới không tiếp xúc với răng hàm trên. Ở mức độ nặng hơn, rìa răng ở hàm dưới sẽ không chạm vào răng ở hàm trên, mà chạm vào nướu trong của hàm trên.
- Tương quan giữa hàm răng trên và hàm răng dưới không đạt được tỷ lệ chuẩn, hàm răng trên sẽ bị che khuất hoàn toàn hàm răng dưới.
- Khi miệng ở trạng thái nghỉ, không thấy hoặc trông thấy rất ít răng hàm dưới.
- Đường nối trán – mũi – cằm nhìn nghiêng bị gãy khúc hoặc thẳng, tuỳ thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn của mỗi người.
- Hàm trên bao phủ hoàn toàn hàm dưới
Trong quá trình niềng răng, bạn nên để ý đến sự dịch chuyển của răng trên cung hàm thường xuyên. Từ đó phát hiện và điều trị kịp thời những biến cố ngoài ý muốn. Tránh để lâu ngày bởi sẽ rất khó để khắc phục.
Xem thêm: Dấu hiệu sai khớp cắn loại 1 và cách điều trị
Khớp cắn sâu ảnh hưởng như thế nào?
Vì là một dạng sai lệch khớp cắn nên ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
- Mất thẩm mỹ: Khớp cắn sâu khiến cho khuôn mặt thiếu cân đối, hài hòa, nụ cười sẽ bị mất thẩm mỹ, kém tự nhiên, từ đó tạo ra tâm lý tự ti trong giao tiếp.
- Mòn nặng toàn bộ mặt răng cửa của hàm trên, dẫn đến tình trạng lộ ngà, gây ê buốt trong ăn nhai.
- Bị đau và tổn thương nướu do rìa răng hàm dưới va chạm vào phần lợi của hàm trên, lâu ngày sẽ khiến cho nướu bị tổn thương nghiêm trọng, lâu dần sẽ gây ra viêm nhiễm, đau đớn.
- Gây tình trạng đau và rối loạn khớp thái dương hàm
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Do răng hàm dưới khó đưa ra ngoài hai hàm không chạm được vào nhau khiến việc cắn thức ăn khó khăn, ăn nhai không đảm bảo.
- Ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, phát âm khó nghe.
Tại sao niềng răng xong bị khớp cắn sâu?
Tình trạng này xảy ra do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nếu bạn đang trong quá trình niềng răng và đang mắc một hoặc vài nguyên nhân sau thì cần lưu ý nhé.
Nguyên nhân đầu tiên là do cấu trúc xương hàm và răng. Khi xương hàm trên quá to và quá dài, xương hàm dưới nhỏ và ngắn thì sẽ gây ra sự sai lệch khớp cắn. Nếu kích thước răng to, chúng sẽ mọc chen chúc, xô đẩy nhau, dẫn đến tình trạng nhiều răng sẽ bị chìa ra ngoài, gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân thứ hai là do chính các thói quen xấu hằng ngày như cắn móng tay, ngủ há miệng, đẩy lưỡi,… Tất cả những thói quen này đều ảnh hưởng lớn đến cấu trúc hàm, gây ra các dạng sai lệch khớp cắn trong đó có khớp cắn sâu.
Nguyên nhân thứ ba là bạn thực hiện niềng răng ở cơ sở nha khoa không chất lượng. Thông thường những nha khoa như vậy đội ngũ chuyên môn chưa có nhiều kinh nghiệm, tay nghề kém dẫn đến việc điều chỉnh lực kéo răng quá nhanh hoặc quá mạnh, ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của toàn bộ hàm, làm cho răng di chuyển sai vị trí, không đúng trên cung hàm như kế hoạch điều trị. Vì vậy, trước khi quyết định chỉnh nha, bạn nên tìm hiểu thật kĩ về cơ sở vật chất, bác sĩ điều trị cho mình, dịch vụ chăm sóc khách hàng của nha khoa đó. Tốt nhất là đi tham khảo ở một vài nha khoa trước rồi sau đó lựa chọn phòng khám mà bản thân thấy tin tưởng và phù hợp.
Nguyên nhân thứ tư là trong quá trình niềng răng vệ sinh răng miệng chưa đúng cách như chải răng quá mạnh, chải răng nhiều lần trong ngày. Điều này không gây hại cho men răng dẫn đến ê buốt, khó chịu khi ăn uống mà nếu duy trì thói quen này lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn, tác động vào sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.
Để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất, bạn nên tuân thủ đúng sự hướng dẫn của bác sĩ về cách ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng, hạn chế được những rủi ro xảy ra trong suốt quá trình chỉnh nha.
Niềng răng xong bị khớp cắn sâu phải làm sao?
Khi niềng răng xong mà thấy có dấu hiệu bị khớp cắn sâu, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và chụp phim X-quang một lần nữa để xác định lại tình trạng răng. Thông thường để khắc phục, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp niềng răng để dịch chuyển lại răng về vị trí chuẩn trên cung hàm.
Bạn có thể lựa chọn các phương pháp niềng răng sau:
Niềng răng mắc cài: Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn và tin dùng, khắc phục được những nhược điểm răng miệng như sai khớp cắn, răng hô, móm, thưa,… Hệ thống mắc cài và dây cung sẽ tác động lực lên răng, cùng với sự hỗ trợ của khí cụ niềng răng (nếu cần) sẽ đưa răng vào vị trí thẳng hàng với nhau, tạo nên khớp cắn chuẩn.
Xem chi tiết: Niềng răng mắc cài loại nào tốt nhất hiện nay?
Niềng răng trong suốt Invisalign: Phương pháp hiện đại nhất hiện nay, vừa đảm bảo về hiệu quả niềng răng vừa giúp người đeo thoải mái, tự tin trong suốt quá trình chỉnh nha mà không sợ bị lộ như mắc cài. Các khay niềng làm từ chất liệu SmartTrack có độ đàn hồi cao, ôm sát răng, giúp dịch chuyển răng chính xác hơn và tạo lực đẩy nhẹ, liên tục nên không đau trong quá trình niềng.
Đọc thêm: Niềng răng trong suốt có chữa được cười hở lợi không?
Nếu nguyên nhân bị khớp cắn sâu không phải do răng mà do cấu trúc hàm thì việc niềng răng sẽ không khắc phục được. Lúc này cần phải cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật hàm. Để thực hiện nhất thiết phải có sự phối hợp giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ chỉnh nha. Giải pháp này thường tốn kém khá nhiều chi phí và thời gian để phục hồi hoàn toàn.
Những người cần phẫu thuật phải trên 18 tuổi, có sức khỏe tốt, đáp ứng được các tiêu chí mà bác sĩ đưa ra. Trong nhiều trường hợp, khách hàng bị khớp cắn sâu cần phẫu thuật và kết hợp thêm đeo niềng.
Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội
Hơn 18 năm thành lập và phát triển, nha khoa Thúy Đức đã điều trị thành công hơn 5000 ca niềng răng cho khách hàng, trong đó có rất nhiều trường hợp khớp cắn sâu khó và phức tạp.
Với tôn chỉ “Xây nụ cười bằng cả trái tim, các bác sĩ tại nha khoa luôn cố gắng đem đến sự thoải mái và an tâm nhất cho khách hàng. Quy trình chỉnh nha được đảm bảo theo trình tự rõ ràng, chuẩn xác. Nha khoa luôn chú trọng vào việc cập nhật hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại nhất, nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Từ đó việc điều trị khớp cắn sâu cũng trở nên đơn giản hơn và đạt được hiệu quả tốt nhất. Đến với nha khoa Thúy Đức, bạn không chỉ có được nụ cười mới rạng rỡ, tự tin, hàm răng đều đặn, khỏe mạnh mà còn được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm và đầy ấm cúng.
Hiện nay, nha khoa đang sử dụng 2 phương pháp niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Khi tư vấn, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp phù hợp nhất với tình trạng và điều kiện của khách hàng. Dù niềng răng mắc cài hay Invisalign thì cũng chỉ có một kết quả là hàm răng đều đẹp như ý muốn.
Khi điều trị khớp cắn sâu tại nha khoa, bạn sẽ được chụp phim X-quang ngay tại phòng khám. Từ đó bác sĩ đánh giá mức độ sai lệch, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng của bạn. Để đảm bảo quyền lợi trong suốt quá trình chỉnh nha, bạn sẽ được ký hợp đồng với nha khoa. Đọc kĩ hợp đồng để biết rõ những lợi ích của mình khi sử dụng dịch vụ bạn nhé.
Với mỗi giai đoạn niềng răng, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể như nhổ răng, bắt vít,… Điều này sẽ được thông báo trước để khách hàng chuẩn bị trước tâm lý cũng như sức khỏe. Để kế hoạch niềng răng diễn ra theo đúng tiến độ, bạn cần đến tái khám đúng lịch hẹn bởi bác sĩ sẽ có những điều chỉnh giúp răng dịch chuyển dần về đúng vị trí trên cung hàm. Thông thường mỗi lần tái khám sẽ cách nhau từ 4-6 tuần.
Nếu trong quá trình điều trị, ngay khi thấy có dấu hiệu không ổn hoặc mắc các bệnh lý răng miệng, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương án khắc phục kịp thời. Một lưu ý quan trọng là sau khi tháo niềng, cần đeo hàm duy trì để bảo toàn kết quả niềng răng, tránh tình trạng tái xô lệch. Thời gian đeo hàm duy trì tốt nhất là bằng với thời gian đeo niềng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cách xử lý tình trạng bị khớp cắn sâu sau khi niềng răng.
Nếu bạn mong muốn được gửi gắm nụ cười cùng Nha khoa Thúy Đức, hãy liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE 086.690.7886 hoặc đến ngay phòng khám Nha khoa Thúy Đức để được bác sĩ tư vấn chính xác về phác đồ niềng răng của mình.
—————————————————————————————————————-
NHA KHOA THÚY ĐỨC
- Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Liên hệ: SĐT 093.186.3366 – 086.690.7886
- Ngày làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật